Giá điện sẽ biến động thế nào khi sửa cơ cấu bán lẻ bình quân?

Anh Tuấn |

Theo đại diện Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương, việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh xuống 3 tháng một lần sẽ giúp giá điện bình quân có tăng, giảm và sát thị trường hơn.

Theo quy định hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được điều chỉnh nếu giá điện bình quân thực tế tăng từ 3%. Còn tại dự thảo đang lấy ý kiến, Bộ Công Thương bổ sung quy định các khâu đầu vào sản xuất (phát điện, truyền tải, phân phối...) làm giá giảm từ 1% trở lên so với hiện hành, EVN phải giảm mức tương ứng; còn tăng khi mức tăng từ 3% trở lên.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Trưởng phòng Giá điện và Phí - Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết: "Chu kỳ điều chỉnh giá dài có thể dẫn tới trường hợp giá điện tăng đột biến trong 1 lần điều chỉnh giá điện, gây ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô cũng như sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

Do vậy, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và việc nghiên cứu điều chỉnh giá điện có lộ trình, tránh giật cục, Bộ Công Thương đề xuất chu kỳ điều chỉnh giá là 3 tháng thay vì 6 tháng như quy định hiện hành".

Về cách tính giá, theo dự thảo giá điện sẽ được tính toán dựa trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN.

"Đảm bảo mức độ tự quyết của doanh nghiệp trong khung giá do Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đối với mức tăng từ 3 - 5% và đảm bảo có sự rà soát, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với sự tăng cao từ 5% trở lên.

Khi giá bán điện bình quân tính toán giảm từ 1% trở lên so với hiện hành sẽ điều chỉnh giảm giá điện", bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Trưởng phòng Giá điện và Phí, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương thông tin.

Theo kế hoạch, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ quyết định trong quý III năm nay. Nếu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý IV năm nay thì muộn nhất là quý IV/2024 quyết định sẽ có hiệu lực áp dụng.

Trao đổi với Lao Động ngày 20.7, GS.TS Trần Đình Long – Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, hiện giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,37 đồng/kWh, áp dụng từ 4.5.2023. Mức này được Chính phủ quy định cứng (theo từng thời kỳ, năm) và là căn cứ để tính toán giá bán lẻ điện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp.

Theo Quyết định 24 áp dụng từ năm 2017 đến nay, EVN được điều chỉnh giá điện nếu giá bán lẻ bình quân tăng từ 3% do các thông số đầu vào các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý... tăng.

Do vậy, GS Trần Đình Long cho rằng, đề xuất giá bán lẻ điện bình quân sẽ có tăng, giảm với biên độ cụ thể hơn sẽ làm căn cứ để giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với diễn biến giá đầu vào của ngành điện.

Thời gian điều chỉnh là 3 tháng thay vì 6 tháng như trước là phù hợp với sự biến động liên tục của thị trường điện cạnh tranh đang được vận hành. Bởi vừa qua giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất điện tăng liên tục, đặc biệt là giá than, giá khí, xăng dầu... Nếu không kịp thời cập nhật các chi phí, sẽ không đảm bảo được chi phí sản xuất, giá thành đầu vào cho ngành điện.

Xoá bỏ mọi rào cản để giá năng lượng do thị trường quyết định

Ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho hay: "Khi điều chỉnh từ 6 tháng về 3 tháng thì đúng với chủ trương của Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị là xoá bỏ mọi rào cản để giá năng lượng do thị trường quyết định. Thứ hai là phù hợp với luật giá.

Thứ ba là chi phí được điều chỉnh một cách kịp thời, không để bị dồn tích, dẫn đến điều chỉnh giá điện linh hoạt hơn. Thứ tư là điều chỉnh như vậy, nhà đầu tư yên tâm hơn vào đầu tư phân phối điện, thị trường điện".

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Có phù hợp khi EVN được tự tăng giá điện dưới 5% mỗi quý?

Anh Tuấn |

GS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, đề xuất giá bán lẻ điện bình quân sẽ có tăng, giảm với biên độ cụ thể hơn sẽ làm căn cứ để giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với diễn biến giá đầu vào của ngành điện.

Bổ sung quy định EVN được tự tăng giá điện dưới 5% mỗi quý

Cường Ngô |

Thay vì chỉ nêu điều kiện tăng giá, tại dự thảo mới, Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện khi các chi phí đầu vào làm giá bán bình quân thấp hơn từ 1%.

"Việc áp dụng giá điện nhiều bậc ở Việt Nam hiện tại là chưa hợp lý"

CƯỜNG NGÔ - PHÚC ĐẠT |

Trao đổi với Lao Động, TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, từ khi áp dụng biểu giá bán lẻ điện 6 bậc, nay rút gọn xuống còn 5 bậc, chưa có cuộc thanh tra đúng nghĩa nào công bố các số liệu của biểu giá điện. Vì vậy, cần phải minh bạch các số liệu trên, thanh tra cần vào cuộc làm rõ.

Cuộc chiến Gaza có số thương vong ở mức báo động

Bùi Đức |

Số người thiệt mạng do cuộc chiến ở Dải Gaza đã vượt qua 42.000 sau khi Israel thực hiện 2 cuộc không kích khu vực này trong ngày 9.10.

Bản tin công đoàn: Lí do người có công chưa nhận trợ cấp mới

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn có nội dung chính: Người có công chưa được nhận trợ cấp theo đợt mới; Thu nhập bình quân lao động đạt 7,6 triệu đồng mỗi tháng,…

Soi thành tích 4 ứng cử viên vô địch chung kết Olympia 2024

Mai Huyền - Việt Anh |

4 ứng cử viên vô địch chung kết Olympia 2024 đều sở hữu bảng thành tích đáng nể.

Trắng đêm chăm con mắc bệnh sởi trở nặng trong bệnh viện

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Bệnh sởi biến chứng nguy hiểm, nhiều phụ huynh phải thức trắng đêm chăm con trong Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ.

Nhiều ấn phẩm sách đặc sắc viết về Hà Nội

Thanh Hương |

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu loạt sách hay viết về Hà Nội.

Có phù hợp khi EVN được tự tăng giá điện dưới 5% mỗi quý?

Anh Tuấn |

GS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, đề xuất giá bán lẻ điện bình quân sẽ có tăng, giảm với biên độ cụ thể hơn sẽ làm căn cứ để giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với diễn biến giá đầu vào của ngành điện.

Bổ sung quy định EVN được tự tăng giá điện dưới 5% mỗi quý

Cường Ngô |

Thay vì chỉ nêu điều kiện tăng giá, tại dự thảo mới, Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện khi các chi phí đầu vào làm giá bán bình quân thấp hơn từ 1%.

"Việc áp dụng giá điện nhiều bậc ở Việt Nam hiện tại là chưa hợp lý"

CƯỜNG NGÔ - PHÚC ĐẠT |

Trao đổi với Lao Động, TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, từ khi áp dụng biểu giá bán lẻ điện 6 bậc, nay rút gọn xuống còn 5 bậc, chưa có cuộc thanh tra đúng nghĩa nào công bố các số liệu của biểu giá điện. Vì vậy, cần phải minh bạch các số liệu trên, thanh tra cần vào cuộc làm rõ.