Lúa gạo tăng cao, nông dân mừng, người lao động, doanh nghiệp than khó

PHONG LINH |

Giá lúa gạo tăng cao là niềm vui với bà con nông dân nhưng lại là nỗi lo của doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhất là công nhân, người lao động.

Người mừng, người lo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 27.7, giá lúa nội địa tăng khoảng từ 368 - 441 đồng/kg so với tháng trước; giá gạo các loại tăng từ 850 - 940 đồng/kg. So với cùng kỳ năm 2022, giá lúa tăng khoảng từ 1.300 - gần 1.900 đồng/kg; giá gạo các loại tăng từ 2.400 - gần 3.400 đồng/kg.

Giá lúa gạo tăng cao mang lại niềm vui cho nông dân. Ảnh: Nhật Hồ
Giá lúa gạo tăng cao mang lại niềm vui cho nông dân. Ảnh: Nhật Hồ

Phấn khởi đợi thu hoạch lúa hè thu, nông dân Lê Chí Tâm (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) cho biết: "Chúng tôi vui mừng khi giá lúa gạo tăng, bà con nông dân sẽ bớt khổ. Chỉ cần bán ra được 7.000 đồng/kg thì chúng tôi cũng vui vì có lãi".

Trái ngược với nông dân, giá lúa tăng lại gây khó cho doanh nghiệp sản xuất. Bà Huỳnh Thị Bích Huyền, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu Ngọc Quang Phát (quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) chia sẻ: Chưa thấy năm nào khó khăn như năm nay vì hầu hết nhà xuất khẩu đang gặp khó. Lý do giá lúa lên cao, tăng theo ngày khiến công ty khó thu mua. Cụ thể, đơn vị bà vừa mua 6.500 đồng/kg giờ đã lên 7.400 đồng/kg, thậm chí không loại trừ khả năng tăng thêm 200 đồng/kg.

"Chúng tôi cần có một mức giá sàn hoặc giãn thời gian xuất khẩu để có thời gian thu gom. Mặt khác, khả năng giá lúa vẫn tăng, trong khi các hợp đồng đã ký không thể xin tăng giá, khiến doanh nghiệp bị lỗ" - bà Huyền nói.

a
Đối với người lao động, giá gạo tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt. Ảnh: Phong Linh

Trong khi đó, người lao động, cán bộ, công nhân viên chức lao động cũng than khó. Anh Nguyễn Văn Vui (công nhân tại TP Cần Thơ) cho biết: "Lương vẫn bình thường mà giá gạo đã tăng, kéo theo loạt vật giá khác cũng tăng. Mới đây, tôi ăn sáng ở một chỗ quen đã tăng giá phần ăn lên thêm 2.000 đồng".

Đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định thị trường nội địa

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng, hiện nay, thành phố có 40 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia xuất khẩu gạo trực tiếp. Bên cạnh những thuận lợi thì nhiều doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn.

Tại Hội nghị Triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo (ngày 4.8), ông Hồng đề xuất Bộ Công Thương cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu, đặc biệt là vấn đề kho chứa, mở rộng máy móc, thiết bị; tạo điều kiện cho các các doanh nghiệp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tạo giống mới,...

Bàn về vấn đề thị trường gạo nội địa, ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu nhận định, ĐBSCL không thiếu lúa, thiếu gạo. Vùng này sản xuất rải vụ nên không có chuyện khan hiếm gạo trong nước.

"Người dân cần hết sức bình tĩnh trước những thông tin khan hiếm gạo nhằm đẩy giá" - ông Ly khuyến cáo.

Xuất khẩu lúa gạo cần gắn với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời đảm bảo bình ổn giá. Ảnh: Nguyên Anh
Xuất khẩu lúa gạo cần gắn với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ảnh: Nguyên Anh

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNN: Về an ninh lương thực tại chỗ, Bộ đã tính toán phương án cung cầu gạo ở mức cao để chủ động trong cảnh báo sớm.

“Chúng ta hoàn toàn yên tâm là có thể đảm bảo an ninh lương thực ở mức cao nhất, bởi đã có dự trù tính toán nhằm đảm bảo an ninh lương thực và cân đối xuất khẩu, kể cả trong tình huống dịch bệnh, thiên tai có xảy ra", đại diện Bộ NN&PTNN khẳng định.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ giao, chủ động, kịp thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp bình ổn giá, hỗ trợ người sản xuất lúa, xuất khẩu gạo và các thương nhân theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ NN&PTNN, Bộ trưởng Bộ Công Thương tính toán, cân đối việc dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả, dứt khoát không được để người dân thiếu lương thực, thiếu gạo khi giáp hạt, thiên tai, dịch bệnh...

PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Lúa gạo tăng giá, mừng và lo

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Lần đầu tiên sau nhiều năm, giá lúa tăng cao khiến nhiều nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long vui mừng. Ngược lại, người thành thị, công nhân, viên chức lao động lo lắng trước việc nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng theo giá gạo.

Sóng gió mới với thị trường lúa gạo toàn cầu

Thanh Hà |

Thị trường lúa gạo toàn cầu có thể đối mặt với những khó khăn khác khi Thái Lan kêu gọi nông dân trồng lúa ít đi.

Mở rộng xuất khẩu lúa gạo gắn với an ninh lương thực quốc gia

PHONG LINH |

Ngày 4.8, tại TP Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị Triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Tàn dư bão Yagi hồi sinh, đang hướng thẳng tới Ấn Độ

Thanh Hà |

Bão Yagi, cơn bão số 3 ở Biển Đông gây thiệt hại nặng nề ở Việt Nam, dự báo mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn ở Ấn Độ trong tuần tới.

Khách Tây xắn tay dọn dẹp đường phố Hà Nội sau bão Yagi

Nguyễn Đạt |

Khi hậu quả của bão số 3 Yagi còn hiện hữu, chương trình tình nguyện dọn dẹp đường phố Hà Nội thu hút sự tham gia của du khách quốc tế và người dân.

Giá vàng hôm nay 15.9: Lỗ nặng tới 2 triệu chỉ sau một tuần

Khương Duy (T/H) |

Giá vàng hôm nay 15.9: Sau một tuần mua vàng, nhà đầu tư trong nước lỗ tới 2 triệu đồng.

Tuyên Quang xét nghiệm nước gấp, nghi vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Việt Bắc |

Tỉnh Tuyên Quang đã lấy mẫu nước suối tại một số xã ở huyện (Chiêm Hóa) để xét nghiệm sau thông tin nghi vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở An Giang, Hà Giang, Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ bị kỷ luật... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (9.9-14.9).