Luận án tiến sĩ về áo ngực: Trái ngọt sau 5 năm tập trung nghiên cứu

Trang Hà |

Để nhận về 7/7 phiếu tán thành cho luận án tiến sĩ "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực", nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung đã làm việc cật lực trong 5 năm.

"Nhiều lần muốn bỏ cuộc..."

Thời gian qua, luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

Bên cạnh sự đồng tình, ủng hộ với tính thiết thực của luận án, cũng có người hoài nghi về tính cấp thiết cũng như ứng dụng của đề tài.

Chia sẻ trong lễ bảo vệ luận án tiến sĩ, nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung cho biết, những ngày đầu thực hiện đề tài này vô cùng khó khăn, có nhiều lần muốn bỏ cuộc vì dữ liệu rất lớn và yêu cầu rất cao.

"Nhưng sau đó, thầy trò quyết tâm làm theo hướng này vì tính ứng dụng rất lớn. Chúng ta không thể cứ đi mượn mãi những chiếc áo ngực có số đo của người nước ngoài vào người Việt" - nghiên cứu sinh Nhung chia sẻ.

Giải thích lý do lựa chọn lứa tuổi từ 18 đến 25 để thử nghiệm, nghiên cứu sinh cho hay, đây là nhóm đối tượng đã trưởng thành, ngực phát triển đầy đủ, chưa bị biến đổi nhiều về hình dạng ngực như nhóm phụ nữ đã mang thai và cho con bú. Điều này sẽ đem lại những số đo chuẩn nhất.

Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về áo ngực.

Giảng viên hướng dẫn chính là "chuột bạch"

Người đầu tiên cởi áo cho nghiên cứu sinh quét 3D chính là PGS.TS Nguyễn Nhật Trinh - người hướng dẫn khoa học luận án. Theo PGS Trinh, giá trị khoa học và giá trị thực tiễn đã được trình bày rõ trong nội dung luận án.

"Dễ hiểu nhất là nếu không mặc đúng áo ngực thì sinh bệnh, giảm vẻ đẹp của tạo hóa và sẽ thiếu tự tin trong giao tiếp công việc.

Đặc biệt, có một kết quả nghiên cứu nữa chưa công bố nhưng rất nhân văn là khi người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, nếu dùng không đúng áo ngực, tức là không tiện nghi thì sau 1-3 tháng sẽ bị mất dòng sữa nuôi con của mình. Nếu dùng áo phù hợp thì dòng sữa mẹ có thể kéo dài 1-2 năm" - PGS Trinh cho biết.

Người thứ hai gắn cảm biến đầy người trong phòng tối chính là PGS.TS Nguyễn Thị Lệ - giảng viên hướng dẫn nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung thực hiện đề tài.

"Tôi làm chuột bạch cho đến khi nào nó tốt, ổn định thì mới đến đối tượng đo thật sự. Sau đó, đã có rất nhiều ngày phòng thí nghiệm C10 phải "đóng kín cửa cài trong" để có thể đo các bạn nữ sinh cài đầy cảm biến từ sáng đến tối.

Làm thế nào để gần 500 nữ sinh bằng lòng cởi áo cho mình quét ngực trần trong một điều kiện kinh phí mà nghiên cứu sinh phải tự chủ, tự nghiên cứu chế tạo hai hệ thống đo (hệ thống đo áp lực và hệ thống scan 3D) là vô cùng khó khăn" - PGS Lệ nói.

Đặc biệt, để áp dụng được cách xử lý những dữ liệu hiện đại, cả giảng viên hướng dẫn và nghiên cứu sinh đã phải làm việc vất vả gần 2 năm, từ xử lý dữ liệu, sau đó test kết quả gửi đi hội nghị, phản biện và chỉnh sửa, cuối cùng mới được đăng bài báo quốc tế đầu tiên.

"Thực ra, chúng tôi đã sớm lường được kết quả của ngày hôm nay, đề tài được coi là "không bình thường" ở Việt Nam" - PGS Lệ nói.

Giảng viên hướng dẫn này cũng cho hay, dữ liệu nhân trắc và dữ liệu về áp lực của nghiên cứu sinh Nhung là không dễ gì mà có được. Để đánh giá độ tiện nghi, những bạn sinh viên phải ngồi trong phòng thí nghiệm từ sáng đến chiều, mất 8 tiếng và đánh giá trong 6 thời điểm, chưa nói đến đo áp lực vì đo áp lực phải đo riêng.

"Đến giờ phút này, cả thầy và trò đã rất cố gắng, kết quả luận án tiến sĩ nhận được 7/7 phiếu tán thành không phải chỉ "trái ngọt" trong 3 năm nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung tập trung nghiên cứu, mà nghiên cứu sinh này đã làm cật lực cả 2 năm trước đó" - PGS Lệ nói.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Luận án tiến sĩ về áo ngực ở Đại học Bách Khoa Hà Nội được bảo vệ thành công

Trang Hà |

Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực".

Luận án tiến sĩ về áo ngực rất thiết thực, không có gì bất thường

Trang Hà |

Luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của một nghiên cứu sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

Viện trưởng Dệt may: Luận án tiến sĩ nghiên cứu áo ngực có giá trị khoa học và thực tiễn

Trang Hà |

Đó là khẳng định của PGS.TS Phan Thanh Thảo - Viện trưởng Viện Dệt may - Da giầy và thời trang, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực".

Trực tiếp bóng đá Tottenham 0-0 Arsenal: Hiệp 2

Nhóm PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Tottenham vs Arsenal ở vòng 4 Premier League diễn ra vào lúc 20h00 ngày 15.9.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN động viên, hỗ trợ người lao động tại Tuyên Quang

Lam Thanh |

Sáng 15.9, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại Tuyên Quang.

Tin 20h: Có gì bên trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu?

NHÓM PV |

Tin 20h: Cảnh sát cơ động cõng đồ tiếp tế, vượt núi vào vùng sạt lở; Không phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu...

Ngang nhiên rào tôn chắn cửa sổ nhà dân giữa Hà Nội

Minh Hạnh |

Hà Nội - Một nhóm người tự ý rào tôn chắn cửa sổ nhà dân, khiến căn nhà bị thiếu ánh sáng, thiếu không khí, và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, khó cứu nạn, cứu hộ.

Cơn bão mạnh nhất 75 năm sắp đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc

Song Minh |

Bão Bebinca có thể trở thành một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc kể từ năm 1949.