Giáo viên nêu giải pháp "gỡ rối" quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Chung Trang - Quang Đại |

Việc phân bậc, xếp hạng giáo viên dựa trên một số tiêu chí về bằng cấp, chứng chỉ vô hình trung tạo nên cuộc đua về văn bằng để hoàn thiện hồ sơ, để được tăng lương. Nhiều giáo viên kiến nghị nên bãi bỏ yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, thay vào đó là các tiêu chí đánh giá giáo viên dựa trên trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, trong đó có tham khảo ý kiến của học sinh và phụ huynh.

Cần có quy định chuyển tiếp

Câu chuyện về quy định sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các chứng chỉ bồi dưỡng khác đối với giáo viên trong việc thi thăng hạng, bổ nhiệm vẫn chưa hết "nóng" trong nhiều ngày qua.

Hiện Bộ Nội vụ đang phối hợp với Bộ GDĐT và các bộ ngành liên quan rà soát, sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để gỡ rối những bất cập trong quy định về chức danh nghề nghiệp cho giáo viên nói riêng và tất cả viên chức nói chung.

Với ngành giáo dục, nhiều giáo viên cho rằng, khi áp dụng các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thì cần tổ chức như nào để đi vào thực chất, giúp giáo viên thực sự được nâng chuẩn và phục vụ tốt cho việc dạy học.

Cô Ph.T.V (giáo viên cấp 1 tại huyện Vũ Thư, Thái Bình) cho biết cô vừa hoàn thiện việc học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp dưới hình thức online. "Lớp học kéo dài cả tháng rất mất thời gian và công sức, nhưng các buổi học chỉ điểm danh, nói chuyện phiếm, gần như không thu được kết quả gì" - cô V. cho biết.

Cô Đ.T.B (giáo viên cấp 2 tại huyện Đông Hưng, Thái Bình) thì cho rằng cần có quy định chuyển tiếp khi áp dụng chùm 4 thông tư của Bộ GDĐT về tiêu chuẩn thăng hạng, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên.

Chỉ nên yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên được tuyển dụng sau ngày Thông tư có hiệu lực thi hành và đối với giáo viên có nhu cầu thăng hạng. Không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên đã bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp trước đó và những giáo viên gần đến tuổi nghỉ hưu.

Thay đổi cách đánh giá giáo viên

Quy định yêu cầu phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khi bổ nhiệm, thăng hạng viên chức hiện đang được quy định trong Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cũng quy định rõ các loại chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Chính phủ, ban hành năm 2017.

Trong đó quy định: Có “chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức” (Khoản 1 Điều 26). Từ quy định này, giáo viên các cấp từ mầm non, phổ thông công lập và giảng viên các cơ sở giáo dục đại học... cũng giống như viên chức các ngành/lĩnh vực khác - trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của mỗi hạng đều phải đáp ứng tiêu chuẩn: “Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp”.

Quy định về chứng chỉ trong việc bổ nhiệm, thăng hạng viên chức là quy định chung với tất cả các ngành, nhưng ngành giáo dục luôn “nóng” nhất. Lý do là giáo dục có số lượng cán bộ, công chức, viên chức nhiều nhất trong các ngành, với khoảng 1,5 triệu người. Thực tế sau khi tham dự các lớp học bồi dưỡng về chức danh nghề nghiệp, nhiều thầy cô thấy rằng nó không thực chất, gây lãng phí.

Vậy với ngành giáo dục, nên sửa các vướng mắc, bất cập về vấn đề thăng hạng, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp với giáo viên như thế nào?

Nhà giáo Lê Văn Vỵ- nguyên Giám đốc TTGDTX huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đề xuất: Bộ GDĐT cần xem xét kiến nghị bãi bỏ yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên, thay vào đó là các tiêu chí, yêu cầu về trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm và thành tích, hiệu quả công tác để đánh giá giáo viên.

Thứ hai, xem xét bãi bỏ, sửa đổi việc phân hạng giáo viên thành 3 hạng, tham khảo phương pháp đánh giá, phân loại giáo viên theo hướng đánh giá, xếp loại hàng năm, dựa trên kết quả công tác, có tham khảo ý kiến học sinh, phụ huynh.

Về bằng cấp, chỉ cần yêu cầu giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo. Việc giáo viên có bằng cấp cao hơn chỉ nên khuyến khích, chứ không đưa vào tiêu chí đánh giá thứ hạng giáo viên. Tăng cường chương trình, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng của nhà giáo.

Nhà giáo Lê Văn Vỵ cũng kiến nghị bãi bỏ các cuộc thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên dạy giỏi vì tạo áp lực lớn cho nhà giáo, mang tính hình thức và tiềm ẩn nhiều vấn đề tiêu cực. Giáo dục cần thay đổi bắt đầu từ quan niệm đi vào thực chất, chú trọng chất lượng, coi học sinh là trung tâm của môi trường giáo dục. Việc phân hạng giáo viên và đề ra các tiêu chí về bằng cấp, chứng chỉ, thành tích hội thi là vẫn theo tư duy cũ, coi người thầy là trung tâm của môi trường giáo dục.

Chung Trang - Quang Đại
TIN LIÊN QUAN

Rà soát tổng thể để loại bỏ những chứng chỉ không thực chất

Đặng Chung |

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét sửa đổi, bổ sung những quy định còn bất cập về các loại chứng chỉ trong bồi dưỡng, bổ nhiệm, thăng hạng... đối với viên chức đang nhận được sự đồng thuận của đội ngũ viên chức trên cả nước. Rất nhiều kiến nghị, mong muốn cơ quan chức năng cần rà soát tổng thể để loại bỏ những chứng chỉ không thực chất, mà lâu nay vẫn được ví là những “giấy phép con” hành đội ngũ công chức, viên chức.

Bộ Nội vụ sẽ “gỡ rối” bất cập liên quan đến chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Đặng Chung |

Trong công văn trả lời Báo Lao Động, Bộ Nội vụ cho biết, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước đội ngũ công chức, viên chức, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để kịp thời giải quyết những vướng mắc, bất cập khi triển khai các quy định mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên: Loại bỏ giấy phép con gây tiêu cực, lãng phí

Đặng Chung |

Các chứng chỉ tiếng Anh, tin học chỉ mang tính hình thức trong các kỳ thi thăng hạng, tuyển dụng đã tồn tại nhiều năm qua. Đi kèm với đó là bao kỳ thi gian lận, tạo nhiều áp lực, gánh nặng cho giáo viên. Chính vì thế, trước thông tin Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ bỏ các loại “giấy phép con” này trong tháng 12.2020, giáo viên cả nước bày tỏ sự vui mừng, bởi sẽ vơi đi một gánh nặng để chuyên tâm dạy học.

Giá vàng hôm nay 15.10: Vàng nhẫn phá mọi kỷ lục

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 15.10: Thị trường vàng thế giới giảm. Trong nước, giá vàng miếng SJC bất động, vàng nhẫn trơn tăng cao.

Vụ giáo viên tố bị cắt xén chế độ: Trường làm trái quy định

Hoài Phương |

Bình Định - Về vụ việc giáo viên tố bị cắt xén chế độ, TP Quy Nhơn xác định, nhà trường đưa môn võ cổ truyền vào trong chương trình chính khóa là trái quy định.

Trực đêm 12 giờ chưa mua nổi bát phở, nhân viên y tế mong sớm nâng phụ cấp

Lệ Hà |

Trong lúc áp lực công việc ngày càng tăng, lương cơ sở được điều chỉnh tăng tới 8 lần, phụ cấp trực của nhân viên y tế vẫn “duy trì bền vững” trong gần 15 năm nay với mức rất thấp. Do đó, đề xuất của Bộ Y tế về tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động ngành y.

Thủ đoạn của cán bộ địa chính xã ở Thái Bình vừa bị bắt giam

TRUNG DU |

Thái Bình - Dù không có chức năng, nhiệm vụ thu tiền và thực hiện quy trình làm hồ sơ cấp sổ đỏ cho người dân, Thịnh vẫn “nổ” làm được, chiếm đoạt tiền.

Sẽ cưỡng chế các hộ không chịu di dời để làm cao tốc Bắc Nam

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Huyện Lệ Thủy sẽ cưỡng chế thu hồi đất các hộ dân không chịu di dời để bàn giao cho nhà thầu thi công dự án cao tốc Bắc - Nam.

Rà soát tổng thể để loại bỏ những chứng chỉ không thực chất

Đặng Chung |

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét sửa đổi, bổ sung những quy định còn bất cập về các loại chứng chỉ trong bồi dưỡng, bổ nhiệm, thăng hạng... đối với viên chức đang nhận được sự đồng thuận của đội ngũ viên chức trên cả nước. Rất nhiều kiến nghị, mong muốn cơ quan chức năng cần rà soát tổng thể để loại bỏ những chứng chỉ không thực chất, mà lâu nay vẫn được ví là những “giấy phép con” hành đội ngũ công chức, viên chức.

Bộ Nội vụ sẽ “gỡ rối” bất cập liên quan đến chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Đặng Chung |

Trong công văn trả lời Báo Lao Động, Bộ Nội vụ cho biết, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước đội ngũ công chức, viên chức, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để kịp thời giải quyết những vướng mắc, bất cập khi triển khai các quy định mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên: Loại bỏ giấy phép con gây tiêu cực, lãng phí

Đặng Chung |

Các chứng chỉ tiếng Anh, tin học chỉ mang tính hình thức trong các kỳ thi thăng hạng, tuyển dụng đã tồn tại nhiều năm qua. Đi kèm với đó là bao kỳ thi gian lận, tạo nhiều áp lực, gánh nặng cho giáo viên. Chính vì thế, trước thông tin Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ bỏ các loại “giấy phép con” này trong tháng 12.2020, giáo viên cả nước bày tỏ sự vui mừng, bởi sẽ vơi đi một gánh nặng để chuyên tâm dạy học.