Miễn phí toàn bộ cước cho học sinh, giáo viên thực hiện dạy học từ xa

Đặng Chung - Long Nguyễn |

Trước tình hình nghỉ học kéo dài, nhằm ủng hộ quan điểm chỉ đạo “tạm dừng đến trường, không dừng việc học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sáng 26.3, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lễ cam kết hỗ trợ miễn phí nền tảng dạy học từ xa, miễn phí cước, cũng như sẽ phát sóng miễn phí toàn bộ bài giảng lên truyền hình phục vụ học sinh trong cả nước.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì buổi lễ.

Cộng đồng công nghệ Việt chung tay chuyển đổi số

Phát biểu tại lễ cam kết, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, dịch COVID-19 lây lan là do tiếp xúc. Công nghệ số là không tiếp xúc. COVID-19 giúp chúng ta tư duy lại nhiều thứ, nhiều thói quen sẽ thay đổi. Vì vậy, cơ hội lớn nhất lúc này là đẩy nhanh chuyển đổi số, là tạo ra các ứng dụng công nghệ số, đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường số.

"Từ chính những khó khăn, COVID-19 lại tạo ra cơ hội mà chỉ trong khó khăn mới xuất hiện cho chuyển đổi số quốc gia. Các hoạt động kinh tế - xã hội bị ngưng trệ theo cách cũ. Tất cả chúng ta sẽ phải sáng tạo ra những cách vận hành mới để cho cuộc sống vẫn tiếp diễn, học tập, làm việc và giải trí vẫn phải được tiếp tục.

Lĩnh vực ICT nhận về mình một sứ mệnh mới, sáng tạo các giải pháp công nghệ mới để duy trì các hoạt động kinh tế-xã hội nhằm giúp chống dịch thành công, cũng như giảm tối đa suy thoái kinh tế, và sau dịch là bứt phá vươn lên"- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

 
Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Để biến thách thức thành cơ hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ra Chỉ thị kêu gọi toàn thể cộng đồng công nghệ Việt đồng lòng, chung tay, nhanh hơn nữa, sáng tạo hơn nữa thực hiện công cuộc chuyển đổi số, khởi tạo cuộc sống số và tạo ra động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hỗ trợ hàng nghìn tỉ đồng để ngành giáo dục chuyển đổi số

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, từ đầu mùa dịch, ngành thông tin và truyền thông đã đồng hành với nhiều ngành, lĩnh vực thực hiện việc chuyển đổi số, trong đó có ngành giáo dục.

Đến nay đã có 14 kênh truyền hình phát sóng các bài giảng giáo dục phổ thông, nhiều trường phổ thông đẩy mạnh ứng dụng các hệ thống quản lý học tập (LMS) để tổ chức dạy và quản lý dạy và học trực tuyến.

Có 92/240 trường đại học đang áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến; kho bài giảng e-learning của Bộ Giáo dục và Đào tạo với 5000 bài giảng giáo dục phổ thông đã và đang được các giáo viên, học sinh trên cả nước khai thác, sử dụng miễn phí.

Để ngành giáo dục có kết quả bước đầu trong việc thay đổi phương thức giáo dục, chuyển từ môi trường giảng dạy trực tiếp lên môi trường mạng, thời gian qua các doanh nghiệp và đơn vị trong ngành thông tin truyền thông đã có nhiều hỗ trợ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thời gian tới, ngành thông tin truyền thông và giáo dục – đào tạo sẽ tiếp tục đồng hành, với nhiều gói hỗ trợ có giá trị lên đến hàng ngàn tỉ đồng mỗi tháng.

Trong đó có các nội dung hỗ trợ: Phát sóng miễn phí các bài giảng đã được Bộ GDĐT thẩm định lên truyền hình; tăng cường truyền thông về chuyển đổi số trong GDĐT; các doanh nghiệp viên thông, mạng xã hội Việt Nam hỗ trợ nhắn tin đến hàng chục triệu học sinh, sinh viên và thầy cô giáo cùng mọi người dân liên quan trên cả nước về các thông báo quan trọng của Bộ GDĐT;

Các doanh nghiệp viễn thông di động cũng sẽ miễn phí toàn bộ cước phí truy cập dữ liệu cho học sinh viên và thầy cô liên quan đến dạy học từ xa của ngành giáo dục và đào tạo.

Viettel và VNPT cam kết hỗ trợ miễn phí sử dụng giải pháp phục vụ đào tạo và quản lý giáo dục cho tất cả 43.000 trường học, miễn phí dịch vụ thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học...

Sẽ có tiêu chuẩn về dạy học từ xa

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh, trong tương lai, công nghệ thông tin Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành với ngành GDĐT, đưa ra các tiêu chuẩn về dạy học từ xa, công nghệ thông tin và an toàn thông tin nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động giáo dục từ xa, tính mở của các nền tảng, tính kết nối liên thông với các lĩnh vực khác, đảm bảo các ứng dụng sẽ được phát triển bởi mọi doanh nghiệp khác. Đảm bảo không có tình trạng độc quyền hoặc vi phạm các quy định pháp luật về bảo mật dữ liệu cá nhân.

Bộ Thông tin và Truyền thông xác định, ngành truyền thông đang hướng đến mục tiêu mỗi hộ gia đình một đường cáp quang tốc độ cao, mỗi người dân một máy điện thoại thông minh kết nối 4G/5G;  thực hiện Chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia. Trong chiến lược này, ngành GDĐT luôn phải là ưu tiên số 1.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, điều thuận lợi là, hiện rất nhiều doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam có năng lực, tiềm lực và sức sáng tạo. Các doanh nghiệp này đang tích cực chuyển hướng “Make in Vietnam”, sáng tạo các sản phẩm Việt Nam để thúc đẩy chuyển đổi số không chỉ trong ngành giáo dục, mà toàn bộ các ngành nghề, lĩnh vực khác.

Đặng Chung - Long Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Học sinh nghỉ học vì COVID-19, cơ hội đổi mới các hình thức tổ chức dạy học

Đặng Chung |

Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Sơn Hải cho biết, hiện nay có 92 cơ sở đào tạo đại học, rất nhiều trường phổ thông đang áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến. 13 tỉnh thành tổ chức dạy học trên truyền hình cho học sinh trong giai đoạn trường học bị đóng cửa vì dịch COVID-19.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Hỗ trợ miễn phí nền tảng công nghệ dạy học online

Minh Thu - Đặng Chung |

Thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm phối hợp hỗ trợ miễn phí nền tảng công nghệ cho  các địa phương, trường học thực hiện dạy học online, dạy học qua truyền hình.

Cơ hội đổi mới giáo dục từ dịch COVID-19

Đặng Chung |

Học sinh phải nghỉ học dài ngày, việc tuyển sinh bị ảnh hưởng, nhiều trường tư thục lâm cảnh khó khăn... là những thách thức mà dịch COVID-19 đưa đến với ngành giáo dục. Nhưng đây cũng cơ hội để toàn ngành nhìn lại và chuyển mình theo hướng tích cực, quyết liệt thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Cập nhật giá vàng sáng 28.9: Vàng nhẫn đối diện nguy cơ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 28.9: Vàng nhẫn tròn trơn đối diện nguy cơ giảm giá trong phiên hôm nay vì giá vàng thế giới đang giảm sâu.

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Học sinh nghỉ học vì COVID-19, cơ hội đổi mới các hình thức tổ chức dạy học

Đặng Chung |

Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Sơn Hải cho biết, hiện nay có 92 cơ sở đào tạo đại học, rất nhiều trường phổ thông đang áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến. 13 tỉnh thành tổ chức dạy học trên truyền hình cho học sinh trong giai đoạn trường học bị đóng cửa vì dịch COVID-19.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Hỗ trợ miễn phí nền tảng công nghệ dạy học online

Minh Thu - Đặng Chung |

Thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm phối hợp hỗ trợ miễn phí nền tảng công nghệ cho  các địa phương, trường học thực hiện dạy học online, dạy học qua truyền hình.

Cơ hội đổi mới giáo dục từ dịch COVID-19

Đặng Chung |

Học sinh phải nghỉ học dài ngày, việc tuyển sinh bị ảnh hưởng, nhiều trường tư thục lâm cảnh khó khăn... là những thách thức mà dịch COVID-19 đưa đến với ngành giáo dục. Nhưng đây cũng cơ hội để toàn ngành nhìn lại và chuyển mình theo hướng tích cực, quyết liệt thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.