Sách giáo khoa có cần "khổ to, giấy đẹp" để bán được giá cao?

Nhóm PV |

Mặc dù lời giải thích sách giáo khoa tăng cao là vì "khổ to, giấy đẹp" là đúng, tuy nhiên, Đại biểu Quốc hội cho rằng, vấn đề đặt ra ở đây là tuổi thọ của sản phẩm thế nào, để từ đó để lựa chọn vật liệu cho phù hợp.

Liên quan đến vấn đề giá sách giáo khoa tăng cao, gấp 2-3 lần sách cũ bên hành lang Quốc hội, ông Phan Viết Lượng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết lời giải thích của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn là đúng: "Vật liệu tốt, chất liệu tốt, đầu tư công phu thì giá thành cao lên".

Tuy nhiên, theo ông Lượng, vấn đề đặt ra ở đây là tuổi thọ của sản phẩm thế nào, để từ đó để lựa chọn vật liệu cho phù hợp. Nếu sử dụng nhiều năm, đương nhiên chất liệu phải tốt, nếu sử dụng trong thời gian ngắn, cần cân nhắc.

"Vấn đề quan tâm ở đây là sản phẩm đó có phù hợp với người sử dụng, phù hợp với điều kiện giáo dục hiện nay, phù hợp với tuổi thọ của sản phẩm không?

Nếu sách giáo khoa "khổ to, giấy đẹp", nhưng nặng quá, các em mang đi "mệt lắm". Sách giáo khoa cũng không được mờ quá, xấu quá. Quan trọng nhất là nội dung của sách và giá trị sử dụng phải đảm bảo chất lượng. Tất cả phải tính toán phù hợp, bởi hiện con em nghèo còn nhiều, thực hành tiết kiệm vẫn phải đặt lên hàng đầu", ông Lượng nhấn mạnh.

ông Phan Viết Lượng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: C.N
Ông Phan Viết Lượng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: C.N

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cũng cho rằng, điều cốt lõi là quản lý về giá sách giáo khoa sao cho chặt chẽ. Nhà nước cần phải quản lý về giá, định giá, thậm chí hỗ trợ giá và đảm bảo công khai minh bạch.

"Đây là mặt hàng thiết yếu cần phải quản lý, đảm bảo giá cả hợp lý không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà nâng giá sách giáo khoa lên được”, ông Lượng cho biết và cũng đồng thời nhấn mạnh phải giải quyết ngay vấn đề quản lý nhà nước về giá sách giáo khoa", ông Lượng cho hay.

Theo vị Đại biểu Quốc hội, cách đây 3 năm, Uỷ ban Văn hoá và Giáo dục đã giám sát và có ý kiến về việc này. Điều quan trọng cần đẩy sớm tiến độ và trả lời dư luận, nếu để lâu quá, cho dùng đúng hay sai đều tạo ra sự hoài nghi cho dư luận", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội       nói.

Trước đó, thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong những ngày gần đây, dư luận xã hội có nói nhiều đến việc giá sách giáo khoa tăng 2-3 lần.

"Việc này, hôm nay tôi không phải thanh minh hay giải thích thay cho doanh nghiệp, nhưng cung cấp thông tin để các đại biểu biết thêm", ông Sơn nói tại đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Kim Sơn, khi so sánh giá sách giáo khoa thì phải so sánh với sách tương đồng. Tức là các bộ sách được biên soạn mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhau, như sách mới cho lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 7, lớp 10. Một hệ thống biên soạn mới, xã hội hóa theo chủ trương của Quốc hội là xã hội hóa nhiều bộ sách.

"Các loại sách này biên soạn với khổ lớn hơn, giấy tốt hơn. Còn các quy trình từ biên soạn cho đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành sách là các doanh nghiệp hoàn toàn tự đảm nhiệm và kê khai giá với Bộ Tài chính", ông Sơn nói và cho biết, năm nay bộ này chỉ đạo rất "ráo riết" để sách giáo khoa giảm được từ 10-15% so với năm ngoái, trong khi giá vật liệu, nhiên liệu tăng.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Kiến nghị đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa

NHÓM PV |

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cơ quan này đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, quyết định đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa để trình Quốc hội quyết định.

Có những “vụ án Việt Á” trong lựa chọn sách giáo khoa?

Anh Đào |

Khi ngay tại diễn đàn Quốc hội, một đại biểu đặt câu hỏi về “những vụ án Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa” thì đó không đơn thuần là một câu hỏi mà nó cần rạch ròi về mặt trách nhiệm trước người dân.

Hà Nội chọn sách giáo khoa lớp 7, 10 từ nhiều bộ sách

Tường Vân |

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 7 và lớp 10 sẽ sử dụng tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố trong năm học 2022- 2023.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.