Nỗ lực kìm giữ lạm phát để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%

Vũ Long |

Mục tiêu kìm giữ lạm phát 6 tháng cuối năm rất áp lực khi đang có nhiều yếu tố bất lợi tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Nhiều yếu tố bất lợi tác động đến mục tiêu kìm giữ lạm phát

Trao đổi với PV Lao Động, bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - cho hay: Kinh tế thế giới đang trải qua cơn bão giá do hệ lụy của chiến tranh, đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu..., là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam cũng không nằm ngoài cơn bão giá này tuy mức độ ảnh hưởng tới nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm chưa quá lớn. Tuy nhiên, kìm giữ lạm phát theo mục tiêu đã đề ra trong nửa cuối năm 2022 là rất thách thức.

Xung đột Nga và Ukraine vẫn diễn biến phức tạp khiến giá xăng dầu thế giới và trong nước leo thang, gia tăng chi phí sản xuất, nguồn cung bị gián đoạn, lạm phát tăng cao, sức cầu quốc tế yếu; việc ban hành tiêu chuẩn quy định mới liên quan đến nguyên liệu, lao động, môi trường cho các sản phẩm nhập khẩu của các nước đối tác sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

"Hiện nay, sức ép về giá cả, lạm phát thế giới sẽ là áp lực cho mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% năm 2022, đặc biệt vào cuối năm kéo theo những bất ổn vĩ mô, tỉ giá, thị trường ngoại tệ; từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phục hồi kinh tế" - bà Hương nói.

Bên cạnh đó, dịch bệnh COVID-19 với các biến thể mới có thể diễn biến phức tạp cũng là mối nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam cũng như các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cùng với đó, xu hướng thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu đang gia tăng, lãi suất USD tăng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Ông Nguyễn Bích Lâm – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2022, giá xăng dầu thế giới tăng cao đã làm cho giá mặt hàng này trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng tới 1,87 điểm phần trăm.

“Với kinh tế Việt Nam, xăng dầu có tác động sâu, rộng tới các ngành và lĩnh vực, đặc biệt là các ngành vận tải, khai thác thủy hải sản. Dự báo trong năm 2022, giá xăng dầu tăng và đứng ở mức cao, kéo theo giá của các hàng hóa khác cũng tăng sẽ gây nên áp lực lạm phát và tạo mặt bằng giá mới cao hơn của nền kinh tế” – ông Nguyễn Bích Lâm thông tin.

Ông Nguyễn Xuân Định – Phó trưởng phòng Chính sách - Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cũng nhấn mạnh: Trong nửa cuối năm 2022, nhiều yếu tố tác động có thể gia tăng áp lực lên công tác kiểm soát lạm phát, trong đó đặc biệt là do rủi ro lạm phát trên thế giới vẫn tăng cao sẽ có tác động gián tiếp tới nước ta; giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ xu hướng tăng giá trên thế giới và nhu cầu đầu tư, tiêu dùng trong nước khi kinh tế phục hồi.

Thách thức, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng 6,5%

Bà Nguyễn Thị Hương nhận định, mặc dù rất thách thức, nhưng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2022, bởi hiện nay, Việt Nam tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 và mức độ bao phủ vaccine, điều này đã giúp Việt Nam sớm quay lại trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn và mở cửa du lịch quốc tế, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đã được diễn ra thuận lợi và gặt hái những kết quả ấn tượng trong quý 2 và 6 tháng năm 2022.

Hơn nữa, kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đã có mức tăng trưởng khá cao, đặc biệt, nền kinh tế quý 2 có những bước phát triển khá, nhất là khu vực dịch vụ (đạt mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ 10 năm gần đây).... tiếp đà phát triển trong quý II, cùng với gói phục hồi và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội sẽ có tác động vào kinh tế chủ yếu trong 6 tháng cuối năm. Khi đó, kinh tế quý 3 sẽ có tốc độ tăng trưởng cao (do quý 3 năm trước âm hơn 6%) và quý 4 không có những biến cố lớn thì dự báo kết quả tăng trưởng cả năm sẽ rất tốt và có khả năng vượt mục tiêu tăng trưởng đề ra 6-6,5%. 

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt lạm phát, nhưng dư địa đang hẹp lại

Vũ Long (thực hiện) |

TS Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ với Lao Động về giải pháp kìm lạm phát từ nay đến cuối năm 2022. Ông cho biết:

Lạm phát ở Mỹ lập kỷ lục mới, báo hiệu thời kỳ khó khăn sắp tới

Khánh Minh |

Tỉ lệ lạm phát cao vọt của Mỹ trong tháng 6 là lời nhắc nhở về những ngày khó khăn phía trước đối với nhiều người ở Mỹ và trên toàn thế giới và đặc biệt là những bộ phận dân cư dễ bị tổn thương nhất và các nước đang phát triển mong manh nhất.

Hà Nội: Kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhưng áp lực kiểm soát lạm phát lớn

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - GRDP 6 tháng đầu năm 2022 của thành phố tăng 7,79%, gấp 1,29 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,08 lần mức tăng cùng kỳ năm 2019 khi chưa xảy ra dịch COVID-19. Tuy nhiên, chỉ số CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 3,25%, gây áp lực lên mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Kiên quyết giải phóng mặt bằng thực hiện cao tốc Bắc - Nam

CÔNG SÁNG |

UBND huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) sẽ tiến hành cưỡng chế nếu các hộ dân không thực hiện đúng quy định, phương án giải phóng mặt bằng.

Thủy điện Tuyên Quang đóng toàn bộ 8 cửa xả đáy

Việt Bắc |

Đến sáng 17.9, Thủy điện Tuyên Quang đã đóng cửa xả đáy cuối cùng sau khi phải mở toàn bộ 8 cửa xả trước mưa lũ lịch sử.

Đại diện quán cơm bị tẩy chay ở Hạ Long xin lỗi khách hàng

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Thông tin từ UBND TP Hạ Long sáng 17.9, tại buổi làm việc giữa các bên hôm qua, đại diện quán Cơm sạch bà Liên đã lên tiếng xin lỗi khách hàng.

Kỳ thủ Lê Quang Liêm thắng đương kim vô địch thế giới

tam nguyên |

Chiến thắng của Lê Quang Liêm giúp tuyển Việt Nam hòa tuyển Trung Quốc tại Olympiad Cờ vua 2024.

Còn bao nhiêu hồ thủy điện mở cửa xả lũ?

ANH TUẤN |

Đến nay, các hồ thủy điện đang thực hiện xả điều tiết gồm Tuyên Quang (1 cửa), Thác Bà (2 cửa), Trung Sơn (3 cửa), Bản Vẽ (3 cửa).