Hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu chứa kim loại nặng tăng đột biến

Nhiệt Băng |

Ông Ngô Hồng Phong - Phó Cục trưởng cục Quản lý chất lượng Nông lâm - Thủy sản (Bộ NNPTNT) - cho biết như vậy tại hội nghị "Bàn giải pháp khai thác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm khai thác khai thác" do Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại TP Nha Trang vào sáng 5.4.

Theo ông Phong, năm 2017, qua văn bản thông báo hoặc từ website của các cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu, có 50 lô hàng thủy sản khai thác xuất khẩu của Việt Nam bị các thị trường cảnh báo không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Các thị trường cảnh báo là EU (35 lô), Nhật Bản (4 lô) và Liên minh kinh tế Châu Âu (11 lô). 

Chỉ tiêu vi phạm chủ yếu là kim loại nặng (Cd, Hg), Histamin, vi sinh vật như TPC, Coliforms. Ngoài ra, một số lô hàng không đảm bảo quy định, như bao bì rách, ghi nhãn sai, chiếu xạ không được phép..

"Như vậy, trong năm 2017, số lô hàng thủy sản Việt Nam bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo, phát hiện chất ô nhiễm (kim loại nặng như thủy ngân, cadmium) vượt mức giới hạn tối đa cho phép đã gia tăng đột biến, đặc biệt là EU tăng gấp 2 lần so với năm 2016, tăng gấp 6 lần so với năm 2015" - ông Phong nói. 

Theo ông Phong, kết quả báo cáo điều tra của các doanh nghiệp cho thấy, nguyên nhân chủ yếu là do cá thể kích cỡ lớn nhiễm kim loại nặng. Biện pháp kiểm soát chủ yếu của các doanh nghiệp là tăng cường lấy mẫu nguyên liệu nhập về nhà máy để kiểm kim loại nặng; kiểm soát size, cỡ cá khi tiếp nhận nhà máy.

Ngày 23.10.2017, thủy sản khai thác của Việt Nam bị Tổng vụ Sức khỏe và an toàn thực phẩm DG-MARE (Liên minh châu Âu EU) rút thẻ vàng.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Vasep cho rằng, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu, nếu bị chuyển sang thẻ đỏ sẽ bị cấm xuất khẩu hải sản sang thị trường EU (với kim ngạch 400 triệu - 450 triệu USD/năm). Đó là chưa kể, chương trình giám sát thủy sản xuất khẩu (Simp) của Mỹ áp dụng cho 13 loài (bào ngư, cá tuyết Đại Tây Dương, ghẹ xanh Đại tây Dương, cá hồng, hải sâm, các loài cá nhám, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và vây xanh...). Đặc biệt năm 2019, chương trình này sẽ áp dụng cho tôm. Từ đây, con tôm Việt Nam sẽ chịu nhiều thách thức, rủi ro lớn.

Nhiệt Băng
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN tiếp xúc cử tri Ninh Thuận trước kỳ họp Quốc hội

Long Linh |

Ninh Thuận - Sáng 27.9, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV.

Dự kiến thu hồi 4.200m2 bán đảo hồ Đống Đa

KHÁNH AN |

Hà Nội - Quận Đống Đa dự kiến thu hồi 4.200m2 bán đảo hồ Đống Đa để tạo không gian công cộng, xây dựng biểu tượng, làm quảng trường và trồng cây xanh.

Giá vàng tăng sốc tạo cột mốc lịch sử mới

Khương Duy (Theo Kitco) |

Đêm qua, thị trường kim loại quý ghi nhận bước ngoặt lớn khi giá vàng tương lai tăng vọt lên mức cao chưa từng có 2.700 USD/ounce.

Khai mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024

NGUYỄN ĐĂNG |

TPHCM - Sáng 27.9, lễ khai mạc “Giải Bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024” diễn ra tại sân vận động Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Lùm xùm đấu giá máy móc mía đường trị giá 37 tỉ ở Phú Yên

Hữu Long |

Một cuộc đấu giá tài sản ở Phú Yên hiện đang vấp phải đơn thư khiếu nại các nhà thầu tham dự, bởi các quy chế bị tố gây khó dễ, không khách quan.

Chuyện "check VAR" ở V.League

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 182 cùng BLV Hoàng Hải trao đổi về chuyện "check VAR" của trọng tài sau 2 vòng đầu LPBank V.League 2024-2025.

Tạm giữ thêm Phó TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị

NHÓM PV |

Thái Bình - Công an tỉnh Thái Bình tiếp tục ra Lệnh tạm giữ hình sự Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 2 phóng viên.

Giá vàng tăng cao kỷ lục nhờ kích thích mới của Trung Quốc

Khương Duy (T/H) |

Theo Kitco, giá vàng tăng cao khi thị trường đón nhận thêm nhiều biện pháp kích thích kinh tế từ Trung Quốc. Nhu cầu trú ẩn an toàn đang hỗ trợ kim loại quý.