Bạc Liêu đầu tư 3.000 tỉ đồng phát triển công nghiệp nuôi tôm

Vũ Long |

Bạc Liêu phấn đấu thành trung tâm công nghiệp nuôi tôm cả nước với nguồn vốn triển khai đề án trên 3.000 tỉ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa phê duyệt đề án xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm công nghiệp nuôi tôm cả nước với nguồn vốn đầu tư trên 3.000 tỉ đồng.

Tỉnh Bạc Liêu đặt mục tiêu phát triển tỉnh địa phương trở thành đầu mối của ngành tôm, đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ cao cho 2 đối tượng tôm nước lợ chủ lực (tôm thẻ chân trắng và tôm sú); Bạc Liêu sẽ là đầu mối liên kết các tỉnh trong cụm sản xuất tôm của cả vùng để thu hút các nguồn vốn đầu tư, phát triển ngành tôm nói riêng và ngành thủy sản nói chung.

Bạc Liêu phấn đấu trong năm 2020 có vùng sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao từ 32- 35 tỉ con giống và đến năm 2025 là từ 40- 45 tỉ con giống, đảm bảo chất lượng đạt 90%, đáp ứng nhu cầu giống tôm nuôi của tỉnh và xuất sang các tỉnh lân cận.

Đến năm 2025, diện tích nuôi tôm là 147.900ha, với nhiều mô hình, như: Ứng dụng công nghệ cao, thâm canh, bán thâm canh; tôm - lúa; nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp…với sản lượng 249.000 tấn.

Sản lượng tôm chế biến năm 2020 đạt hơn 98.000 tấn (tỉ trọng sản phẩm tôm ứng dụng công nghệ cao đạt 20%), đến năm 2025 là 120.000 tấn (tỉ trọng đạt trên 30%). Tổng sản lượng tôm xuất khẩu đạt 73.000 tấn năm 2020 và năm 2025 đạt 90.000 tấn, chiếm trên 90% tổng sản lượng thủy sản chế biến của tỉnh.

Năm 2025, phát triển năng lực chế biến, đưa tổng công suất thiết kế đạt 160.000 tấn/năm. Phấn đấu đến năm 2025, Bạc Liêu đứng ở vị trí hàng đầu về công nghệ chế biến tôm của cả nước.

Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, để đạt các mục tiêu đề ra, tỉnh này thực hiện hàng loạt giải pháp về cơ chế và chính sách, quản lý nhà nước và cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư, thị trường tiêu thụ, tổ chức sản xuất, cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu...

Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh trong bể tròn nổi. Ảnh: Nhật Hồ
Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh trong bể tròn nổi. Ảnh: Nhật Hồ
Tỉnh Bạc Liêu cũng hợp tác liên kết vùng, xây dựng thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực… với sự hỗ trợ của Trung ương và nguồn lực của địa phương. Trong đó, đáng chú ý là đề xuất cơ chế đặc thù lên Trung ương về tín dụng, vốn vay cho nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ở cấp nông hộ; giữ vững và mở rộng xuất khẩu tại các thị trường truyền thống (Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc…), các thị trường tiềm năng (Đông Âu, Châu Phi, Nam Mỹ…). 

Song song đó, UBND tỉnh Bạc Liêu cũng giao Sở Công thương và các sở, ngành liên quan xây dựng thương hiệu "tôm giống Bạc Liêu", "tôm thương phẩm công nghệ cao Bạc Liêu"… với sản phẩm có dấu hiệu nhận diện rõ ràng, số lượng và chất lượng đảm bảo, ổn định và người tiêu dùng chấp nhận, tin tưởng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc và phải tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dự kiến nguồn vốn để triển khai đề án là hơn 3.000 tỉ đồng (trong đó năm 2020 là 450 tỉ đồng, đến năm 2025 là hơn 2.550 tỉ đồng) từ ngân sách Trung ương và địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp, các nguồn hợp pháp khác.

Số kinh phí này để thực hiện ít nhất 5 chương trình và 20 đề án, dự án từ năm 2020 đến 2025 ở các địa phương trong tỉnh Bạc Liêu.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Bạc Liêu 1ha nuôi tôm thu đến 23 tỉ đồng/năm

NHẬT HỒ |

Đây là một bước thành công bất ngờ của mô hình nuôi tôm trong bể tròn nổi tại Bạc Liêu. Doanh thu của mô hình nuôi này lên đến 23 tỉ đồng/ha/năm. Con số cao nhất từ trước đến nay tại các tỉnh nuôi tôm nước lợ phía Nam.

Long An: Yêu cầu cắt điện hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát

Kỳ Quan |

Nhiều hộ dân vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An đã chuyển nhiều diện tích đất trồng lúa sang nuôi tôm thẻ chân trắng không đúng theo quy hoạch của địa phương. Chính quyền địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp ngăn việc làm tự phát trên, trong đó có biện pháp cắt điện các hộ nuôi tôm trái phép.

Bỏ lúa, mía trồng cam, nuôi tôm nông dân ĐBSCL thu tiền tỷ mỗi năm

TRẦN LƯU |

Nhiều năm trồng lúa, mía... kém hiệu quả, nông dân các tỉnh, thành ĐBSCL đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất. Những thửa đất nông nghiệp xơ xác ngày nào, giờ đã đổi thay, mang lại sinh kế đủ đầy cho nông dân...

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.

6 lần thu hồi đất bất thành của chính quyền TP Thái Nguyên

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Dù các cơ quan chức năng có hàng loạt thông báo yêu cầu di dời tài sản, bàn giao lại đất nhưng Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao vẫn phớt lờ.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.