Công khai so sánh điểm học bạ với điểm thi tốt nghiệp THPT:

Tránh được “bệnh” thành tích và gian lận thi cử

Đặng Chung |

Để bảo đảm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức nghiêm túc, chất lượng, bên cạnh các giải pháp về mặt kỹ thuật, lần đầu tiên Bộ GDĐT sẽ công khai so sánh kết quả điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp của từng địa phương. Điểm mới này được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy học, để loại bỏ dần việc chạy theo thành tích, điểm số cũng như gian lận trong thi cử.

Địa phương chịu áp lực

Một trong những điểm mới của Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 được dư luận quan tâm là kỳ thi sẽ được giao về cho địa phương tổ chức. Vai trò của địa phương sẽ được tăng cường ở tất cả các khâu, từ coi thi đến chấm thi. Lãnh đạo UBND tỉnh sẽ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ kỳ thi.

Khi kỳ thi mang tầm quốc gia được giao về cho địa phương tổ chức, đã có nhiều ý kiến lo ngại. Bởi năm 2018 xảy ra vụ gian lận thi cử rúng động trong lịch sử giáo dục nước nhà. Khi ấy, kỳ thi cũng do địa phương chủ trì, tổ chức. Việc gian lận được phát hiện sau khi các chuyên gia tiến hành phân tích phổ điểm, phát hiện ra bất thường trong điểm thi của một số tỉnh.

Để phòng ngừa gian lận, năm 2020, Bộ GDĐT sẽ tăng cường các giải pháp kỹ thuật, đặc biệt là khâu thanh tra. Ngoài ra sẽ thực hiện đối sánh, phân tích kết quả thi và kết quả học tập ở bậc THPT của thí sinh. Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), đây là bước quan trọng phản ánh chất lượng dạy học ở từng địa phương. Đồng thời cũng giúp phát hiện ra những nơi có bất thường để kiểm tra, đánh giá.

Về điểm mới này, ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam - băn khoăn việc so sánh, xếp thứ tự điểm trung bình của các môn thi của địa phương sẽ khiến địa phương rất áp lực. Trước đây, Bộ GDĐT không công bố, nhưng sau khi có điểm của kỳ thi THPT quốc gia, một số phương tiện truyền thông tiến hành so sánh phổ điểm thi, rồi xếp hạng các địa phương từ cao xuống thấp. Những địa phương có điểm thi thấp bị áp lực bởi việc này.  Ông kiến nghị không nên xếp thứ tự điểm trung bình môn thi của các địa phương.

Còn ông Nguyễn Văn Phê - Giám đốc Sở GDĐT Hưng Yên - lại có quan điểm ủng hộ việc so sánh điểm thi giữa học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT, cũng như công bố công khai việc này. “Có thể tăng thêm áp lực, nhưng đây cũng là cách để địa phương sát sao, quán triệt đến giáo viên, các cơ sở giáo dục phải đảm bảo việc dạy học thực chất, kiểm tra đánh giá nghiêm túc” - ông Phê cho biết.

Về băn khoăn của địa phương khi công bố dữ liệu so sánh phổ điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, nếu bộ không công bố, làm xếp hạng thì cũng có nhiều cá nhân, đơn vị khác thực hiện việc này.

“Ví dụ, sau khi công bố điểm, báo chí cũng làm để phân tích chỗ nào trũng, chỗ nào cao. Chính đó mới là cơ sở để xem đâu là việc cần phải lưu ý. Do vậy, chúng ta cần phải chủ động làm tốt” - người đứng đầu ngành giáo dục lưu ý các địa phương và cho rằng đây sẽ là chỉ số để cải tiến chất lượng dạy học ở địa phương, đồng thời giúp phát hiện ra tình huống bất thường trong điểm thi của các tỉnh.

Phải thật sự công khai, minh bạch

Những năm trước đây, khi Bộ GDĐT thực hiện công bố điểm thi của kỳ thi THPT, dư luận đã nhắc nhiều đến nghịch lý nhiều địa phương có điểm thi thấp, nhưng tỉ lệ tốt nghiệp THPT  vẫn ở mức cao, phần lớn đều trên  90%, thậm chí 99%. Trong đó, điểm học bạ được xem là “phao cứu sinh” giúp không ít thí sinh dù được điểm thi THPT quốc gia thấp nhưng vẫn đỗ tốt nghiệp.

Năm 2019, để giảm thiểu tình trạng này, Bộ GDĐT đã thay đổi cách tính điểm tốt nghiệp theo tỉ lệ 70/30, thay vì 50% điểm trung bình lớp 12 và 50% điểm của kỳ thi THPT quốc gia như các năm trước. Cách tính điểm tốt nghiệp này tiếp tục được duy trì đến năm nay.

Dù thay đổi về tỉ lệ tính điểm tốt nghiệp, nhưng vẫn có ý kiến lo ngại đây chưa phải là giải pháp tốt để ngăn chặn việc “làm đẹp học bạ”. Đồng thời, khi Bộ GDĐT công bố sẽ thực hiện so sánh dữ liệu điểm thi với điểm học bạ, dù ủng hộ, nhưng giáo viên cho rằng đây chưa phải là giải pháp căn cơ ngăn chặn gian lạn, hay có thể nâng cao chất lượng dạy học trong trường phổ thông.

Theo ông Hà Xuân Nhâm - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội), việc đánh giá học sinh trong các trường phổ thông hiện nay sẽ theo từng bộ môn và thầy cô giáo của bộ môn đó toàn quyền quyết định. Ông Nhâm cho rằng, dư luận có đề cập ở đâu đó giáo viên vì thương học sinh mà “nương tay” cho điểm cao. “Việc này có thể xảy ra ở đâu đó nhưng tại Trường THPT Phan Huy Chú thì không có chuyện làm đẹp học bạ. Bởi quan điểm của ban lãnh đạo nhà trường là việc dạy học phải phản ánh đúng thực chất” - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú nói và cho rằng chính ý thức, trách nhiệm của giáo viên, lãnh đạo nhà trường đóng vai trò rất quan trọng ngoài các giải pháp về kỹ thuật mà Bộ GDĐT đưa ra.

Bà Phạm Thái Lê (giáo viên Trường THPT Mari Curie, Hà Nội) cũng ủng việc Bộ GDĐT đưa ra giải pháp công khai so sánh phổ điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT, nhằm minh bạch thông tin. Tuy nhiên, theo bà Lê, việc làm này khó có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học.

“Với học sinh lớp 12 năm nay, kết quả học bạ đã gần như được ấn định, các trường đã và đang thực hiện việc kiểm tra học kỳ II cho học sinh.  Còn nếu nói công bố để kỳ thi nghiêm túc hơn thì cũng không có nhiều tác dụng. Bởi kết quả điểm học bạ do giáo viên, các trường phổ thông đánh giá. Đối tượng này lại khó có thể tác động, làm thay đổi lên kết quả của kỳ thi ở phạm vi của tỉnh, của cả nước.

Hơn nữa, kết quả học bạ là cả một quá trình, còn kết quả của kỳ thi được đánh giá thông qua vài bài thi. Tôi cho rằng việc vênh nhau giữa hai kết quả là chuyện có thể xảy ra, nên các địa phương không nên vì điều này mà quá áp lực, miễn sao làm nghiêm túc” - bà Lê nhấn mạnh.

Bà cũng cho rằng, việc công bố phổ điểm so sánh sẽ là “liều thuốc tinh thần” để địa phương làm nghiêm túc hơn và dư luận yên tâm hơn. Đặc biệt, chủ trương minh bạch không chỉ trong giáo dục mà trong các lĩnh vực đều cần được phát huy, khuyến khích thực hiện.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Gian lận thi cử ở Sơn La: Cựu Trưởng phòng Khảo thí bị tuyên phạt 21 năm tù

Việt Dũng |

Ông Lò Văn Huynh (cựu Trưởng phòng Khảo thí Sơn La) bị tuyên phạt tổng cộng hai tội Lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Đưa hối lộ là 21 năm tù.

Vụ gian lận thi cử ở Hòa Bình: Chi tiết mức án của 15 bị cáo

Văn Thắng - Phương Anh |

Sau một tuần xét xử và 4 ngày nghị án, TAND tỉnh Hòa Bình tuyên án với 15 người trong vụ án gian lận điểm thi tại địa phương này.

Gian lận thi cử tại Sơn La, Chủ tịch HĐND tỉnh bị kỷ luật khiển trách

Vương Trần |

Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La bị kỷ luật khiển trách do có người thân vi phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Ông Triệu Tài Vinh đã vi phạm gì trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang?

Đặng Chung |

Ông Triệu Tài Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang - bị đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật vì có người thân nhờ nâng điểm trái quy định cho thí sinh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018.

Trạm bơm tiền tỉ, chưa nghiệm thu đã thanh toán tiền rồi bỏ hoang hơn 4 năm

PHÚC ĐẠT |

Công trình trạm bơm trị giá 1,5 tỉ đồng ở xã Hương Phong (TP Huế) bị bỏ hoang hơn 4 năm nay, điều đáng nói, khi công trình chưa thể hoạt động, chưa nghiệm thu, chủ đầu tư là UBND xã Hương Phong đã đem tiền đi thanh toán cho đơn vị thi công.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nguyện vọng của nhân dân

VƯƠNG TRẦN thực hiện |

Bài viết “Phát huy tính đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm đang nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình của dư luận. Lao Động có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương - về các nội dung liên quan tới bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Người dân sống thấp thỏm sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Ngọc Minh |

Vụ vỡ đập bùn thải chứa kẽm chì ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) để lại hậu quả nặng nề về môi trường, khiến cuộc sống của người dân địa phương bị đảo lộn.

Bản tin công đoàn: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn có những nội dung: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động; Trên 66.500 lao động nghỉ việc, nhảy việc ở Bình Dương...

Gian lận thi cử ở Sơn La: Cựu Trưởng phòng Khảo thí bị tuyên phạt 21 năm tù

Việt Dũng |

Ông Lò Văn Huynh (cựu Trưởng phòng Khảo thí Sơn La) bị tuyên phạt tổng cộng hai tội Lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Đưa hối lộ là 21 năm tù.

Vụ gian lận thi cử ở Hòa Bình: Chi tiết mức án của 15 bị cáo

Văn Thắng - Phương Anh |

Sau một tuần xét xử và 4 ngày nghị án, TAND tỉnh Hòa Bình tuyên án với 15 người trong vụ án gian lận điểm thi tại địa phương này.

Gian lận thi cử tại Sơn La, Chủ tịch HĐND tỉnh bị kỷ luật khiển trách

Vương Trần |

Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La bị kỷ luật khiển trách do có người thân vi phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Ông Triệu Tài Vinh đã vi phạm gì trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang?

Đặng Chung |

Ông Triệu Tài Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang - bị đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật vì có người thân nhờ nâng điểm trái quy định cho thí sinh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018.