Doanh nghiệp chây ì, câu giờ, kế hoạch cổ phần hóa năm 2018 khó về đích

Phạm Dung |

Nhiều doanh nghiệp nhà nước không thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng.

DNNN chây ì cổ phần hóa, thoái vốn 

Thông tin tại Họp báo chuyên đề về "Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN", chiều 19.11, ông Nguyễn Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp cho biết, tiến độ triển khai cổ phần hóa trong 9 tháng đầu năm 2018 còn chậm, có khả năng không đạt được theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10.7.2017 thì năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo công bố của bộ Tài chính, đến ngày 10.9.2018 mới cổ phần hóa được 11 doanh nghiệp. Trong đó, 2 thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đăng ký cổ phần hóa nhưng chưa triển khai được đơn vị nào. 

 
Ông Nguyễn Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp 

Cũng theo Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, việc triển khai thoái vốn nhà nước cũng rơi vào tình trạng chậm chễ, có khả năng không đạt kế hoạch đề ra.

Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17.8.2017 thì năm 2017 có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn, tuy nhiên lũy kế đến nay mới chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn theo kế hoạch (năm 2017 có 13 đơn vị; 9 tháng đầu năm 2018 có 18 đơn vị). 

Ông Tiến cũng chỉ ra các đơn vị chưa hoàn thành kế hoạch thoái vốn năm 2017 với số lượng doanh nghiệp và giá trị lớn như: Bộ Công Thương phải thoái vốn tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam với tổng giá trị thoái khoảng 7.000 tỉ đồng; Bộ Y tế phải thoái vốn tại Tổng công ty Dược Việt Nam với giá trị phải thoái  khoảng 829 tỉ đồng; Bộ Xây dựng phải thoái vốn tại 8 doanh nghiệp với tổng giá trị phải thoái khoảng 2.400 tỉ đồng; Thành phố Hà Nội phải thoái vốn tại 17 doanh nghiệp với tổng giá trị phải thoái là 682 tỉ đồng, đã thoái 156 tỉ đồng, còn 526 tỉ đồng theo kế hoạch năm 2017.

Bộ, ngành chưa thực hiện nghiêm

Ông Tiến chỉ ra 4 nguyên nhân của việc doanh nghiệp chậm cổ phần hóa, thoái vốn.

Theo đó, một số Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo. Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.

Một số DNNN chậm sửa đổi bổ sung các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu hao vật tư, nguyên nhiên vật liệu để phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế, từ đó chậm đổi mới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Quá trình cổ phần hóa DNNN cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước cổ phần hóa làm kéo dài thời gian thực hiện cổ phần hóa. Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do Ủy ban nhân dân địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa.

Tỷ lệ vốn nhà nước trong Phương án cổ phần hóa DNNN còn cao dẫn đến giảm sức hút đối với các nhà đầu tư mua cổ phần, ảnh hưởng đến thành công của việc cổ phần hóa.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Giảm giá "sập sàn" lên tới gần 80%, doanh nghiệp vẫn lãi khủng trong ngày Thứ Sáu đen tối

PD |

Dù giảm giá có thể lên tới 80% nhưng các doanh nghiệp vẫn thu lãi "khủng" nhờ ngày Black Friday - Thứ Sáu đen tối. 

Từ Thế giới Di động đến FPT Shop: Doanh nghiệp lao đao vì hacker

Phạm Dung |

Liên tiếp các vụ việc hacker tuyên bố sở hữu thông tin khách hàng của các doanh nghiệp đã khiến cho các đơn vị này rơi vào tình trạng khốn đốn. 

Xuất siêu có thể đạt khoảng 2-3 tỉ USD trong năm 2018, doanh nghiệp trong nước "qua mặt" khối FDI

Kh.V |

Với mức tăng trưởng lên tới 14,2%, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (XK) hàng hóa của nước ta sau 10 tháng năm 2018 đã cao hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 8-10% trong năm 2018. Điều đáng nói là giá trị XK các doanh nghiệp (DN) trong nước đã vượt DN FDI.

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.

Giảm giá "sập sàn" lên tới gần 80%, doanh nghiệp vẫn lãi khủng trong ngày Thứ Sáu đen tối

PD |

Dù giảm giá có thể lên tới 80% nhưng các doanh nghiệp vẫn thu lãi "khủng" nhờ ngày Black Friday - Thứ Sáu đen tối. 

Từ Thế giới Di động đến FPT Shop: Doanh nghiệp lao đao vì hacker

Phạm Dung |

Liên tiếp các vụ việc hacker tuyên bố sở hữu thông tin khách hàng của các doanh nghiệp đã khiến cho các đơn vị này rơi vào tình trạng khốn đốn. 

Xuất siêu có thể đạt khoảng 2-3 tỉ USD trong năm 2018, doanh nghiệp trong nước "qua mặt" khối FDI

Kh.V |

Với mức tăng trưởng lên tới 14,2%, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (XK) hàng hóa của nước ta sau 10 tháng năm 2018 đã cao hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 8-10% trong năm 2018. Điều đáng nói là giá trị XK các doanh nghiệp (DN) trong nước đã vượt DN FDI.