Đột phá công nghệ, chuyển đổi số: Việt Nam sẽ có những tập đoàn mang tầm quốc tế

Văn Nguyễn ghi |

Kết luận tại sự kiện “Đối thoại 2045” tổ chức tuần qua tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận khát khao cháy bỏng của cộng đồng doanh nghiệp về một Việt Nam phát triển cường thịnh vào năm 2045. Đồng thời, Thủ tướng bày tỏ niềm tin mãnh liệt rằng sau 25 năm nữa, Việt Nam sẽ xuất hiện những doanh nghiệp, tập đoàn khổng lồ với thương hiệu mạnh mang tầm quốc tế.

Ông Nghiêm Xuân Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Vietcombank: Tạo đột phá trong công nghệ, chuyển đổi số

Ở thời điểm hiện nay, Vietcombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên đạt lợi nhuận 1 tỉ USD (hơn 23.000 tỉ đồng), nằm trong top 200 định chế tài chính ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất toàn cầu và là doanh nghiệp niêm yết Việt Nam duy nhất nằm trong 1.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo bình chọn của Fober.

Trong chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chúng tôi định hướng trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam, quy mô lợi nhuận đạt 3 tỉ USD, nằm trong 50 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á và nằm trong 200 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, nằm trong 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu.

Trong các đề xuất gửi tới lãnh đạo Đảng, Chính phủ, chúng tôi kiến nghị cần tổng kết đánh giá, nhận diện đầy đủ và hành động mạnh mẽ hơn thúc đẩy đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để các doanh nghiệp này giữ vững vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước.

Đồng thời tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khoá XII.

Ông Nghiêm Xuân Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Vietcombank. Ảnh: N.H
Ông Nghiêm Xuân Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Vietcombank. Ảnh: N.H

Một khía cạnh khác tôi muốn đề xuất là nhà nước cần có có chính sách và tập trung nguồn lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ là then chốt. Tạo đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, tận dụng lợi thế so sánh của Việt Nam. Giải pháp để phát triển khoa học công nghệ là nghiên cứu, lựa chọn các ngành thế mạnh để tập trung phát triển, thúc đẩy văn hóa sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ.

Đội ngũ doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam hiện nay cần được tiếp tục coi trọng và phát triển mạnh mẽ. Muốn vậy cần hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo, cơ chế bảo cán bộ “6 dám” trong Văn kiện Trung ương 13 là: Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.

Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG, Phó Chủ tịch Ngân hàng SeABank: Thích ứng nhanh với cách mạng công nghệ số
Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG, Phó Chủ tịch Ngân hàng SeABank. Ảnh: T.Đ
Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG, Phó Chủ tịch Ngân hàng SeABank. Ảnh: T.Đ

Năm 2045, tròn một thế kỷ đất nước độc lập là một dấu mốc vĩ đại đánh dấu sự trưởng thành của cả một quốc gia, của nền kinh tế. Kỳ vọng về nền kinh tế Việt Nam năm 2045, tôi nghĩ chúng ta có thể đặt tầm nhìn Việt Nam sẽ nằm trong top những nền kinh tế lớn nhất khu vực và sẽ có những doanh nghiệp của Việt Nam (không phân biệt nhà nước hay tư nhân) nằm trong danh sách những doanh nghiệp hàng đầu Thế giới.

Và để làm được điều này cho 25 năm sau, trách nhiệm của chúng ta ngay bây giờ chính là phải tạo dựng được một nền móng vững chắc, một dư địa phát triển rộng lớn cho những thế hệ sau này.

Dưới góc độ kinh tế, trong vai trò của một doanh nghiệp tư nhân đa ngành lớn của Việt Nam với lịch sử hơn 30 năm phát triển, tôi thấy cộng đồng kinh tế tư nhân đang có một môi trường kinh doanh tốt nhất từ trước đến nay. Đặc biệt với tinh thần Chính phủ kiến tạo, một mô hình điều hành đất nước phát triển mạnh mẽ và bền vững đã được hình thành. Và kết quả là đã có những doanh nghiệp tư nhân Việt thực sự vươn tầm, góp phần đưa thương hiệu Việt Nam ngày một rạng danh trên trường quốc tế.

Chúng tôi cũng mong muốn sẽ trở thành một trong những tập đoàn Việt nam phát triển qua hàng trăm năm, mở rộng mạnh mẽ, khẳng định vị thế của một tập đoàn Việt nam hội nhập quốc tế, trở thành một thương hiệu lớn sánh ngang với những tên tuổi hàng đầu của Mỹ, Nhật Bản hay bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Trong đó với khát vọng trở thành ngân hàng bán lẻ được khách hàng yêu thích nhất tại Việt Nam và xa hơn nữa là của khu vực, chúng tôi đã và đang là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực số hóa ngân hàng, luôn thích ứng nhanh chóng và đón đầu sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ số trên thế giới.

Hướng đến cột mốc 2045, cộng đồng doanh nghiệp thấy rằng không chỉ cần có tầm nhìn của riêng mình mà cần có tầm nhìn rộng hơn, phải có được niềm tự hào và trách nhiệm cao hơn để cùng xây dựng nên một nền móng vững chắc cho tương lai.

Văn Nguyễn ghi
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: Đến năm 2045 sẽ xuất hiện các tập đoàn khổng lồ của Việt Nam

MINH QUÂN |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đến năm 2045, tức 25 năm nữa, một phần tư thế kỷ, thời gian đủ dài để xuất hiện những doanh nghiệp, tập đoàn khổng lồ của Việt Nam.

COVID-19 và chuyển đổi số

Theo Vietnamnet |

Chuyển đổi số giúp cuộc sống tiếp diễn bình thường, nhưng theo một cách khác, một trạng thái bình thường mới.

Chuyển đổi số tại Việt Nam và những thống kê ấn tượng đầu năm 2021

Hoàng Minh - Duy Hưng - Cát Tường |

Năm 2020, Việt Nam bắt đầu khởi động chương trình chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột là Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo cho sự thành công của công cuộc chuyển đổi số chính là hạ tầng viễn thông và thói quen sử dụng internet của người dân. Mới đây, WeAreSocial và Hootsuite đã phối hợp công bố báo cáo thường niên “Digital 2021” dựa trên việc khảo sát môi trường internet tại một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo đó, trong vòng một năm qua, internet tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ phát triển cao hơn mức trung bình chung của khu vực và đang từng bước tiệm cận với các quốc gia hàng đầu của thế giới.

Điểm mới trong quy định về phân phối kinh phí công đoàn 2%

Nhóm phóng viên |

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) không quy định việc phân phối kinh phí công đoàn khi có nhiều tổ chức đại diện của người lao động.

Ông Trump lội ngược dòng, vượt lên dẫn trước bà Harris

Khánh Minh |

Ông Donald Trump vượt lên dẫn trước sít sao bà Kamala Harris trong những tuần cuối của cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2024.

Đường 6 làn giải cứu kẹt xe Thủ Đức “đứng hình” suốt 4 năm

MINH QUÂN |

TPHCM - Tuyến đường 6 làn xe thuộc Vành đai 2 qua TP Thủ Đức “đứng hình” hơn 4 năm, dù dự án được gia hạn đến năm 2026 hoàn thành nhưng vẫn chưa tái khởi động.

Đầu độc bạn trai bằng xyanua rồi lao xe xuống đèo Bảo Lộc

HOÀI THANH |

Lâm Đồng – Sau khi đầu độc nạn nhân bằng chất xyanua, Trang chở ông V xuống đèo Bảo Lộc để tìm cách phi tang thi thể.

Lái xe biển xanh bị giảm lương, Sở Nội vụ Yên Bái lên tiếng

Bảo Nguyên |

Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái đã lên tiếng lý giải về việc hàng loạt lái xe các ban Đảng, sở ngành bị cắt giảm lương so với trước đây.

Thủ tướng: Đến năm 2045 sẽ xuất hiện các tập đoàn khổng lồ của Việt Nam

MINH QUÂN |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đến năm 2045, tức 25 năm nữa, một phần tư thế kỷ, thời gian đủ dài để xuất hiện những doanh nghiệp, tập đoàn khổng lồ của Việt Nam.

COVID-19 và chuyển đổi số

Theo Vietnamnet |

Chuyển đổi số giúp cuộc sống tiếp diễn bình thường, nhưng theo một cách khác, một trạng thái bình thường mới.

Chuyển đổi số tại Việt Nam và những thống kê ấn tượng đầu năm 2021

Hoàng Minh - Duy Hưng - Cát Tường |

Năm 2020, Việt Nam bắt đầu khởi động chương trình chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột là Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo cho sự thành công của công cuộc chuyển đổi số chính là hạ tầng viễn thông và thói quen sử dụng internet của người dân. Mới đây, WeAreSocial và Hootsuite đã phối hợp công bố báo cáo thường niên “Digital 2021” dựa trên việc khảo sát môi trường internet tại một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo đó, trong vòng một năm qua, internet tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ phát triển cao hơn mức trung bình chung của khu vực và đang từng bước tiệm cận với các quốc gia hàng đầu của thế giới.