Lạm phát trên thế giới: Một năm nhìn lại và những dự báo cho năm 2023

Quý An (theo The Economist) |

Tình trạng lạm phát gần như chắc chắn sẽ được cải thiện trong năm tới, nhưng cái giá phải trả là mức tăng trưởng kinh tế.

"Bóng ma" lạm phát ở mức kỉ lục

Đối với nhiều nước đang phát triển, lạm phát cao là một nguy cơ thường trực. Lần cuối cùng lạm phát tăng cao như trong năm 2022 ở các nền kinh tế lớn là vào đầu những năm 1980. Ở Mỹ, giá tiêu dùng đang trên đà tăng khoảng 7% vào năm 2022, mức cao nhất trong bốn thập kỉ. Ở Đức, tỉ lệ này ở mức gần 10%, lần lạm phát hai con số đầu tiên kể từ năm 1951.

Lạm phát đang bủa vây khắp các nền kinh tế. Ảnh: Xinhua
Lạm phát đang bủa vây khắp các nền kinh tế. Ảnh: Xinhua

Các yếu tố phổ biến thúc đẩy lạm phát ở khắp mọi nơi là chi phí nhiên liệu và thực phẩm tăng vọt. Giá của nhiều mặt hàng tiêu dùng đã có xu hướng tăng vào đầu năm 2022 do tác động kéo dài của COVID-19 đối với chuỗi cung ứng. Xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2 thậm chí còn khiến tình hình phức tạp hơn. Giá dầu tăng khoảng 30% khi các nước phương Tây đưa ra các lệnh trừng phạt Nga - nhà sản xuất dầu thô lớn. Giá lương thực cũng tăng mạnh do chi phí phân bón và vận chuyển, cũng như việc Nga phong tỏa xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Về mặt kinh tế, điều này tương đương với một cú sốc. Việc tăng giá đột ngột đối với các mặt hàng chủ chốt đã nhanh chóng len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của người dân thế giới. Ở Châu Âu - nơi từ lâu đã phụ thuộc vào khí đốt của Nga - hàng triệu người phải vật lộn để đủ khả năng sưởi ấm trong mùa đông. Trên tất cả các khu vực, lương thực và nhiên liệu chiếm trung bình hơn một nửa lạm phát vào năm 2022.

Nếu lạm phát chỉ là một hiện tượng từ phía cung thì đã đủ ảm đạm. Nhưng, sự phát triển đáng lo ngại nhất đối với các ngân hàng trung ương là áp lực đã thấm vào các thành phần “cốt lõi” của chỉ số giá cả - đó là hàng hóa, dịch vụ ngoài thực phẩm và năng lượng dễ bay hơi.

Nhiều quốc gia hiện có thị trường lao động cực kì eo hẹp, một phần là kết quả của làn sóng nghỉ hưu sớm trong thời kì đại dịch. Kết quả kéo theo là các công ty đang trả lương cao hơn để thu hút người lao động, càng làm tăng đà lạm phát.

Ở Mỹ - nơi mà mức tăng lạm phát lõi đặc biệt cao - một nguyên nhân bổ sung cho lạm phát là chính sách kích thích quá mức của FED và cả chính phủ nước này trong giai đoạn đỉnh điểm của COVID-19. Trong phần lớn thời gian của năm 2022, điều đó dẫn đến nhu cầu quá cao, với chi tiêu cá nhân thực tế cao hơn xu hướng trước đại dịch. Đáng chú ý, nền kinh tế lớn có lạm phát thấp nhất là Trung Quốc. Chiến lược “zero-COVID” của đất nước tỉ dân đã đẩy chi tiêu xuống thấp hơn nhiều so với xu hướng trước đại dịch.

Hầu hết ở mọi nơi đều xuất hiện tâm lý lo lắng rằng giá cả tăng sẽ đặt lại kì vọng lạm phát, khiến mọi người yêu cầu được trả lương cao hơn, và như vậy sẽ khiến lạm phát khó loại bỏ hơn nhiều. Lí do đó đã đủ để khiến các ngân hàng trung ương hành động. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là cơ quan tích cực nhất, tăng lãi suất từ mức sàn 0% vào tháng 3 lên hơn 4%, mức thắt chặt tiền tệ mạnh nhất trong bốn thập kỉ. Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới cũng có hành động tương tự như FED.

FED đã có nhiều đợt tăng lãi suất trong năm 2022 nhằm kìm chế lạm phát. Ảnh: Xinhua
FED đã có nhiều đợt tăng lãi suất trong năm 2022 nhằm kìm chế lạm phát. Ảnh: Xinhua

Hi vọng nào cho 2023?

Lạm phát năm 2023 là cuộc chiến giữa nguồn cung phục hồi và nhu cầu giảm. Nhiều khả năng, một số yếu tố thúc đẩy lạm phát vào đầu năm 2022 đã bắt đầu giảm dần. Giá hàng tiêu dùng đã giảm khi chuỗi cung ứng trở lại bình thường. Giá dầu đã giảm trở lại mức cách đây một năm, một phần nhờ vào sự phục hồi sản xuất. Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn bằng cách bóp nghẹt nhu cầu.

Các lĩnh vực nhạy cảm nhất với lãi suất đang chịu ảnh hưởng nặng nề, thị trường bất động sản ảm đạm. Nếu sự phục hồi của nguồn cung, mà chủ yếu là sự sẵn sàng của những người lao động, đủ lớn và nhanh, các ngân hàng trung ương có thể ngừng thắt chặt trước khi một cuộc suy thoái trầm trọng gõ cửa. Nhưng tại thời điểm này, có vẻ như nhiều khả năng chính tâm lý của người lao động sẽ gây thiệt hại thực sự cho nền kinh tế toàn cầu. Vào năm 2023, nỗi lo về lạm phát có thể nhường chỗ cho nỗi lo về thất nghiệp.

Quý An (theo The Economist)
TIN LIÊN QUAN

FED đã sai lầm khi dự báo về năm 2022

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Lạm phát dai dẳng và thị trường sụt giảm mạnh là những gì đã xảy ra trong năm qua, trái ngược với những gì FED từng dự đoán.

Chứng khoán châu Á trượt dốc do lo ngại FED tăng lãi suất

Quý An (theo Taipei Times) |

Kết thúc tuần vừa qua, chứng khoán châu Á lại chứng kiến một cuộc trượt dốc do lo ngại về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED).

FED nên làm gì tiếp theo với lạm phát?

Quý An (theo larrysummers.com) |

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Harry Summers đã có những nhận định về việc FED nên làm gì tiếp theo trước tình hình lạm phát.

Chuyên gia: Sẽ là sự hỗn loạn tiềm ẩn nếu FED vẫn tăng lãi suất

Quý An (theo CNBC) |

Nhà đầu tư nổi tiếng Bill Gross cho rằng sẽ có rắc rối lớn nếu Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) tiếp tục tăng lãi suất.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà người dân bị thiên tai tại Hà Giang

Nguyễn Tùng |

Ngày 14.9, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) cùng đoàn công tác tới thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân viên chức lao động và người dân bị thiệt hại do lũ lụt tại Hà Giang.

Haaland lập cú đúp giúp Man City đánh bại Brentford

NGUYỄN ĐĂNG |

Brentford đã không thể tạo nên cú sốc trước Man City tại vòng 4 Ngoại hạng Anh, dù đã dẫn trước ngay ở giây thứ 22.

Thị trường ế ẩm, bánh Trung thu truyền thống vẫn đắt hàng

Phương Anh |

Hà Nội - Trái với cảnh nhiều điểm bán bánh Trung thu ế ẩm dù giảm giá, khách vẫn xếp hàng dài chờ mua bánh Trung thu truyền thống trên phố Thụy Khuê.

Giờ thứ 9: Trả về nguyên quán - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cô gái trẻ tiến tới hôn nhân khi vừa học hết cấp 3. Cô bị gia đình phản đối vì quyết định này. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ ra sao?