Nguy cơ "vỡ trận" cá tầm Việt: 3 Bộ cùng vào cuộc xử lý

Long Nguyễn |

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cùng một số đơn vị liên quan về việc kiểm soát cá tầm nhập khẩu.

Nhiều loài không nằm trong danh mục

Theo đó, văn bản do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký ngày 26.1.2021 cho biết, trong thời gian vừa qua, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với địa phương thu mẫu cá tầm thương phẩm tại chợ Yên Sở (Hà Nội) và chợ Bình Điền (TP.HCM).

Kết quả có nhiều mẫu cá tầm thương phẩm được xác định hình thái không phù hợp với loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định, gồm: Cá tầm Beluga (Husohuso), cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), cá tầm Sterlet (Acipenser ruthenus), cá tầm Xibêri (Acipenser sinensis) và cá tầm Trung Hoa (Acipenser sinensis).

Mặc dù cá tầm (thuộc Phụ lục II Công ước quốc tế về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) được cơ quan CITES Việt Nam và các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc.

Cá tầm Trung Quốc bán tràn lan tại chợ Yên Sở (Hà Nội). Ảnh: Long Nguyễn.
Một cơ sở bán cá tầm Trung Quốc tại chợ Yên Sở. Ảnh: Long Nguyễn.

Tuy nhiên, hiện nay có một số loài cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm lưu thông trên thị trường chưa rõ nguồn gốc, không thực hiện kiểm dịch có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và sản xuất cá tầm tại Việt Nam.

Vì vậy, để ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả hành vi gian lận thương mại trong việc nhập khẩu cá tầm dùng làm thực phẩm và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23.7.2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, Bộ NN&PTNT đề nghị các Bộ, ban ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan triển khai thực hiện theo đúng chức trách.

Đề nghị 3 Bộ cùng vào cuộc

Cụ thể, Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan tại các cửa khẩu trọng điểm, gồm: Hữu Nghị, Lào Cai, Móng Cái, Chi Ma, Tà Lùng... kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.

Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trưởng; Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tăng cường kiểm tra việc lưu thông, vận chuyển, kinh doanh cá tầm trên thị trường nhằm ngăn chặn việc trà trộn cá tầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; ngăn chặn hành vi gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người nuôi và người tiêu dùng trong nước.

PV Báo Lao Động (trái) cùng cơ quan quan chức năng kiểm tra một xe cá tầm Trung Quốc thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn hồi tháng 10.2020.
PV Báo Lao Động (trái) cùng cơ quan quan chức năng kiểm tra một xe cá tầm Trung Quốc thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn hồi tháng 10.2020.

Về phía các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an và địa phương thành lập Đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển cá tầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không thực hiện kiểm dịch theo quy định.

Rà soát việc cấp phép nhập khẩu cá tầm không thuộc Danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; chủ trì, phối hợp với các đơn vị và địa phương kiểm tra cơ sở kinh doanh cá tầm làm thực phẩm và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh cá tầm làm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch đối với cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm. Kiểm tra, rà soát quy trình cấp CITES từ phía Việt Nam, đảm bảo tuân thủ đúng trình tự thủ tục của Công ước.

[Clip] Nhiều loại cá tầm nằm ngoài danh mục nhập khẩu được bày bán tràn lan tại chợ đầu mối Yên Sở, Hà Nội.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các hiệp hội sản xuất kinh doanh tiếp tục nắm bắt, trao đổi thông tin việc kinh doanh cá tầm tại Việt Nam, kịp thời phản ánh về Bộ NN&PTNT để kịp thời xử lý. Tuyên truyền, hướng dẫn cho các hội viên thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh cá tầm.

Trước đó, Báo Lao Động có nhiều bài viết phản ánh về tình trạng khó khăn đầu ra cho con cá tầm Việt.

Cụ thể ngay trên sân nhà, do giá thành rẻ hơn (đi kèm chất lượng kém hơn) nhưng lại mập mờ trong khâu bán hàng và tiếp thị, nên cá tầm Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế trên thị trường. Nhiều người bán khi được hỏi, thậm chí còn không phân biệt nổi đâu là cá tầm Trung Quốc, đâu là cá tầm trong nước.

Kể từ năm 2018 đến nay, trước sự đe dọa từ cá tầm Trung Quốc giá rẻ, chất lượng thấp, hàng loạt doanh nghiệp nuôi cá tầm trên cả nước có nguy cơ phá sản. Nhiều trang trại buộc phải để hoang phế, nước đọng cạn đáy...

Trước thông tin phản ánh, ngày 16.1.2021, trong văn bản số 378/VPCP-KHTH của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã nêu ý kiến yêu cầu các ngành chức năng liên quan làm rõ, xử lý.

Long Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ "vỡ trận" cá tầm Việt: Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ!

Long Nguyễn |

Trong văn bản vừa ban hành, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu các ngành chức năng xử lý tình trạng buông lỏng quản lý, có dấu hiệu tiếp tay cho việc nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Nguy cơ "vỡ trận" cá tầm Việt: Đến lượt Hội Cá nước lạnh Lào Cai kêu cứu

Long Nguyễn |

Ngày 24.12, Hội Cá nước lạnh tỉnh Lào Cai đã có văn bản gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan về việc đề nghị tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm.

Nguy cơ “vỡ trận” cá tầm Việt: Lao đao bên hồ cá cạn

Long nguyễn |

Theo thống kê của Hiệp hội Cá nước lạnh, ở khu vực miền núi phía Bắc có khoảng hơn 165 trang trại nuôi cá nước lạnh. Phần lớn các cơ sở, trang trại nuôi có quy mô vừa và nhỏ. Khi cá tầm Trung Quốc nhập nhèm nguồn gốc và chất lượng đổ bộ với giá bán tại chợ chỉ khoảng 110 nghìn/kg thì cá tầm Việt của người người dân nuôi không thể cạnh tranh nổi. Hiện tượng hồ cá bị bỏ hoang phế, nước đọng cạn đáy, rêu mốc… đang diễn ra ngày một phổ biến.

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.