Nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương năm 2024

Minh Ánh |

Chuẩn bị thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW từ ngày 1.7.2024, Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Nguồn ngân sách thực hiện cách cách tiền lương từ 1.7

Mới đây, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 76/2023/TT-BTC về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có hướng dẫn về thực hiện cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024.

Theo Bộ Tài chính, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 của các địa phương bao gồm: 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2023 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn ….) được Thủ tướng Chính phủ giao;

50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý…) dự toán năm 2024 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% kinh phí ngân sách địa phương dành ra từ việc tiết kiệm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài các khoản trên, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 của các địa phương còn bao gồm: Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 còn dư chuyển sang; 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024.

Bộ Tài chính cho biết, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương năm 2024.

Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.

Ưu tiên chi cho an sinh xã hội

Theo Bộ Tài chính, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm chi thường xuyên: Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí), thì sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.

Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: Sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ.

Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định). Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.

Tuy nhiên, theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, ngân sách trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối nguồn mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Bảng lương công chức trước cải cách tiền lương sẽ thực hiện như thế nào?

Nhóm PV |

Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, từ ngày 1.7 sẽ thực hiện cải cách tiền lương. Còn trước thời điểm này, bảng lương công chức, viên chức được thực hiện thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề

Vương Trần |

Bộ Nội vụ cho biết, khi cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức).

Cách tính lương công chức theo bảng lương mới khi cải cách tiền lương 2024

Nhóm PV |

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương thì lương công chức sẽ bao gồm lương cơ bản, phụ cấp cùng với tiền thưởng, đồng thời bỏ đi mức lương cơ sở và hệ số lương.

Kỷ luật loạt lãnh đạo vụ hủy hoại đất rừng Lao Động phản ánh

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Liên quan vụ hủy hoại đất rừng để xây dựng trái phép mà Báo Lao Động phản ánh, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đà Bắc đã kỷ luật loạt lãnh đạo xã.

Thuê đơn vị chưa có chứng nhận ATVSTP nấu ăn cho học sinh

Minh Chuyên - Đặng Tình |

Công ty TM DV An Thịnh chưa được cơ quan chức năng ở Hòa Bình cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn được trường học thuê nấu ăn cho học sinh.

Làm rõ việc người nước ngoài sống ở NOXH Bắc Giang, Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Phóng viên Báo Lao Động liên hệ với chính quyền tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh làm rõ tình trạng nhiều người nước ngoài sống trong nhà ở xã hội (NOXH).

Trần nhà bong từng mảng, bất an sống tại chung cư chờ sập ở Hà Nội

Linh Trang - Hạnh Thơm |

Hà Nội - Hiện nay, nhiều hộ dân vẫn đang chấp nhận sống tạm bợ ở những khu chung cư cũ xuống cấp.

Độc lạ nghề massage hoa dừa lấy mật

NGỌC ANH |

Trà Vinh - Người làm nghề massage hoa dừa để lấy mật phải có nghệ thuật, học nhiều tháng mới thu được mật ngon cung ứng cho thị trường.

Bảng lương công chức trước cải cách tiền lương sẽ thực hiện như thế nào?

Nhóm PV |

Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, từ ngày 1.7 sẽ thực hiện cải cách tiền lương. Còn trước thời điểm này, bảng lương công chức, viên chức được thực hiện thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề

Vương Trần |

Bộ Nội vụ cho biết, khi cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức).

Cách tính lương công chức theo bảng lương mới khi cải cách tiền lương 2024

Nhóm PV |

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương thì lương công chức sẽ bao gồm lương cơ bản, phụ cấp cùng với tiền thưởng, đồng thời bỏ đi mức lương cơ sở và hệ số lương.