Phần mềm học trực tuyến bị lỗi bảo mật, Bộ GDĐT lên tiếng cảnh báo

Đặng Chung |

Trước việc một số nước cấm sử dụng ứng dụng Zoom trong tổ chức họp, học trực tuyến vì lo ngại về tính bảo mật, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo giáo viên nên sử dụng các phần mềm có bản quyền, được cung cấp miễn phí bởi các doanh nghiệp trong nước khi thực hiện dạy học online.

Phần mềm họp trực tuyến Zoom vừa bị một số chính phủ, trường học, công ty công nghệ cấm sử dụng vì nguy cơ bảo mật. Ví dụ như Mỹ, Đức, Singore và nhiều nước khác.

Mới đây nhất tại Singapore, tin tặc còn đột nhập vào một lớp học online thông qua phần mềm Zoom để phát tán các hình ảnh phản cảm. Bộ Giáo dục Singapore ngay lập tức thông báo ngừng sử dụng phần mềm này.

Tính đến đầu tháng 4, đã có 90.000 trường đã sử dụng Zoom làm công cụ giảng dạy trực tuyến với 200 triệu người dùng mỗi ngày trên toàn thế giới, tăng 20 lần so với cùng kỳ cuối năm 2019.

Tại Việt Nam, rất nhiều giáo viên, trường học đang sử dụng Zoom để thực hiện dạy học online, vì đây là phần mềm miễn phí, tiện lợi khi sử dụng. Nhưng cả giáo viên và học sinh đều có chung lo ngại khi những ngày qua xuất hiện các thông tin về lỗi bảo mật của Zoom.

Trước những lo ngại này, ngày 13.4, Bộ Giáo dục và Đào (GDĐT) tạo đã gửi các sở giáo dục và đào tạo; đại học, học viện, trường đại học; các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm văn bản yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên trong quá trình học tập qua Internet.

Theo Bộ GDĐT, trong quá trình tổ chức dạy học qua Internet có xảy ra hiện tượng bị kẻ xấu xâm nhập vào địa chỉ lớp học/phòng học trực tuyến, đăng tải nội dung xấu, độc, phản cảm, phản giáo dục... có dấu hiệu lạm dụng, quấy rối và bắt nạt trẻ em, học sinh, sinh viên trên mạng, không đảm bảo an toàn và đã gây tâm lý hoang mang cho người học, người dạy; ảnh hưởng đến chất lượng dạy học qua Internet.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT; các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm tổ chức tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức, kĩ năng sử dụng Internet, mạng xã hội đảm bảo an toàn, an ninh mạng khi tham gia hoạt động dạy - học qua Internet.

Đồng thời, giới thiệu, phổ biến cho giáo viên những giải pháp, phần mềm quản lý, tổ chức dạy học qua Internet tin cậy, có uy tín; khuyến khích sử dụng phần mềm có bản quyền, những phần mềm do Bộ GDĐT và Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu sử dụng miễn phí trong mùa dịch COVID-19.

Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, tổ chức dạy học qua Internet, trong đó hướng dẫn rõ quy trình quản lý, tổ chức một lớp học trực tuyến; các kỹ năng quản lý điều hành lớp học trực tuyến đối với giáo viên; trách nhiệm của người học khi tham gia lớp học trực tuyến, nhất là các hành vi không được làm đối với người học.

Bộ GDĐT cũng yêu cầu tăng cường các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, tổ chức hoạt động dạy học qua Internet.

Đề nghị phụ huynh nâng cao trách nhiệm, dành nhiều thời gian quan tâm, hỗ trợ học sinh kết nối, sử dụng phòng học trực tuyến an toàn và có biện pháp quản lý trong thời gian học sinh tham gia học trực tuyến và sử dụng Internet.

Theo Cục trưởng Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT) Nguyễn Sơn Hải, các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước đã ký cam kết hỗ trợ ngành giáo dục và đào tạo một số nội dung nhằm phòng, chống dịch COVID-19.

Viettel, VNPT hỗ trợ miễn phí hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ sở giáo dục đại học (máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền bảo đảm dạy học trực tuyến); cung cấp miễn phí giải pháp đào tạo trực tuyến cho toàn bộ các trường đại học, phổ thông trên toàn quốc.

Căn cứ điều kiện, nhu cầu thực tế, các cơ sở giáo dục đại học, trường học nghiên cứu, liên hệ với các doanh nghiệp nêu trên để được hỗ trợ phần mềm, cơ sở hạ tầng phục vụ dạy học trực tuyến trong thời gian dịch COVID-19.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Dạy và học trực tuyến – cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò

Bích Hà |

Không thể phủ nhận việc dạy và học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Nhưng để có những giờ học chất lượng, ngoài khả năng tương tác, nỗ lực của người dạy thì đòi hỏi người học phải có ý thức, cũng như văn hóa học trực tuyến.

Thầy hiệu trưởng viết thư tay chia sẻ những khó khăn của dạy học online

Bích Hà |

TS Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Hội đã viết bức thư tay dài 14 trang để động viên giảng viên, sinh viên trong trường vượt qua những khó khăn khi tiến hành dạy học online.

Dạy học online: “Cô ơi, con bị văng ra rồi”

Bích Hà |

Bắt đầu từ 6.4, nhiều trường công lập ở Hà Nội triển khai việc dạy học online cho học sinh, để phấn đấu thực hiện mục tiêu 100% trường học trên địa bàn thủ đô tổ chức dạy học trực tuyến. Trong những buổi học đầu tiên này, nhiều tình huống đã phát sinh, khiến cả giáo viên, phụ huynh đều lúng túng.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.