Loạt doanh nghiệp ghi nhận nợ vay tăng vọt

Lam Duy |

Bất chấp bối cảnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng và huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu bị kiểm soát chặt chẽ, nợ vay tại hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vẫn tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm.
 

Dữ liệu thống kê tài chính của VietstockFinance cho thấy, dù các động thái từ Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên quan đến phát hành trái phiếu cũng như hoạt động cho vay của các ngân hàng ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp, tổng nợ vay của 93 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn vẫn tăng gần 24%, lên hơn 390.000 tỉ đồng sau 6 tháng đầu năm.

Đáng chú ý trong nhóm 20 doanh nghiệp bất động sản có nợ vay tăng mạnh nhất 6 tháng đầu năm 2022, có đến 12 đơn vị có tốc độ tăng trưởng nợ nay từ trên 100% đến 333.233% so với thời điểm đầu năm. Nổi bật trong số này là Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG) có tốc độ tăng cao nhất khi nợ vay tăng vọt từ 0,06 tỉ đồng thời điểm đầu năm lên 200 tỉ đồng vào thời điểm cuối tháng 6.2022, tương đương mức tăng tới 333.233%.

Xếp sau TIG lần lượt là Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (SZL) với nợ vay tăng 1.181%, Công ty cổ phần BV Land (BVL) với nợ vay tăng 462% và Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH) với nợ vay tăng 177% so với thời điểm đầu năm 2022. Tuy nhiên nếu xét về dư nợ vay tăng thêm, dù có tốc độ tăng trưởng ở nhóm nhanh nhất, nợ vay ở các doanh nghiệp này vẫn giữ ở con số khá khiêm tốn từ 240 tỉ đồng đến 1.444 tỉ đồng.

Ngược lại ở một doanh nghiệp khác, dù tốc độ tăng trưởng nợ vay so với đầu năm chỉ vào khoảng 114% đến cao nhất 157%, dư nợ vay thực tế lại tăng thêm hàng nghìn tỉ đồng. Rõ nhất là ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH), vay nợ cũng tăng cao do ảnh hưởng từ các khoản vay ngân hàng.

Tổng giá trị các khoản vay ngân hàng của KDH ghi nhận đến 5.394 tỉ đồng, gấp 2,6 lần đầu năm, trong đó có gần 1.388 tỉ đồng để tài trợ cho dự án Lê Minh Xuân mở rộng và Khu trung tâm dân cư Tân Tạo - Khu A. Tổng nợ vay của KDH vào thời điểm cuối tháng 6 là 5.762 tỉ đồng, tăng tới 125% so với con số 2.552 tỉ đồng hồi đầu năm.

Nợ vay vẫn tăng mạnh tại các doanh nghiệp bất động sản là diễn biến gây nhiều bất ngờ trong bối cảnh NHNN liên tục phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay ngân hàng đổ vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như chứng khoán và bất động sản. Đặc biệt trong bối cảnh Bộ Tài chính cũng đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 153 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.

Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết tổng dư nợ bất động sản của các tổ chức tín dụng chỉ tính đến cuối tháng 4.2022 là hơn 2,28 triệu tỉ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021. Mức này chiếm khoảng 20,44% tổng dư nợ với nền kinh tế và tỉ lệ nợ xấu của lĩnh vực này khoảng 1,62%.

Trong khi đó đầu tư kinh doanh bất động sản được đánh giá là một trong các lĩnh vực rủi ro với hoạt động ngân hàng do thị trường bất động sản có biến động mạnh, tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, đấu giá đất với giá cao bất thường… ảnh hưởng đến cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng.

Chính vì vậy theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, NHNN sẽ giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực chứng khoán và bất động sản để kịp thời phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro và có biện pháp nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, có các biện pháp ngăn ngừa, phát hiện kịp thời rủi ro, vi phạm phát sinh.

Trong bối cảnh đó, Nghị định 153 cũng đang được tiến hành sửa đổi với nhiều quy định chặt chẽ về nhà đầu tư cá nhân được nhìn nhận sẽ làm giảm thiểu mạnh giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ khi phần lớn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (đặc biệt là nhóm bất động sản) được phát hành bởi các công ty chưa niêm yết.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Nợ vay của chủ đầu tư Dự án Vườn Vua tăng 3.333 lần sau 6 tháng

QUANG DÂN |

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022, đáng chú ý nợ vay tài chính TIG tăng đến 3.333 lần chỉ sau 6 tháng.

Chuyên gia chỉ cách vừa trả nợ vay tiêu dùng vừa tiết kiệm hiệu quả

Đức Mạnh |

Để quản lý tài chính thông minh, người đi vay tiêu dùng cần lên danh sách các khoản vay, thanh toán đúng hạn, tìm cách tăng nguồn thu nhập...

Áp lực trả nợ vay vẫn đè nặng doanh nghiệp

Gia Miêu |

Việc cơ cấu lại thời gian trả nợ chỉ kéo dài thêm sẽ đạt được mục tiêu không phát sinh nợ xấu trong thời gian dịch bệnh, nhưng chính điều này gây áp lực cho khách hàng khi phải dồn tiền trả nợ cho các kỳ tiếp theo.

Ngó lơ cảnh báo, nhiều chủ phương tiện bị ngập toàn bộ xe

Thế Kỷ |

Một số đoạn đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn đang bị ngập sâu, lực lượng chức năng cảnh báo phương tiện hạn chế hoặc không đi vào.

Ukraina cạn kiệt tên lửa Storm Shadow

Cao Thảo |

Số lượng tên lửa Storm Shadow trong kho vũ khí của Ukraina đang ở mức tương đối thấp.

Giá rau tăng chóng mặt sau bão, Bộ Tài chính chỉ đạo nóng

Minh Ánh |

Giá rau xanh tăng chóng mặt sau bão, Bộ trưởng Bộ Tài chính có công điện đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp điều hành giá.

23 tàu du lịch vẫn ngâm nước biển vì khó tìm thợ trục vớt

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Bão Yagi nhấn chìm 27 tàu du lịch, trong đó có 25 tàu tham quan, 2 tàu lưu trú. Hầu hết các tàu hiện vẫn ngâm trong nước biển vì khó tìm thợ trục vớt.

Cựu Bí thư tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến nhận hối lộ 4 tỉ

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Nhân Chiến - cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh bị cáo buộc tạo điều kiện cho Công ty AIC và được bà chủ doanh nghiệp này cảm ơn nhiều tỉ đồng.