Doanh nghiệp hụt hẫng khi EVN muốn mua thêm điện gió từ Lào

Cường Ngô |

EVN kiến nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng chủ trương nhập điện gió từ Lào và bổ sung quy hoạch đường dây đấu nối để giảm nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc. Điều này phải chăng là nghịch lý khi điện gió trong nước chưa được huy động hết nhưng lại phải mua điện gió từ bên ngoài.

Cơ sở để đàm phán giá với EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, nhiều nhà đầu tư dự án điện gió muốn bán điện cho Việt Nam với tổng công suất 4.149 MW, đấu nối qua khu vực Quảng Trị. Trong số này, có hai dự án là Savan 1 và AMI Savanakhet (Lào) muốn bán điện cho Việt Nam từ nay đến 2025.

Sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị phương án nhập khẩu điện gió của Nhà máy điện gió Trường Sơn từ Lào, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương góp ý về chủ trương này làm căn cứ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trao đổi với Lao Động ngày 21.12, ông Bùi Vạn Thịnh - Chủ tịch Hội Điện gió tỉnh Bình Định - cho hay, việc EVN mua thêm điện gió ở Lào cũng là điều bình thường, bởi hiện nay, miền Bắc vẫn đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong những năm tới. Việc mua điện gió từ Lào sẽ thuận lợi cho việc truyền tải hơn. Lâu nay, EVN cũng đã mua thủy điện từ quốc gia này.

Tuy nhiên, ông Thịnh đề nghị cần sớm hoàn thiện các cơ chế chính sách cho nhà đầu tư điện tái tạo trong nước.

Bởi các dự án điện tái tạo chuyển tiếp đã được EVN đàm phán và huy động nguồn điện, song việc ký kết hợp đồng mua bán điện vẫn còn nhiều khó khăn do liên quan thủ tục, khung giá phát điện của Bộ Công Thương đưa ra còn thấp. Vì vậy, cần đẩy nhanh các quy trình, thủ tục để ký hợp đồng mua bán điện chính thức, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên.

Một dự án điện gió tại Bình Định. Ảnh: Cường Ngô
Một dự án điện gió tại Bình Định. Ảnh: Cường Ngô

Ông Thịnh dẫn thông tin từ EVN cho hay, giá trần điện gió từ Lào về Việt Nam là 6,95 cent một kWh với các dự án điện vận hành thương mại trước ngày 31.12.2025. Mức này cạnh tranh hơn nhiều so với các nguồn điện gió trong nước vận hành thương mại trước ngày 1.11.2021, với điện gió trên đất liền 8,5 cent và điện gió trên biển 9,8 cent một kWh.

Tuy nhiên, ông Thịnh cho biết, hiện nay, các nguồn điện gió chuyển tiếp (những dự án không được hưởng giá Fit ưu đãi) đang áp theo khung giá điện của Bộ Công Thương 6,42-7,34 cent một kWh (1.587-1.816 đồng).

"Mức giá này thấp so với giá điện nhập từ Lào. Đó là lý do suốt năm qua, vẫn chưa có dự án điện tái tạo chuyển tiếp nào đàm phán được giá phát điện chính thức theo Quyết định 21 (ban hành tháng 1.2023) với EVN" - ông Thịnh nói và cho hay, đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp đàm phán giá mua điện tái tạo chuyển tiếp với EVN, ít nhất phải bằng với giá mua điện gió từ Lào.

Doanh nghiệp điện gió trong nước "rất bất ngờ"

Nói với Lao Động ngày 21.12, một doanh nghiệp đầu tư dự án điện gió ở Việt Nam cho biết, suốt năm qua, vẫn chưa có dự án điện tái tạo chuyển tiếp nào đàm phán được giá phát điện chính thức theo Quyết định 21 (ban hành tháng 1.2023) với EVN.

EVN cho rằng, hiện nay, lượng điện nhập của doanh nghiệp này chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong quy mô tổng công suất toàn hệ thống điện, cho nên đề xuất mua thêm điện từ Lào không ảnh hưởng đến hệ thống, đồng thời hỗ trợ giảm chi phí mua điện, đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Tuy nhiên, theo vị chủ doanh nghiệp đầu tư điện gió, "đây chỉ là lập luận của EVN", bởi doanh nghiệp điện gió ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn khi chưa đàm phán được giá điện chính thức.

Nguyên nhân là do giá trần ngưỡng 1.587,12 đồng/kWh để đàm phán cho dự án đang thấp hơn suất đầu tư doanh nghiệp đã bỏ ra, khiến doanh nghiệp bị lỗ. Vì thế, mức giá đề xuất mua điện gió từ Lào khiến nhà đầu tư “rất bất ngờ”, thậm chí hụt hẫng.

Ông cho hay, hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư “đổ” hàng nghìn tỉ để làm các dự án điện gió, nhưng hai năm nay vẫn chưa được phát điện, hoặc phát điện với mức giá tạm bằng 50% khung giá phát điện.

“Điều này đã phá vỡ cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Giờ EVN muốn nhập khẩu điện gió từ Lào thì doanh nghiệp điện gió như chúng tôi không biết phải làm như thế nào” - ông nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Dự án điện gió hàng đầu Trung Quốc đi vào vận hành

Thanh Hà |

Dự án điện gió công suất 3,1 triệu kW được đưa vào hoạt động ngày 18.12 tại Khu tự trị Nội Mông phía bắc Trung Quốc, Tân Hoa Xã thông tin.

Khởi công xây dựng nhà máy điện gió 1.500 tỉ đồng ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Nhà máy điện gió Hải Anh được khởi công xây dựng ở huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng, triển khai trên diện tích 20ha.

Phát hiện loạt trụ điện gió xây dựng trên đất rừng phòng hộ

HƯNG THƠ |

2 nhà máy điện gió triển khai đầu tiên ở miền núi tỉnh Quảng Trị đã thi công trụ điện gió trên đất rừng phòng hộ từ năm 2017. Kỳ lạ rằng, sau khi dự án đi vào hoạt động nhiều năm nay, cơ quan chức năng mới phát hiện.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Người dân xóm lưới ở Cần Thơ trông mong mùa nước nổi

MỸ LY - NGÂN TÂM |

Cần Thơ - "Năm nào, chúng tôi cũng mong mau đến mùa nước nổi để có việc làm nhiều, tăng thu nhập” -một nhân công tại làng nghề đan lưới Thơm Rơm bày tỏ.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Dự án điện gió hàng đầu Trung Quốc đi vào vận hành

Thanh Hà |

Dự án điện gió công suất 3,1 triệu kW được đưa vào hoạt động ngày 18.12 tại Khu tự trị Nội Mông phía bắc Trung Quốc, Tân Hoa Xã thông tin.

Khởi công xây dựng nhà máy điện gió 1.500 tỉ đồng ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Nhà máy điện gió Hải Anh được khởi công xây dựng ở huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng, triển khai trên diện tích 20ha.

Phát hiện loạt trụ điện gió xây dựng trên đất rừng phòng hộ

HƯNG THƠ |

2 nhà máy điện gió triển khai đầu tiên ở miền núi tỉnh Quảng Trị đã thi công trụ điện gió trên đất rừng phòng hộ từ năm 2017. Kỳ lạ rằng, sau khi dự án đi vào hoạt động nhiều năm nay, cơ quan chức năng mới phát hiện.