Chưa đến mức phải giải chấp cổ phiếu liên quan khoản vay của Tập đoàn FLC

Gia Miêu |

Những lo ngại về giá cổ phiếu của “họ FLC” cũng như những giao dịch tín dụng tại ngân hàng đang là chủ nợ của Tập đoàn FLC cũng là điều mà nhà đầu tư quan tâm.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021, Tập đoàn FLC có 24.065 tỉ đồng nợ phải trả, chiếm 71% tổng nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2021. Tập đoàn FLC có hơn 2.034 tỉ đồng nợ vay ngắn hạn và 4.169 tỉ đồng nợ vay dài hạn. Chi phí lãi vay trong năm này là 375 tỉ đồng, giảm 33% so với năm trước và tương đương 91% lợi nhuận gộp của Tập đoàn FLC.

Trong đó, Sacombank là chủ nợ lớn nhất với dư nợ ngắn và dài hạn hơn 1.840 tỉ đồng vào cuối năm 2021. Đầu năm 2022, Tập đoàn FLC không có dư nợ mới tại Sacombank. BIDV cũng cho Tập đoàn FLC vay hơn 1.747 tỉ đồng; OCB với 1.392 tỉ đồng; NCB cho vay 634 tỉ đồng và Agribank là 169 tỉ đồng.

Các khoản nợ trên được Tập đoàn FLC thế chấp chủ yếu bằng quyền sử dụng đất, các tài sản gắn liền với đất và tài sản khác. Ngoài ra, Tập đoàn FLC dùng 60 triệu cổ phiếu Bamboo Airways để làm tài sản đảm bảo cho một khoản vay tại NCB.

Ngoài Tập đoàn FLC, các ngân hàng còn cho vay hàng trăm tỉ đồng tại FLCHomes, FLC Faros. BCTC hợp nhất quý 4/2021 của FLCHomes (FHH) cho thấy gần 400 tỉ đồng khoản vay ngắn và dài hạn tại Sacombank có thời hạn 15 năm, mục đích là bù đắp vốn tự có đã chi. Tài sản đảm bảo gồm 57,5 triệu cổ phiếu Bamboo Airways (BAV) do ông Trịnh Văn Quyết sở hữu và toàn bộ tài sản/quyền tài sản thuộc và/hoặc liên quan đến dự án sân golf Hạ Long. FLCHomes cũng vay gần 200 tỉ đồng tại NCB để bổ sung vốn lưu động. Tài sản đảm bảo là cổ phiếu Bamboo Airways, gồm 30 triệu cổ phiếu do vợ chồng ông Quyết sở hữu và 30 triệu cổ phiếu thuộc FLC sở hữu.

FLCHomes vay OCB 108 tỉ đồng để bổ sung vốn lưu động. Tài sản đảm bảo gồm các khoản tiền gửi và cổ phiếu do Bamboo Airways phát hành. Trong số này có 5,06 triệu cổ phiếu do vợ chồng ông Quyết sở hữu và 13 triệu cổ phiếu do FLC sở hữu.

Thông tin ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC bị bắt giữ khiến cổ đông nhiều ngân hàng lo lắng, vì một số ngân hàng hiện đang là “chủ nợ” lớn của Tập đoàn FLC.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc OCB cho hay, các khoản vay của FLC tại OCB chủ yếu là vay đầu tư vào dự án, ngoài ra có một phần cho vay ngắn hạn vốn lưu động với Bamboo Airways, nhưng không nhiều.

Liên quan đến khoản vay được thế chấp bằng cổ phiếu của Bamboo Airways, ông Tùng cho hay, hiện tổng giá trị tài sản đảm bảo bằng bất động sản mà ngân hàng nắm giữ khoảng hơn 2.000 tỉ đồng, lớn hơn rất nhiều so với khoản vay của FLC tại OCB (thông thường ngân hàng chỉ cho vay 70 - 80% tổng giá trị tài sản đảm bảo). Chính vì vậy, nếu có rủi ro xảy ra, chỉ riêng xử lý tài sản đảm bảo là ngân hàng đã đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Tổng số tài sản thế chấp bằng cổ phần BAV (Bamboo Airways) mà OCB nhận về đảm bảo cho khoản vay chỉ khoảng 100 tỉ đồng - chủ yếu bổ sung thêm tài sản đảm bảo cho khoản vay vốn lưu động và làm tăng trách nhiệm ràng buộc của doanh nghiệp. Quan điểm của ngân hàng luôn luôn là: Bất động sản luôn là tài sản đảm bảo chủ chốt, cổ phần chỉ là tài sản bổ sung.

Mặc dù lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp bị bắt là thông tin xấu, song CEO ngân hàng OCB cho rằng, hoạt động của FLC hiện đang khá ổn, giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Riêng với cổ phần BAV, theo lãnh đạo OCB, Bamboo Airways là hãng hàng không tốt. Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành du lịch, hàng không nói riêng hồi phục, cổ phiếu BAV không phải là không có giá trị. Vì vậy, đến thời điểm này, OCB không có ý định bán giải chấp cổ phiếu.

Trước đó, Sacombank là ngân hàng đầu tiên lên tiếng về các giao dịch tín dụng của FLC tại ngân hàng. Sacombank khẳng định các khoản vay của FLC đảm bảo tuân thủ pháp luật và an toàn.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán sáng 30.3: Cổ phiếu họ FLC 3 phiên liên tiếp giảm sàn trắng mua

NHÓM PV |

Thị trường diễn biến giằng co; Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng; Cổ phiếu họ FLC phiên thứ 3 liên tiếp giảm sàn, trắng bên mua... là những diễn biến đáng chú ý trên thị trường Chứng khoán sáng ngày 29.3.

Lệnh bán sàn chồng chất, 200 triệu cổ phiếu nhóm FLC vắng bên mua

Đức Mạnh |

Tính đến 10h sáng nay (30.3), tổng cộng 6 mã thuộc "hệ sinh thái FLC" ghi nhận tới hơn 200 triệu cổ phiếu kê bán sàn. Những ngân hàng niêm yết cho FLC vay nợ cũng chịu rung lắc mạnh mẽ.

Hành trình xây dựng Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết

Cát Tường - Văn Thắng |

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC ra đời vào năm 2010 với tiền thân là Công ty SMiC do Chủ tịch Trịnh Văn Quyết và các cộng sự thành lập.

Sacombank lên tiếng về các khoản vay của Tập đoàn FLC

Gia Miêu |

Sacombank cho biết các khoản vay của Tập đoàn FLC tại ngân hàng đảm bảo đúng quy định pháp luật và an toàn.

Trực tiếp bóng đá Man City 1-2 Arsenal: Hiệp 2

Nhóm PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Man City và Arsenal ở vòng 5 Premier League diễn ra vào lúc 22h30 ngày 22.9.

Bàn giao túi vàng bỏ quên trong thùng từ thiện gửi vùng lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Tối 22.9, thông tin từ Công an huyện Bảo Thắng, Công an xã Xuân Quang đã tổ chức bàn giao túi đồ trang sức bằng vàng bỏ quên trong thùng đồ từ thiện.

Thanh Hóa di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh ra khỏi điểm sạt lở

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lớn khiến sạt lở đất vào khu ký túc xá học sinh, ngay sau đó lực lượng chức năng đã di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh đến nơi an toàn.

Thể Công Viettel thắng ngược Hà Nội FC tại sân Mỹ Đình

NHÓM PV |

Tối 22.9, Thể Công Viettel đã đánh bại Hà Nội FC với tỉ số 2-1 tại vòng 2 LPBank V.League 2024-2025.