Lần đầu xuất nhập khẩu vượt 700 tỉ USD, song doanh nghiệp FDI chiếm tới 74%

Cường Ngô |

Năm nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc 732 tỉ USD, tăng 10% so với 2021. Song, mức độ phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn, chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam vượt mốc 700 tỉ USD

Số liệu vừa công bố của Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu năm 2022 đạt khoảng 371,5 tỉ USD, tăng 10,5% so với 2021. Đây là lần đầu kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam vượt mốc 700 tỉ USD.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu, có 39 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, tăng 4 so với năm ngoái. 9 mặt hàng ghi nhận kim ngạch trên 10 tỉ USD.

Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch ghi nhận cả năm là 360,5 tỉ USD, tăng 8,5% so với 2021, kiểm soát tốt các mặt hàng hạn chế nhập khẩu.

Tính chung xuất nhập khẩu năm nay đã lần đầu vượt 700 tỉ USD, đạt 732 tỉ USD đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Nhờ đó, cán cân thương mại thặng dư năm thứ 7 liên tiếp, với giá trị gần 11 tỉ USD, góp phần ổn định tỉ giá, dự trữ ngoại hối...

Trao đổi với PV về số thành tựu xuất nhập khẩu trong năm 2022, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho hay, tại thời điểm này, kết quả xuất nhập khẩu của chúng ta ghi nhận con số rất tích cực với kỷ lục mới.

Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI vẫn còn lớn khi kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI kể cả dầu thô chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị gia tăng trong xuất khẩu chưa được như mong muốn.

Tốc độ đa dạng hoá thị trường ở một số sản phẩm (như rau quả) còn chậm nên chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường, tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã ký kết. Việc chuyển từ hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch còn chậm...

Xuất nhập khẩu vượt 700 tỉ USD. Ảnh: Cường Ngô
Xuất nhập khẩu vượt 700 tỉ USD. Ảnh: Cường Ngô

Dù kết quả năm 2022 khởi sắc, nhưng bối cảnh mới hiện nay có nhiều khó khăn và biến động, những tác động tiêu cực chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Thực tế, hiện nay, theo thông tin sơ bộ đánh giá từ một số ngành hàng, thì tình trạng đơn hàng đầu năm 2023 đang gặp khó khăn, đặc biệt là đối với các ngành hàng liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng, như là dệt may, da giày. Do vậy, vấn đề đơn hàng, cũng như nguồn hàng xuất khẩu tiếp tục khó khăn trong thời gian tới.

Trong khi đó, theo Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh, xuất khẩu tăng chậm lại từ quý IV, thị trường bị thu hẹp, đơn hàng giảm, cạnh tranh trên thị trường quốc tế gia tăng.

Mặc dù, xuất khẩu tăng cao nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn, chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại, năng lực xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước, nhất là vừa và nhỏ, chưa cao.

Doanh nghiệp cần phải thay đổi

Dù vậy, ông Hải cũng cho rằng, năm 2023 bức tranh xuất nhập khẩu không hoàn toàn là những khó khăn, thách thức. Bởi, bối cảnh năm 2023 sẽ có những điểm khác.

"Tại thời điểm này, tình hình COVID-19 đã giảm bớt những tác động đến kinh tế; tuy nhiên, những biến động chính trị, căng thẳng chính trị leo thang, kéo theo sự cạnh tranh giữa các nước lớn... gây nên trạng thái suy thoái và lạm phát, ảnh hưởng đến cả chúng ta.

Như vậy, đây là đặc điểm khó khăn cho năm 2023, có sự khác biệt so với các năm trước đây. Song, hậu quả tác động là giống nhau, đều dẫn đến việc làm cho nguồn cung đứt gãy, chuỗi cung ứng gián đoạn…

Vì thế, với kinh nghiệm, bài học ứng phó đã có trong thời gian qua, cách chúng ta ứng phó sẽ linh hoạt hơn, đây cũng được xem là điểm tích cực" - ông nói.

Khi được hỏi, bước sang năm 2023, có những yêu cầu gì mới với một số mặt hàng xuất khẩu, ông Hải khẳng định, yêu cầu bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết. Điều đó cũng phản ánh vào trong vấn đề sản xuất và thương mại hàng hóa.

Ví dụ, tiêu chuẩn về xanh hóa các sản phẩm. Đặc biệt, ngay trong các sản phẩm về tiêu dùng cũng đặt ra yêu cầu xanh hóa rất cao. Điều này sẽ tác động đến toàn bộ chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, theo ông Hải, yếu tố mới khác liên quan đến thị trường, đó là việc một số thị trường hiện nay như EU dự kiến áp thêm các dòng thuế mới liên quan đến môi trường, gọi là thuế carbon. Nghĩa là sản phẩm nào tiêu tốn nhiều năng lượng, hoặc không có giải pháp trung hòa phát thải thì chịu thêm sắc thuế.

Lúc đó, tính cạnh tranh của sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng. Đây là yếu tố rất mới, các doanh nghiệp cần lưu ý, cần nghiên cứu và có giải pháp xử lý.

"Tôi cho rằng, đây là lúc các doanh nghiệp phải nhìn lại, để thúc đẩy tái cơ cấu, bên cạnh việc gia tăng số lượng, chú trọng chất lượng, cũng như chú trọng đáp ứng yêu cầu mới của thị trường phát sinh trong thời gian tới" - ông Hải nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Xuất nhập khẩu có thể đạt kỷ lục 800-840 tỉ USD trong năm 2023

Phong Nguyễn |

Mặc dù tiếp tục vấp phải nhiều khó khăn, thách thức, nhưng xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng kinh tế trong năm 2023, mang về thặng dư thương mại đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

Nóng Sài Gòn: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2022 có thể đạt 140 tỉ USD

DI PY- PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM dẫn đầu cả nước về xuất nhập khẩu; Tai nạn xe container với xe máy khiến 1 người chết; Lặn khảo sát trục vớt tàu hàng chìm ở cảng Phan Thiết; Chợ sỉ ở TPHCM vắng khách cuối năm... là những tin tức đáng chú ý trong bảng tin Nóng Sài Gòn ngày 18.12.

Việt Nam nằm trong 30 nước xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới: Tự tin hướng đến cột mốc 1.000 tỉ USD năm 2025

Cường Ngô |

Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu. Trong đó, riêng năm 2022, nhiều ngành nghề, lĩnh vực như thuỷ sản, gỗ, gạo, dệt may, hoá chất... đã đạt được thành tựu kỷ lục. Đạt được kết quả này là minh chứng cho thấy, doanh nghiệp Việt đã nỗ lực vượt khó và tận dụng tốt các Hiệp định Thương mại tự do.

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.

Xuất nhập khẩu có thể đạt kỷ lục 800-840 tỉ USD trong năm 2023

Phong Nguyễn |

Mặc dù tiếp tục vấp phải nhiều khó khăn, thách thức, nhưng xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng kinh tế trong năm 2023, mang về thặng dư thương mại đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

Nóng Sài Gòn: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2022 có thể đạt 140 tỉ USD

DI PY- PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM dẫn đầu cả nước về xuất nhập khẩu; Tai nạn xe container với xe máy khiến 1 người chết; Lặn khảo sát trục vớt tàu hàng chìm ở cảng Phan Thiết; Chợ sỉ ở TPHCM vắng khách cuối năm... là những tin tức đáng chú ý trong bảng tin Nóng Sài Gòn ngày 18.12.

Việt Nam nằm trong 30 nước xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới: Tự tin hướng đến cột mốc 1.000 tỉ USD năm 2025

Cường Ngô |

Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu. Trong đó, riêng năm 2022, nhiều ngành nghề, lĩnh vực như thuỷ sản, gỗ, gạo, dệt may, hoá chất... đã đạt được thành tựu kỷ lục. Đạt được kết quả này là minh chứng cho thấy, doanh nghiệp Việt đã nỗ lực vượt khó và tận dụng tốt các Hiệp định Thương mại tự do.