Cuộc đua 5G, tại sao cứ phải là “ai có tốc độ cao nhất”?

Thế Lâm |

Các nhà mạng tại Việt Nam đang thử nghiệm dịch vụ 5G ở Hà Nội và TPHCM với những thông số đo đạc qua ứng dụng Speedtest vô hình chung làm dấy lên “cuộc đua” tốc độ.

Tốc độ mang tính trình diễn

Nhà mạng MoBiFone trong sự kiện trải nghiệm dịch vụ 5G tại TPHCM vào giữa tháng 12.2020, các kết quả Speedtest đo được tại điểm giao dịch 80 Nguyễn Du (Quận 1, TPHCM) cho kết quả tải xuống (download) trên dưới 1,6Gbps và tải lên (upload) trên dưới 120Mbps.

Với nhà mạng VinaPhone, trong sự kiện chính thức công bố vùng phủ sóng 5G tại Hà Nội và TPHCM, các kết quả Speedtest đo đạt được cho thấy tốc độ tải xuống trên dưới 1,8Gbps và tốc độ tải lên trên dưới 130Mbps ở bên trong hội trường.

Còn tại sự kiện công bố quyết định thành lập Thành phố Thủ Đức vào ngày cuối năm 31.12.2020, trạm phát sóng 5G của Viettel lắp đặt ở ngoài trời trong khuôn viên UBND Quận 2, kết quả đo đạc tốc độ dao động từ mức gần 800Mbps đến trên dưới 1,1Gbps đối với tải xuống và từ trên dưới 80-100Mbps đối với tải lên.

Mỗi bối cảnh sử dụng, không gian và môi trường khác nhau sẽ cho ra kết quả đo đạc tốc độ 5G qua Speedtest khác nhau (một lần đo tốc độ 5G của mobifone tại khu trải nghiệm 80 Nguyễn Du, Quận 1, TPHCM). Ảnh: Thế Lâm.
Mỗi bối cảnh sử dụng, không gian và môi trường khác nhau sẽ cho ra kết quả đo đạc tốc độ 5G qua Speedtest khác nhau (một lần đo tốc độ 5G của mobifone tại khu trải nghiệm 80 Nguyễn Du, Quận 1, TPHCM). Ảnh: Thế Lâm.

Các hoàn cảnh, môi trường khác nhau hoàn toàn có thể mang tới kết quả đo đạc tốc độ 5G rất khác nhau; và môi trường trong phòng, trong nhà mang tính chất gần với phòng thí nghiệm (lab) với ngoài trời càng mang đến kết quả khác nhau.

Nhìn chung, với các kết quả đo đạc được về tốc độ 5G từ các nhà mạng trong thời gian qua, cho dù khác nhau về bối cảnh, không gian, môi trường nhưng có một điểm chung giống nhau: Đó là đo đạc trình diễn hơn là thực tế sử dụng tương tự như không gian và lượng người dùng dịch vụ 4G hiện nay.

Điều người dùng cần từ thế hệ 3G, 4G và sắp tới 5G là gì?

Những năm 2009-2010 khi dịch vụ 3G chuẩn bị chính thức cung cấp ra thị trường, hầu như các nhà mạng đều hứa hẹn rằng 3G sẽ giúp giải quyết truy cập Internet tốc độ cao, xem video mượt, gọi video call không bị đứng hình, giật cục… Nhưng khi dịch vụ 3G được chính thức cung cấp, các lời hứa chỉ được hiện thực hóa một phần chứ không hoàn toàn, và sự chờ đợi được chuyển sang 4G.

Với 4G hiện nay, xem bóng đá trực tuyến hay thậm chí gọi video call qua các ứng dụng OTT không phải lúc nào cũng ổn định, vẫn thường hay xảy ra tình trạng chậm, đứng hình, thậm chí không thể xem được…

5G được hứa hẹn là có tốc độ cao gấp 10 lần 4G và có độ trễ cực thấp, chỉ khoảng 10ms (mili giây). Tuy nhiên tất cả mọi lời giới thiệu, hứa hẹn, thử nghiệm cũng mới chỉ mang tính lí thuyết và trình diễn mà thôi.

Đo đạo tốc độ 5G của Viettel ở ngoài trời qua Speedtest. Ảnh: Thế Lâm.
Đo đạc tốc độ 5G của Viettel ở ngoài trời qua Speedtest. Ảnh: Thế Lâm.

Còn khi dịch vụ được chính thức cung cấp và đi vào cuộc sống, sóng 5G sẽ phát huy tới đâu trong các đô thị nhà cửa san sát và cao ốc “tua tủa”, vật cản nhiều nơi dày đặc, hay những vùng nông thôn không nhiều người dùng 5G…, là những bài toán rất khác nhau mà các nhà mạng phải giải quyết từ tính toán đầu tư cho đến vấn đề kĩ thuật, yếu tố thái độ phục vụ và tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng.

Người viết bài này, có dịp đi qua vùng sa mạc của bang Arizona (Mỹ) và sóng 4G nhiều lúc “tắt ngấm”. Đó là bài toán đầu tư, không ai lại phủ sóng 4G tốn kém vào vùng sa mạc ít cư dân và rất ít người dùng. Nhưng vào nhiều thành phố, khu cư dân, thì 4G của họ ổn định.

Điều người dùng cần nhất từ thời 3G đến 4G hiện nay và 5G sắp tới là chất lượng dịch vụ ổn định. Không cần kiểu chất lượng chạy đua “lên đèo cao” để rồi sau đó “tụt xuống vực sâu”.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội để được sử dụng chính thức dịch vụ 5G - bao giờ?

Thế Lâm |

Đến thời điểm này, 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam là Viettel, VinaPhone và MobiFone đều đã chính thức thử nghiệm dịch vụ 5G theo giấy phép từ Bộ Thông tin và Truyền thông.

Make in Việt Nam, mạng 5G... và những thành tựu Khoa học Công nghệ năm 2020

Nhóm PV |

Trong một năm nhiều sóng gió do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19, khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng tự hào như chuyển đổi số, phát triển mạng 5G...

Thủ Đức được ưu tiên phủ sóng 5G để xây dựng chính quyền số

Thế Lâm |

Ngay trong lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Thủ Đức (TPHCM) ngày 31.12, nghi thức bấm nút khai trương mạng 5Gcung cấp cho thành phố cũng được tiến hành.

Thị trường đa dạng, Smartphone 5G giá ngày càng rẻ

Tuệ Nghi (T/H) |

Nếu như trước đây, người dùng từng phải chi ít nhất là 24 triệu đồng mới có thể sở hữu một chiếc Smartphone 5G hồi tháng 3 thì đến nay, chỉ cần chưa đến 8 triệu đồng.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.