Giá điện lại sắp tăng tiếp?

Cường Ngô |

Với chi phí đầu vào (than, dầu, khí) biến động và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ghi nhận lỗ gần 38.000 tỉ đồng trong 2022-2023, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tiếp giá điện năm nay.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo giá, Bộ Công Thương kiến nghị điều chỉnh giá điện trong năm nay, để phản ánh biến động các chi phí đầu vào và giúp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có nguồn lực thanh toán cho chủ đầu tư các nhà máy điện.

Năm ngoái, giá bán lẻ điện bình quân đã tăng 7,5%, lên 2.092,78 đồng/kWh, sau khi được cơ quan quản lý điều chỉnh hai lần vào tháng 5 và 11.

Cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện đang theo Quyết định 24/2017, trong đó thời gian giữa hai lần điều chỉnh là 6 tháng nếu rà soát, kiểm tra các chi phí đầu vào khiến giá thành tăng từ 3% trở lên.

Gần nhất, giá điện tăng 4,5% vào tháng 11.2023, với đề xuất của Bộ Công Thương, nếu được cấp có thẩm quyền đồng ý, đợt tăng giá tiếp theo có thể sẽ vào tháng 5 năm nay.

Đề xuất tăng giá điện được Bộ Công Thương đưa ra trong bối cảnh tình hình tài chính của EVN vẫn rất khó khăn, lỗ khoảng 17.000 tỉ đồng năm ngoái dù được điều chỉnh giá bán hai lần. Tính chung 2022-2023, tập đoàn này lỗ gần 38.000 tỉ đồng, chưa gồm khoản chênh lệch tỉ giá vẫn treo từ các năm trước, khoảng 14.000 tỉ đồng.

Theo PGS. TS Phan Thế Công (Đại học Thương mại), áp lực tăng chi phí sản xuất, giá bán hàng hóa hiện vẫn chịu ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh giá điện năm ngoái.

Bên cạnh đó, ông cho rằng nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng cao do thời tiết cực đoan, đẩy chỉ số giá điện sinh hoạt tăng và tạo áp lực khá lớn cho lạm phát.

Vì thế, các cơ quan quản lý cần tính toán liều lượng, thời điểm điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích Nhà nước - doanh nghiệp và người dân.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 2.1, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc EVN cho biết: Toàn bộ chi phí giá thành sản xuất điện của tập đoàn là 2.092,78 đồng/kWh, trong khi đó giá bán ra có 1.950 đồng/kWh. Còn giá thành sản xuất mà EVN phải mua điện từ các đơn vị của mình cũng như nguồn bên ngoài xấp xỉ là 1.620 đồng/kWh.

“Tỉ trọng chi phí mua điện chiếm 80% chi phí giá thành, điều này hết sức bất bình thường”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Bởi lẽ, kinh nghiệm từ các nước cho thấy, giá thành sản xuất điện tối đa chỉ dao động trong khoảng 40-50%, còn 50% là dành cho khâu truyền tải, phân phối và các hoạt động khác. Giờ giá thành sản xuất điện chiếm tới 80%, chỉ còn 20% cho các chi phí khác thì rất khó có khả năng cân đối tài chính, tối ưu hóa toàn bộ hoạt động.

Với năm 2024, lãnh đạo EVN dự báo tập đoàn tiếp tục đối mặt một loạt khó khăn thách thức. Trước mắt là khả năng cân đối tài chính, bởi 2 năm nay, EVN không cân đối được, và có thể tình trạng này sẽ tái diễn.

Đề cập đến vấn đề tài chính rất khó khăn, chưa biết khi nào hết lỗ, ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch EVN cho rằng: Nếu tình hình tài chính không sớm cải thiện thì đời sống người lao động ảnh hưởng, nhiều cán bộ lương thấp quá sẽ rời ngành ra đi.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Áp dụng giá điện hai thành phần - lợi cho cả ngành điện lẫn khách hàng

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiên cứu giá điện hai thành phần theo công suất và điện năng tiêu thụ, để tiến tới thay thế việc áp dụng giá điện một thành phần (tiền điện trả theo điện năng tiêu thụ - PV) đang thực hiện. Điều này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích.

Kinh tế 24h: EVN làm điều này, giá điện sẽ rẻ hơn

Khương Duy |

Tiền điện sẽ rẻ hơn nếu EVN áp dụng giá điện hai thành phần; Thương lái không tới vườn mua, người trồng hoa chủ động mang hoa ra phố bán; 3 nhà thầu "bỏ chạy" ở Thái Bình dính án phạt ở nhiều nơi vì từ chối cung cấp gạo... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Tiền điện sẽ rẻ hơn nếu EVN áp dụng giá điện hai thành phần

Cường Ngô |

Bộ Công Thương giao EVN nghiên cứu giá điện hai thành phần theo công suất và điện năng tiêu thụ. Với việc áp dụng thêm thành phần giá công suất sẽ khuyến khích khách hàng sử dụng điện hiệu quả, góp phần nâng cao hệ số phụ tải điện và tiết kiệm được tiền điện.

Chờ hướng xử lý loạt công trình sai phép ở Bắc Ninh

Vân Trường |

Bắc Ninh - Trạm trộn bê tông, trại lợn xây dựng trên đất nông nghiệp dưới chân cầu Bình Than (Gia Bình) chưa được cấp phép nhưng đã hoạt động nhiều năm qua.

Một nhà hàng ở Yên Bái bị tố chặt chém đoàn từ thiện bão lũ

Trần Bùi |

Một nhà hàng trên địa bàn TP Yên Bái bị đoàn khách từ thiện tố "chặt chém" khi thu hóa đơn tới gần 5 triệu đồng cho bữa cơm 12 người.

Sạt lở khiến một ngôi trường đang xây có nguy cơ đổ sập

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một ngôi trường đang xây dựng thì bị đất đá sạt lở, hậu quả khiến công trình xô nghiêng, nứt và có nguy cơ đổ sập.

Bão số 4 gây mưa, vườn nhà dân xuất hiện hố sụt lún

HƯNG THƠ |

Ảnh hưởng bão số 4 đã gây mưa, khiến 1 hố sụt lún xuất hiện ở vườn nhà dân ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay

ĐÌNH TRỌNG |

Cơ quan chức năng tại tỉnh Bình Dương cho biết, sáng nay (19.9), bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sau khi được xét giảm án.

Áp dụng giá điện hai thành phần - lợi cho cả ngành điện lẫn khách hàng

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiên cứu giá điện hai thành phần theo công suất và điện năng tiêu thụ, để tiến tới thay thế việc áp dụng giá điện một thành phần (tiền điện trả theo điện năng tiêu thụ - PV) đang thực hiện. Điều này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích.

Kinh tế 24h: EVN làm điều này, giá điện sẽ rẻ hơn

Khương Duy |

Tiền điện sẽ rẻ hơn nếu EVN áp dụng giá điện hai thành phần; Thương lái không tới vườn mua, người trồng hoa chủ động mang hoa ra phố bán; 3 nhà thầu "bỏ chạy" ở Thái Bình dính án phạt ở nhiều nơi vì từ chối cung cấp gạo... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Tiền điện sẽ rẻ hơn nếu EVN áp dụng giá điện hai thành phần

Cường Ngô |

Bộ Công Thương giao EVN nghiên cứu giá điện hai thành phần theo công suất và điện năng tiêu thụ. Với việc áp dụng thêm thành phần giá công suất sẽ khuyến khích khách hàng sử dụng điện hiệu quả, góp phần nâng cao hệ số phụ tải điện và tiết kiệm được tiền điện.