Có nên siết dòng tiền ngân hàng chảy vào bất động sản?

T.CHÍ |

Hiện các doanh nghiệp bất động sản đang huy động phần lớn vốn dự án từ dòng tiền các ngân hàng. Vậy có nên siết dòng tiền từ ngân hàng chảy vào bất động sản?

Trong văn bản vừa gửi Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 28.9, Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) cho rằng:

Chưa nên áp dụng quy định kể từ ngày 1.1.2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn. Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200% (theo Khoản 17 Điều 1 Thông tư 19/2017/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung Điều 17 Thông tư 36/2014/TT-NHNN).

HoREA đề xuất các tổ chức tín dụng được tiếp tục sử dụng tỷ lệ tối đa 45% của nguồn vốn ngắn hạn, để cho vay trung hạn và dài hạn trong năm 2019 như đang được áp dụng trong năm 2018, theo Thông tư 19/2017/TT-NHNN.

Theo HoREA, việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn từ 45% về 40%, kể từ ngày 1.1.2019, là chưa cần thiết và chưa phù hợp với thực tiễn và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ổn định của thị trường bất động sản.

Giải thích rõ hơn, HoREA cho rằng, doanh nghiệp bất động sản hoạt động kinh doanh cần nguồn vốn trung hạn, dài hạn. Ở các nước phát triển thì các quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản; Nguồn vốn tín dụng chủ yếu phục vụ người mua nhà, trong lúc phần lớn người tiêu dùng ở các nước này lựa chọn phương thức thuê nhà. 

Còn ở nước ta, trong thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc rất lớn vào nguồn vay tín dụng ngân hàng, và nguồn vốn huy động trước từ khách hàng, mà phần lớn khách hàng cũng vay ngân hàng để mua nhà.

Nhưng do nguồn vốn huy động tiết kiệm ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, nên các ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của thị trường bất động sản. 

Theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, tùy theo quy mô diện tích dự án, chủ đầu tư phải có vốn chủ sở hữu 15% hoặc 20% vốn đầu tư, còn lại 80-85% nhu cầu vốn thì chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng.

Trong 8 tháng đầu năm 2018, dư nợ bất động sản cả nước chiếm tỷ trọng khoảng 7% tổng dư nợ tín dụng, chưa bao gồm một phần tín dụng tiêu dùng có liên quan bất động sản.

Nếu thống kê cả phần tín dụng tiêu dùng có liên quan bất động sản thì tỷ trọng tín dụng bất động sản lên đến khoảng 14,43%. 

Riêng tại TP.HCM, dư nợ bất động sản là 10,8% cao hơn mức bình quân của cả nước. Nếu tính cả tín dụng cho vay tiêu dùng có liên quan bất động sản thì cho vay bất động sản trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng khoảng 15% tổng dư nợ. Điều này có tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống tín dụng và cả doanh nghiệp bất động sản. 

Việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế từ các quỹ đầu tư bất động sản và thị trường chứng khoán vẫn chưa khả quan, vì cho đến nay, bên cạnh vài quỹ đầu tư tài chính nước ngoài như Vinacapital, Dragon Capital, HomeCredit..., cả nước mới chỉ có một quỹ đầu tư bất động sản. Trong khi đó, thị trường chứng khoán vẫn chưa trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của thị trường bất động sản do mới chỉ có rất ít doanh nghiệp bất động sản niêm yết.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN ngày 2.8.2018 chủ trương: "Không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt); Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông; Kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, nhất là tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản", nên trên thực tế, các ngân hàng khó còn "room" tín dụng để cho vay bất động sản.

T.CHÍ
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Giá nhà đất tăng chóng mặt, "cò" đất làm loạn

Bảo Chương |

Thời gian gần đây, giá đất nền tại một số khu vực ngoại thành và vùng ven trung tâm TPHCM có tốc độ tăng phi mã, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường và người tiêu dùng.

Hải Phòng: Hơn 14ha đất quốc phòng bị giang hồ ngang nhiên “xẻo thịt”

NHÓM PV ĐBB |

Khu đất Quốc phòng rộng 14,2ha do Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng) quản lý tại khu Đồng Xá (phường Thành Tô, quận Hải An, TP. Hải Phòng), đang bị một số đối tượng xã hội tổ chức san lấp, xây dựng nhà, mua bán, chuyển nhượng trái phép, gây bức xúc dư luận. Hàng trăm căn nhà xây dựng trái phép mọc lên trên khu đất này mà chưa có biện pháp ngăn chặn. Đất quốc phòng đang bị “xẻo thịt” không thương tiếc.

Đại đô thị đẳng cấp “Singapore và hơn thế nữa”

Tuấn Hải |

Ngày 28.09.2018, Cty Cổ phần Vinhomes chính thức công bố quy hoạch dòng sản phẩm VinCity theo mô hình “Đại đô thị đẳng cấp Singapore và hơn thế nữa”. Theo đó, các khu đô thị VinCity thường có quy mô lớn lên đến hàng trăm ha, không xa trung tâm Hà Nội và Tp. HCM, được quy hoạch và phát triển theo mô hình đô thị văn minh, hiện đại của Singapore.

Vụ công trình làm nứt nhà dân ở Hà Nội, chính quyền nói gì?

NHÓM PV |

Theo chính quyền phường Quang Trung, hình ảnh công nhân đang làm việc tại công trình số nhà 19, ngõ 136/98 Tây Sơn là để hút nước phòng dịch sốt xuất huyết.

Triều Tiên cho nổ tung tuyến đường bộ nối với Hàn Quốc

Khánh Minh |

Triều Tiên cho nổ tung các tuyến đường nối với Hàn Quốc vốn từng được coi là biểu tượng của sự hợp tác liên Triều.

Thân tín của bà trùm ma túy Oanh "Hà" được trả công 15 tỉ

Việt Dũng |

Trong số hơn 626kg ma túy mua bán xuyên quốc gia do bà trùm Oanh "Hà" cầm đầu, Nguyễn Văn Nam có mặt hầu hết ở các chuyến hàng, nhận công hậu hĩnh.

Bất cập tiền công đức 2 đền ở Ninh Bình do nguồn thu quá lớn

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Những tồn tại, bất cập trong việc quản lý tiền công đức tại đền Dâu và đền Quán Cháo (thành phố Tam Điệp) là do nguồn thu quá lớn.

Chánh văn phòng hãng luật bị tố đe dọa, xúc phạm phụ nữ

TRÍ MINH |

Một chánh văn phòng hãng luật bị tố cáo có hành vi đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm phụ nữ. Người dân đã trình báo sự việc tới cơ quan công an.

TPHCM: Giá nhà đất tăng chóng mặt, "cò" đất làm loạn

Bảo Chương |

Thời gian gần đây, giá đất nền tại một số khu vực ngoại thành và vùng ven trung tâm TPHCM có tốc độ tăng phi mã, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường và người tiêu dùng.

Hải Phòng: Hơn 14ha đất quốc phòng bị giang hồ ngang nhiên “xẻo thịt”

NHÓM PV ĐBB |

Khu đất Quốc phòng rộng 14,2ha do Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng) quản lý tại khu Đồng Xá (phường Thành Tô, quận Hải An, TP. Hải Phòng), đang bị một số đối tượng xã hội tổ chức san lấp, xây dựng nhà, mua bán, chuyển nhượng trái phép, gây bức xúc dư luận. Hàng trăm căn nhà xây dựng trái phép mọc lên trên khu đất này mà chưa có biện pháp ngăn chặn. Đất quốc phòng đang bị “xẻo thịt” không thương tiếc.

Đại đô thị đẳng cấp “Singapore và hơn thế nữa”

Tuấn Hải |

Ngày 28.09.2018, Cty Cổ phần Vinhomes chính thức công bố quy hoạch dòng sản phẩm VinCity theo mô hình “Đại đô thị đẳng cấp Singapore và hơn thế nữa”. Theo đó, các khu đô thị VinCity thường có quy mô lớn lên đến hàng trăm ha, không xa trung tâm Hà Nội và Tp. HCM, được quy hoạch và phát triển theo mô hình đô thị văn minh, hiện đại của Singapore.