Câu chuyện quản lý: Vỡ trận Grab, Uber...

THẨM HỒNG THỤY |

Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão; bảo đảm quyền lựa chọn của người tiêu dùng, không nên cấm những hoạt động vận tải như Grab, Uber…

 Nhưng, nếu cứ không quản như hiện nay, thì giao thông Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đã vỡ trận rồi, sẽ đi đến vỡ tung. Nhìn những con số đáng lo lắng sau đây: Cuối 2015, TPHCM chỉ có từ 200-300 xe dưới 9 chỗ chạy hợp đồng đường dài. Với sự tham gia và gia tăng mạnh mẽ số lượng xe ôtô chở khách dưới 9 chỗ chạy hợp đồng chủ yếu từ Grab và Uber, đến tháng 4.2017 TPHCM có đến hơn 22.000 xe thuộc loại dịch vụ này.

Khi Grab mới cung cấp dịch vụ, Cty này cho rằng nhờ tiện ích đặt xe qua ứng dụng di động nên tài xế Grab không cần lúc nào cũng chạy lang thang trên đường vì thế tiết giảm được phát thải gây ô nhiễm cũng như giảm tình trạng xe lưu thông trên đường. Nhưng khi người người có xe máy, ôtô tham gia chạy Grab, Uber… xe các tỉnh đổ về TPHCM và Hà Nội chạy loại hình vận tải này rất nhiều; sự cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, càng khiến người ta phải thường xuyên chạy trên đường để chủ động tiếp cận các điểm khách trên đường, ở các khu dân cư…, mặt đường càng thêm áp lực đông đúc xe cộ, ùn tắc càng trầm trọng.

Theo Bộ GTVT thì hiện có 6 phần mềm/ứng dụng đặt xe chính thức được thí điểm (Grab, Uber, V.Car, Thanh Cong Car, S Car, Vic Car) với 13.534 chiếc phương tiện. Nhưng khó mà tin được vào con số báo cáo này. “Chúng tôi không nắm được Uber có mấy ngàn xe. Chúng tôi nài nỉ xin số liệu mà không được” (lời ông Hà Huy Quang - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội).

Không rõ ai, cơ quan nào, đang thực sự quản lí loại hình vận tải Grab, Uber? Bộ GTVT không thể chỉ có trách nhiệm cấp phép là xong mặc cho áp lực ùn tắc giao thông, kẹt xe đang diễn ra trầm trọng ở hai đầu Hà Nội và TPHCM? Các Sở GTVT đòi quản Grab, Uber… bằng logo, phù hiệu, mào chụp để nhận diện. Việc đơn giản vậy, sao Bộ GTVT chưa chịu “nhúc nhích”?

Taxi còn được quy hoạch về số lượng phương tiện vậy còn Grab, Uber thì sao, ai chịu trách nhiệm quy hoạch khi sở GTVT thì đang trong tình trạng “chúng tôi không nắm được”? Bộ GTVT còn chờ đến bao giờ, hay chờ đến lúc tình trạng giao thông tại Hà Nội và TPHCM vỡ tung? Tại thời điểm hiện nay, hiếm có loại hình dịch vụ nào mà các địa phương khi nghe cấp trung ương cho phép thí điểm là lại giật mình thon thót, như Grab, Uber!

THẨM HỒNG THỤY
TIN LIÊN QUAN

Một nhà hàng ở Yên Bái bị tố chặt chém đoàn từ thiện bão lũ

Trần Bùi |

Một nhà hàng trên địa bàn TP Yên Bái bị đoàn khách từ thiện tố "chặt chém" khi thu hóa đơn tới gần 5 triệu đồng cho bữa cơm 12 người.

Sạt lở khiến một ngôi trường đang xây có nguy cơ đổ sập

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một ngôi trường đang xây dựng thì bị đất đá sạt lở, hậu quả khiến công trình xô nghiêng, nứt và có nguy cơ đổ sập.

Bão số 4 gây mưa, vườn nhà dân xuất hiện hố sụt lún

HƯNG THƠ |

Ảnh hưởng bão số 4 đã gây mưa, khiến 1 hố sụt lún xuất hiện ở vườn nhà dân ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Dự án 3 lần lùi tiến độ bị thanh tra toàn diện tại Quảng Nam

Lam Duy |

Dự án của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Viesky bị thanh tra toàn diện tại Quảng Nam có 3 lần xin điều chỉnh tiến độ.

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay

ĐÌNH TRỌNG |

Cơ quan chức năng tại tỉnh Bình Dương cho biết, sáng nay (19.9), bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sau khi được xét giảm án.

Bão số 4 chưa vào, cây cối ở Quảng Bình đã bật gốc

CÔNG SÁNG |

Bão số 4 chưa vào, cây cối tại đường Võ Thị Sáu (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đã bật gốc.

Ứng phó bão số 4, chủ động với các tình huống xấu nhất xảy ra

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cầu trên tuyến nối Hòa Bình với Hà Nội bị nứt gãy, sụt mố

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, may mắn không gây thiệt hại về người.