Hành khách bị "hét" giá cao, đuổi xuống giữa đường khi đi xe hợp đồng limousine

NHÓM PV |

Một số hành khách bắt xe hợp đồng limousine từ Hà Nội về Quảng Ninh bức xúc trước hành động thu tiền cao, coi thường khách hàng của phương tiện này.

Đến nay, chị N.H (Hạ Long, Quảng Ninh) vẫn chưa hết bức bức xúc trước việc bị nhà xe limousine đuổi khỏi xe khi đang di chuyển trên cầu Nhật Tân về Quảng Ninh.

Theo lời kể của chị N.H, ngày 16.7, chị phải giải quyết công việc tại phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội. Sau khi thu xếp xong xuôi, chị bắt xe về thành phố Hạ Long.

Do không để ý vào ngày cuối tuần nên chị N.H chủ quan, không đặt xe trước với một số hãng xe quen thuộc. Vì vậy, nhiều nhà xe đã kín chỗ.

Sau đó, chị vào một nhóm mạng xã hội Facebook và biết đến số điện thoại của nhà xe limousine chạy từ Hà Nội về Móng Cái. Ngay lập tức, chị gọi điện theo "đường dây nóng" đặt hai chỗ về thành phố Hạ Long đầu giờ chiều 16.7.

Đúng giờ hẹn, một xe 4 chỗ đón chị N.H cùng người chị họ của mình. Nhà xe cho biết, đây là xe trung chuyển, đưa hai chị đến điểm đón của xe limousine.

Sau đó, xe này đã đưa khách đến khu vực gần bến xe Mỹ Đình để lên xe hợp đồng limousine về Quảng Ninh.

Chị N.H kể: "Khi bước lên xe, tôi rất bất ngờ vì xe 9 chỗ mà nhồi nhét đến 15-16 người. Ngay cả chỗ đứng còn không có. Bình thường, mỗi hành khách phải có một ghế ngồi riêng".

Tuy nhiên, đến khi nhà xe thu tiền xe, chị N.H mới tá hoả. Họ "hét giá" 350 nghìn đồng/1 chỗ về Quảng Ninh. Điều đáng nói, họ thu thêm 200 nghìn đồng tiền xe trung chuyển đón khách lên xe.

Theo chị này, bình thường nhiều nhà xe dịch vụ có hình thức xe trung chuyển, nhưng sẽ miễn phí vận chuyển. Không ngờ, nhà xe này còn thu thêm cả khoản vô lý đó.

"Họ còn nói là đây là khoản tiền đón khách và tiền bến. Song xe có vào bến đâu mà thu tiền này của chúng tôi"- chị N.H bức xúc.

Theo kinh nghiệm đi xe của hành khách này, nếu đi xe khách hoặc xe limousine  từ Hà Nội về Quảng Ninh thì giá dao động từ 180.000 - 260.000 đồng/1 ghế.

Mới đây khi giá xăng tăng, một số nhà xe limousine tự động tăng giá từ 270.000-290.000 đồng/1 ghế. Tuy vậy, chưa có nhà xe nào thu đến 350.000 đồng/ghế và tiền trung chuyển như trên.

Vì vậy, chị N.H quyết định không trả khoản tiền này. Sau một hồi đôi co với nhà xe, lái xe tỏ thái độ và đuổi chị xuống mặc dù đang di chuyển trên cầu Nhật Tân.

Hành khách này cho biết, xe limousine này không có tên nhà xe, chỉ biết đi từ Hà Nội về Móng Cái. Bên cạnh đó, xe mang biển số ở Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên chị N.H rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như vậy. Người dân bị coi thường, ép giá, nhồi nhét trên xe. Quyền lợi của hành khách bị xâm phạm nghiêm trọng.

"Đây cũng là bài học của tôi trong việc phải đi những xe có uy tín. Để khi có vấn đề cũng có nơi phản ánh, được đảm bảo quyền lợi" - chị N.H nói.

Sau khi chia sẻ thông tin trên ở mạng xã hội facebook, chị N.H mới tá hoả khi có rất nhiều người rơi vào trường hợp tương tự như mình. Họ cho biết từng bị "bán" sang những xe hợp đồng khác, sau đó mới về được đến Quảng Ninh.

Bà Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên - Môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, nhiều phương tiện dưới danh nghĩa xe hợp đồng, nhưng chạy tuyến cố định ra vào thủ đô mỗi ngày như vậy đã diễn ra từ lâu. Mấu chốt để xảy ra vấn đề này là trách nhiệm của cơ quan quản lý.

Theo vị này, việc xe dừng đón khách, đến không ai biết, đi không ai hay dẫn đến khi có vấn đề gì xảy ra thì quyền lợi khách hàng sẽ không được đảm bảo.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Sắp hết thời xe hợp đồng trá hình chạy tuyến cố định tung hoành?

NHÓM PV |

Liên quan đến phản ánh các xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định ngang nhiên đón, trả khách tại Hà Nội, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết sẽ tham mưu xây dựng phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh của loại hình phương tiện này.

Xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định "thu tiền tươi" mở "bến cóc" ở sân bay

NHÓM PV |

Xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định đón trả khách từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc và ngược lại đã phá vỡ quy hoạch luồng tuyến vận tải, cạnh tranh không lành mạnh với các xe tuyến cố định và đặc biệt là tình trạng trốn thuế. Chuyên gia giao thông chỉ rõ, Nghị định 10 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có đầy đủ biện pháp quản lý triệt để loại hình xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định, nhưng các cơ quan nhà nước "bỏ ngoài tai", buông lỏng quản lý,  dẫn đến việc “nhờn” luật, để các xe này vô tư lộng hành.

Xe hợp đồng vẫn tung hoành đón khách, thách thức cơ quan chức năng

NHÓM PV |

Bất chấp phản ánh của báo chí, các xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định vẫn ngang nhiên công khai đón, trả khách tại Hà Nội, trong sự "bất lực" của cơ quan chức năng.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.