Doanh nghiệp khát vốn - giải pháp nào để thoát khỏi cơn bĩ cực?

Đức Mạnh |

Theo các chuyên gia, hệ thống ngân hàng sau 2 năm COVID-19 đang chưa đáp ứng kịp nhu cầu hồi phục kinh tế. Điều này đã dẫn đến cơn khát vốn tại các doanh nghiệp mà chúng ta cần tìm hướng giải quyết.

Chỉ hỗ trợ doanh nghiệp đủ điều kiện rồi thì chưa đủ

Để khơi thông dòng vốn cho các doanh nghiệp, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội - cho rằng việc đầu tiên là phải thực hiện tốt Nghị quyết 42 trong xử lý nợ xấu.

Thứ hai, đã có rất nhiều gói hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp như giảm lãi vay, giảm các loại thuế phí hay cho vay ưu đãi giảm 2%. Các Nghị định hướng dẫn kéo dài đến ngày 31.12.2022, nhưng ông Quốc Anh mong muốn kéo dài thêm 6 tháng nữa, tức đến 30.6.2023 thì sẽ đạt được hiệu quả.

Thứ ba, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp thông qua hệ thống đào tạo quản trị về tài chính, dòng tiền cũng vô cùng quan trọng. Đồng thời, hệ thống ngân hàng 6 tháng cuối năm và những năm tiếp theo nên tiếp tục cắt giảm các khâu quản trị, từ đó giảm được lãi suất cho vay.

Ông Lê Long Giang - Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) - cho biết, nếu chỉ hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp đủ điều kiện rồi thì chưa đủ.

"Nên có nhiều chính sách như cho vay lãi suất 0% với những ngành nghề được đánh giá trong 2 năm COVID-19 vừa rồi đã không thể trụ được. Hệ thống Chính phủ có thể dùng bớt một phần nguồn vốn từ đầu tư công để khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp. Kèm theo đó là những chính sách và điều kiện cụ thể", ông Giang đề xuất.

Đối với nguồn vốn từ kênh chứng khoán, ông Quốc Anh nhấn mạnh rằng bản thân các doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, minh bạch và nghiêm túc, thực hiện đúng pháp luật và không vi phạm về mặt đạo đức.

Song hành là cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá những tổ chức tín dụng, doanh nghiệp làm việc nghiêm túc và cả những doanh nghiệp vi phạm. Nếu muốn mở rộng hơn thì có thể kêu gọi thêm nguồn lực từ các tổ chức tín dụng quốc tế đầu tư vào thị trường.

Trong khối liên kết, hợp tác, doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận một làn sóng mới. Đó là M&A giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư với nhau. Đặc biệt là phải chấp nhận việc chuyển nhượng các cổ phần, các dự án cho nhà đầu tư mới để có thể tăng quy mô của doanh nghiệp.

Bổ sung thêm, Chủ tịch VFCA cho biết cần có những cơ chế để thúc đẩy nhà đầu tư sử dụng các công cụ tài chính hỗ trợ như quỹ đầu tư và chứng chỉ quỹ.

Cả hai chuyên gia đều đồng tình rằng việc nâng hạng thị trường chứng khoán là điều vô cùng cần thiết. Nâng hạng ở đây là không chỉ là uy tín quốc gia được nâng lên, mà uy tín về thị trường tài chính, uy tín doanh nghiệp cũng sẽ được nâng cao. Các tổ chức tín dụng luôn quan tâm đến những nước đang phát triển có cơ cấu dân số, quy mô về mặt thị trường, tài chính minh bạch, đặc biệt khâu thanh khoản không bị đổ vỡ khi dịch bệnh COVID-19 kéo dài như vậy.

 
Các chuyên gia bàn luận về các giải pháp nhằm khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp trong chương trình Talkshow Phố Tài chính (VTV8).

Doanh nghiệp cần có quỹ trích lập dự phòng rủi ro từ 3-5%

Về phía các doanh nghiệp, ông Quốc Anh lưu ý rằng nên có quỹ trích lập dự phòng rủi ro từ 3 - 5%. Điều này đều đã có quy định nhưng vẫn phải mang yếu tố tự nguyện từ phía các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần thắt chặt các hoạt động quản trị về mặt tài chính, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, chuyên viên, đặc biệt là giám đốc tài chính, kế toán công nợ, kế toán tổng hợp và cả những bộ phận về mặt thu chi.

Bàn luận thêm, đại diện VFCA cho rằng doanh nghiệp trong giai đoạn này sẽ phải chủ động tìm kiếm những nguồn vốn khác ngoài ngân hàng. Chẳng hạn như các quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực đó.

"Ví dụ như trong chủ trương phát hành năng lượng sạch. Đã có một số doanh nghiệp phát hành được những trái phiếu xanh và gọi vốn thành công. Nhưng đôi khi các doanh nghiệp lại không biết đến nguồn vốn đó nên phải đi vay những ngân hàng truyền thống hoặc những tổ chức khác thì sẽ khó khăn hơn", ông Giang nói thêm.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Hoãn xét xử cựu phóng viên cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp

Quang Việt |

Hà Nội - Nguyễn Ngọc Diệp phát hiện một số sai phạm về quảng cáo sản phẩm của Công ty Đông y Xứ Mường nên đã viết bài rồi cưỡng đoạt của doanh nghiệp này dưới hình thức "hợp đồng truyền thông" trị giá 35 triệu đồng/năm.

Thiếu đơn hàng, doanh nghiệp cho người lao động nghỉ cả thứ bảy

Nam Dương |

TPHCM- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp thiếu đơn hàng, trong đó nhận định chung do ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraina khiến người dân Mỹ, Châu Âu thắt chặt chi tiêu, giảm mua sắm quần áo, giày dép.

Doanh nghiệp mở rộng các điểm bán lẻ đa kênh phục vụ khách hàng

THU GIANG |

Việt Nam đang được đánh giá là một trong những thị trường “màu mỡ” của ngành bán lẻ không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Nhiều doanh nghiệp ở thời điểm này cũng đang liên tục thiết lập các mô hình buôn bán đa kênh để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng sau dịch COVID-19.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.