70 tham tán thương mại về nước: Hiến kế cho nông sản Việt xuất ngoại

KHÁNH VŨ |

Sáng 8.2, gần 70 Tham tán thương mại Việt Nam đã về nước trong dịp Tết Nguyên đán đã tham dự Hội nghị Tham tán thương mại 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức.

Từ kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, các tham tán đã đưa ra nhiều ý kiến để nông sản Việt bứt phá vào thị trường các nước có rào cản kỹ thuật cao nhưng giá trị xuất khẩu (XK) lớn. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cũng “đặt hàng” các tham tán để tìm giải pháp.

Năng suất nông sản đã vượt quá ngưỡng tiêu dùng 93 triệu dân

Trao đổi với 70 tham tán thương mại Việt Nam tại các nước, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Năm 2018 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 của ngành. Trong đó, mục tiêu ngành nông nghiệp đặt ra trong năm 2018 là tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành tăng khoảng 3%, kim ngạch XK đạt 40 tỉ USD. Hiện nay, việc sản xuất nông sản, thực phẩm của Việt Nam hoàn toàn vượt xa nhu cầu cho 93 triệu người Việt Nam. Để phát triển ngành nông nghiệp xứng tầm, XK nông sản phải phát triển mạnh hơn với vai trò là “trụ đỡ” mang lại nhiều giá trị kinh tế cho đất nước. Do đó, việc tìm kiếm, mở rộng thì trường mới, đặc biệt là thị trường cao cấp các nước có rào cản kỹ thuật cao là hết sức quan trọng. Bởi, nếu không mở cửa thị trường theo hướng bền vững, nông sản Việt sẽ lặp lại tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như mấy năm qua. Các tham tán thương mại cũng chung nhận định: Không mở cửa được thị trường sẽ ảnh hưởng tới sản xuất, và người thiệt thòi nhất chính là nông dân. Nếu Việt Nam muốn XK nông sản sang các nước như: Australia, Nhật, Mỹ... thì phải đánh đổi, cấp phép cho hàng hóa của họ vào Việt Nam. Do vậy, Việt Nam cần có nghiên cứu cụ thể từng mặt hàng để đặt lên đàm phán.

Phá rào cản “làm khó” nông sản Việt

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, sự gia tăng bảo hộ của các nước đối với sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trong nước, kể cả các nước lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc… là một thách thức lớn đối với XK nông sản. Việc đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam vào các thị trường gặp rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian (mất khoảng 5-7 năm). Sự cạnh tranh các mặt hàng nông nghiệp về giá, chất lượng, mẫu mã, an toàn thực phẩm (ATTP) ngày càng lớn. Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu ngày càng cao. Những thị trường trước đây có tiêu chuẩn không cao như: Trung Quốc, Ấn Độ… cũng xây dựng các tiêu chuẩn cao đối với hàng hóa nông sản NK. Việc trao đổi, kinh doanh XK, NK các mặt hàng nông nghiệp tại các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Châu Phi gặp nhiều khó khăn, do khác biệt về phương thức thương mại.

Ông Phạm Đức Minh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản - cho biết, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đã được Nhật Bản cấp phép nhưng chi phí vận chuyển hoa quả, nông sản tới Nhật Bản còn cao. Để tăng cơ hội cạnh tranh, cần phải giảm giá thành vận chuyển. Thị trường Nhật Bản có nhu cầu lớn về các loại quả có múi, các loại thịt gia cầm, trứng… Tuy nhiên, rào cản kỹ thuật của quốc gia này cũng khá cao, các DN trong nước phải thay đổi cách thức sản xuất, chế biến mới có thể xuất khẩu với số lượng lớn vào thị trường này.

Bà Nguyễn Hoàng Thúy - Thám tán thương mại Việt Nam tại Australia - cho biết: Việc mở cửa thị trường ở Australia gặp nhiều khó khăn và kéo dài. Chỉ riêng XK quả vải phải kéo dài tới 12 năm. Trước đây, chúng ta mở cửa ồ ạt cho 38 loại hoa quả của bạn mà không có điều kiện. Hơn nữa, khi gia nhập thương mại, thì không thể XK 1 chiều, mà là mở cửa trao đổi. Ví dụ, ta mở cửa cho bạn cherry, bạn mở cửa cho chúng ta xoài, thanh long… Cũng theo bà Thúy, chúng ta đàm phán để XK tôm vào thị trường Australia. Đổi lại, bạn mong muốn cho cherry của bạn vào Việt Nam. Nhiều mặt hàng, ví dụ như bò Úc vào Việt Nam tăng chóng mặt. Bà Thúy cho rằng, khi chúng ta mở cửa mặt hàng nào hoặc cấm một mặt hàng nào đó, Bộ NNPTNT cần cung cấp thông tin cho tham tán thương mại, để cung cấp thông tin cho phía bạn, tăng cường trao đổi với phía Australia để cùng phối hợp.

Mặt hàng nông sản Việt được nhiều nước ưa chuộng, nhưng việc quảng bá còn chưa xứng tầm. Ảnh: PV
Mặt hàng nông sản Việt được nhiều nước ưa chuộng, nhưng việc quảng bá còn chưa xứng tầm. Ảnh: PV

“Đặt hàng” 70 tham tán hỗ trợ khơi thông rào cản

Các tham tán thương mại cùng chung nhận định, việc quảng bá chưa xứng tầm, nông sản Việt chịu nhiều “tiếng oan”. Nhiều thông tin bất lợi đối với các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam gây khó khăn cho việc XK và mở rộng thị trường. Đối với các nước đã NK nông sản Việt Nam... Ông Phạm Đức Minh cho rằng, kinh phí quảng bá sản phẩm Việt Nam tại Nhật còn hạn chế. Do vậy, cần có thêm kinh phí để quảng bá nông sản, mở rộng kênh phân phối. “Đặt hàng” với tham tán thương mại Phạm Đức Minh về thị trường Nhật, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị nghiên cứu, giúp Việt Nam XK trứng sang Nhật. Tìm hiểu về công nghệ bảo quản hoa quả có múi của Nhật, giúp các DN Việt Nam nhập về, bảo quản, tăng cường chất lượng hoa quả. Đối với thị trường Australia, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Việc XK tôm nguyên con là rất quan trọng. Thị trường Australia không lớn nhưng vào được thị trường Australia, chúng ta có thể mở cửa được nhiều thị trường khác. Chứng minh tôm Việt Nam an toàn, sạch bệnh. Tham tán Việt Nam tại Australia cần giúp Bộ NNPTNT trao đổi thông tin với bạn.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, các tham tán cần tìm hiểu công nghệ mới của các nước, chuyển giao về cho doanh nghiệp Việt Nam để thúc đẩy sản xuất, tăng cường xuất khẩu. Bên cạnh đó, các tham tán cần tăng cường trao đổi thông tin thị trường. Nhiệm vụ cuối cùng của thương vụ là đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ tiên tiến về trong nước để thúc đẩy sản xuất, nâng cao công tác chế biến.

Để đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, Bộ NNPTNT kiến nghị các tham tán thương mại cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ NNPTNT để kịp thời thông tin những chính sách mới, các biện pháp thuế quan, hàng rào kỹ thuật, thông tin thị trường của các nước và đề xuất các giải pháp thích hợp với những chính sách của các nước sở tại cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản XK của Việt Nam; phối hợp các cơ quan liên quan giải quyết các tranh chấp thương mại, các rào cản thương mại… Hỗ trợ Bộ NNPTNT đôn đốc các nước triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác, các điều ước quốc tế về hợp tác khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp; Các tham tán thương mại nghiên cứu đề xuất các giải pháp trao đổi hàng hóa, phương thức thanh toán thương mại tại khu vực Trung Đông, Châu Phi để phù hợp với cách thức thương mại của khu vực, nhằm đẩy mạnh trao đổi thương mại nông sản khu vực này… Các tham tán đóng vai là cầu nối tăng cường sự phối hợp giữa Bộ NNPTNT, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương và các cơ quan, tổ chức...

KHÁNH VŨ
TIN LIÊN QUAN

70 tham tán thương mại “hiến kế” mở cửa xuất khẩu nông sản

Khánh Vũ |

Sáng 8.2, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham tán thương mại (TTTM) năm 2018, lắng nghe ý kiến của 70 TTTM Việt Nam tại các nước kiến nghị các phương thức phối hợp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

Phải xóa bỏ tình trạng 2 thửa ruộng: 1 “để ăn” – 1 “để bán”

Kh.V |

Đó là khẳng định của ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch Tập đoàn T&T với Đại sứ Israel tại Hà Nội – ông Nadav Eshear  và Tham tán Nông nghiệp Hà Lan - ông  Arie Veldhuizen tại lễ ký kết hợp tác nông nghiệp công nghệ cao  ngày 22.1.2018, tại Hà Nội. 

Đức quan tâm hợp tác bảo vệ môi trường bờ biển ở Việt Nam

HL |

Sáng 26.9, Phó Thủ tương Vương Đình Huệ tiếp bà Lucia Bergfeld - Bí thư thứ nhất, Tham tán phát triển của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và ông Jasper Abramowski - Giám đốc Tổ chức Hợp tác phát triển (GIZ) tại Việt Nam, ông Dirk Pauschert - Giám đốc chương trình của GIZ.

Siêu máy bay C17 đưa sĩ quan Việt Nam đi gìn giữ hòa bình

VƯƠNG TRẦN - HẢI NGUYỄN |

Máy bay siêu vận tải C17 của không quân Australia sẽ chở các chiến sĩ "mũ nồi xanh" Việt Nam lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Cựu sếp Nhà Xuất bản Giáo dục nhận hối lộ đều đặn

Việt Dũng |

Suốt quá trình tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng các gói thầu tổng trị giá cả nghìn tỉ, hàng năm ông Nguyễn Đức Thái nhận hối lộ tới 20 tỉ của nữ đối tác.

Cả gia đình thoát nạn lở đất nhờ sơ tán kịp thời

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một gia đình may mắn thoát nạn bởi mới di dời khỏi căn nhà được vài chục phút thì lở đất ập tới làm sập nhà.

Nhanh chóng khắc phục sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Sau nỗ lực xuyên đêm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản khắc phục xong sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã (đoạn qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc).

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

70 tham tán thương mại “hiến kế” mở cửa xuất khẩu nông sản

Khánh Vũ |

Sáng 8.2, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham tán thương mại (TTTM) năm 2018, lắng nghe ý kiến của 70 TTTM Việt Nam tại các nước kiến nghị các phương thức phối hợp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

Phải xóa bỏ tình trạng 2 thửa ruộng: 1 “để ăn” – 1 “để bán”

Kh.V |

Đó là khẳng định của ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch Tập đoàn T&T với Đại sứ Israel tại Hà Nội – ông Nadav Eshear  và Tham tán Nông nghiệp Hà Lan - ông  Arie Veldhuizen tại lễ ký kết hợp tác nông nghiệp công nghệ cao  ngày 22.1.2018, tại Hà Nội. 

Đức quan tâm hợp tác bảo vệ môi trường bờ biển ở Việt Nam

HL |

Sáng 26.9, Phó Thủ tương Vương Đình Huệ tiếp bà Lucia Bergfeld - Bí thư thứ nhất, Tham tán phát triển của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và ông Jasper Abramowski - Giám đốc Tổ chức Hợp tác phát triển (GIZ) tại Việt Nam, ông Dirk Pauschert - Giám đốc chương trình của GIZ.