Lời khuyên dành cho học sinh đi du học sau khi tốt nghiệp THPT

Phùng Nhung |

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, rất nhiều bạn trẻ lựa chọn đi du học để tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai. Vậy các bạn cần chuẩn bị những gì?

Vừa háo lức, vừa lo lắng

Ấp ủ giấc mơ du học Hàn Quốc, Thảo Vân (Hà Nội) mong muốn được trải nghiệm một môi trường học tập mới và tiếp xúc với nền văn hoá mới. Nhưng cô bạn lại khá lo lắng khi không biết bắt đầu từ đâu và chi phí như thế nào. Trở ngại lớn nhất của Vân hiện tại là vấn đề kinh tế. Em lo sợ bố mẹ phải “vắt” hết của cải để có tiền lo cho em.

“Vì không có ai định hướng nên em vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, đăng ký vào trung tâm nào để học tiếng, mọi thứ khá mông lung. Nhà em không có điều kiện nên em không biết vừa học vừa làm thêm có đủ chi trả học phí không.

Hiện tại em chỉ còn lựa chọn duy nhất là đi du học vì em đã không điền vào đơn đăng ký xét tuyển nguyện vọng đại học trong nước" - Thảo Vân tâm sự.

Dự định chọn Nhật Bản là đất nước để học tập và sinh sống trong thời gian tới, Trần Hoàng (Thừa Thiên - Huế) tỏ ra vô cùng hào hứng. Cậu bạn đã lên kế hoạch và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ năm lớp 11. Tuy nhiên Hoàng khá lo lắng với việc phải sống xa gia đình và không kịp thích nghi với môi trường mới.

"Em thấy mình là người hướng nội và rụt rè nên quyết tâm lựa chọn đi du học để cải thiện tính cách của mình. Em vừa háo hức, vừa lo lắng không biết bản thân có thể thích nghi với con người, môi trường, hoàn cảnh sống bên Nhật hay không. Hiện tại em vẫn chưa tự tin để tự lập một mình, chưa tự tin để xa gia đình. Mong rằng trong thời gian tới bản thân có thể vững vàng tâm lý hơn” - Trần Hoàng bộc bạch.

Cần chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng

Dành lời khuyên cho các bạn trẻ có mục tiêu du học nước ngoài, Kiều Trinh - du học sinh tại Hà Lan - cho biết, những bước đi đầu tiên ai cũng gặp khó khăn nhưng quan trọng là tâm lý vững vàng không bỏ cuộc.

"Đi du học không chỉ đơn giản là xách balo tới một đất nước khác, đó là một hành trình rất dài, cần chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý, kiến thức, kinh tế và vốn ngoại ngữ thật tốt. Chưa kể khi chính thức đi du học bạn phải đối mặt với rất nhiều áp lực như học tập, làm thêm để trang trải cuộc sống.

Chương trình đào tạo ở nước ngoài khác so với Việt Nam, sự khác biệt này rất dễ làm du học sinh “sốc” trong thời gian đầu tiếp xúc. Ngôn ngữ mới, văn hóa mới, bạn bè mới, thầy cô mới… tất cả đều cần thời gian thích nghi. Quan trọng là các bạn chuẩn bị tâm lý thoải mái và sẵn sàng” - Kiều Trinh chia sẻ.

Nguyễn Quang An - du học sinh tại Trung Quốc khuyên các bạn học sinh nên chuẩn bị mọi thứ thật chỉn chu, đặc biệt là vấn đề kinh tế trước khi bước vào hành trình mới.

"Tôi đã từng chứng kiến nhiều bạn phải bỏ học giữa chừng vì không đủ điều kiện kinh tế để tiếp tục học hoặc một số bạn bị sa đà vào làm thêm mà quên đi nhiệm vụ chính là học tập.

Đi du học tạo cơ hội phát triển rất tốt, khi được trao cơ hội thì các bạn nên cố gắng nắm bắt chứ đừng bỏ lỡ, gây lãng phí tiền bạc và thời gian tại nước ngoài" - Quang An chia sẻ.

Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Nở rộ xu hướng học IELTS từ cấp 3: Mở rộng đường vào đại học, du học

Dương Anh |

Những năm gần đây, chứng chỉ ngoại ngữ IELTS đã trở thành mục tiêu phấn đấu của nhiều em học sinh cấp 3. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi học sinh cần vạch ra cho mình lộ trình học tập cụ thể, vừa giúp các em đạt kết quả như mong muốn vừa giảm bớt áp lực thi cử.

Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?

QUANG ĐẠI |

Sự việc một nam sinh ở Nghệ An được nhiều trường đại học ở nước ngoài có thư mời nhập học và cam kết tài trợ học bổng nhưng em này lựa chọn học đại học trong nước, đang làm dấy lên tranh cãi nên cho con đi du học hay học đại học tại Việt Nam.

Du học xong, nên ở lại hay về nước?

Phùng Nhung |

Đó là câu hỏi khiến rất nhiều du học sinh băn khoăn khi kết thúc chương trình học tập tại nước ngoài, đứng trước sự lựa chọn mang tính chất quyết định tương lai.

Giá vàng hôm nay 6.10: Lỗ nặng sau một tuần mua vào

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 6.10: Sau một tuần mua vào, nhà đầu tư trong nước có thể lỗ tới 1,5 triệu đồng/lượng.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 là không khoa học

Vân Trang |

Có ý kiến giáo viên cho rằng, việc bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 là không khoa học, gây áp lực cho học sinh.

Những người "phượt" gần 40km để đến công ty ở Hà Nội

Mai Chi |

Hà Nội - Thay vì chọn nơi làm việc gần nhà, nhiều người dân chấp nhận lặn lội đường xa để đến công ty.

Diện mạo đền thiêng biên giới vừa được trùng tu 47 tỉ đồng

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau nhiều tháng trùng tu, di tích Đền Thượng và Đền Am ở TP Lào Cai được đầu tư 47 tỉ đồng đã hoàn thiện 99%.

Ngang nhiên bày bán chim trời bên đường ven biển

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Tại huyện Nghi Xuân vẫn xảy ra tình trạng đặt bẫy đánh bắt và bày bán chim trời dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý.

Nở rộ xu hướng học IELTS từ cấp 3: Mở rộng đường vào đại học, du học

Dương Anh |

Những năm gần đây, chứng chỉ ngoại ngữ IELTS đã trở thành mục tiêu phấn đấu của nhiều em học sinh cấp 3. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi học sinh cần vạch ra cho mình lộ trình học tập cụ thể, vừa giúp các em đạt kết quả như mong muốn vừa giảm bớt áp lực thi cử.

Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?

QUANG ĐẠI |

Sự việc một nam sinh ở Nghệ An được nhiều trường đại học ở nước ngoài có thư mời nhập học và cam kết tài trợ học bổng nhưng em này lựa chọn học đại học trong nước, đang làm dấy lên tranh cãi nên cho con đi du học hay học đại học tại Việt Nam.

Du học xong, nên ở lại hay về nước?

Phùng Nhung |

Đó là câu hỏi khiến rất nhiều du học sinh băn khoăn khi kết thúc chương trình học tập tại nước ngoài, đứng trước sự lựa chọn mang tính chất quyết định tương lai.