Thương lái lúa gạo cũng cần có giấy chứng nhận, đăng ký hành nghề

PHƯƠNG ANH - PHONG LINH |

Thương lái "cần được có giấy chứng nhận hành nghề”; được xem là đối tác đồng hành với nông dân, Hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp trong chuỗi ngành hàng lúa gạo hiện nay. Đây là nội dung được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo phát triển bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào sáng 2.5.

Vai trò của thương lái

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNN), diện tích gieo trồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 7,24 triệu ha, với sản lượng 24,3 triệu tấn lúa, với 1.300 HTX tham gia vào ngành hàng lúa gạo.

Trong đó, diện tích lúa liên kết được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước sản xuất đạt 40,28% (năm 2016 chỉ đạt 26,5%); có 12,1% nông dân bán lúa trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và thông qua HTX là 37,5% để phân phối lại cho doanh nghiệp và qua thương lái là 49,5%.

Theo ông Võ Quốc Trung - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, diện tích gieo trồng hằng năm của tỉnh khoảng 330.000ha, sản lượng lúa đạt trên 2 triệu tấn/năm, trong đó sản lượng lúa đặc sản chất lượng cao chiếm trên 93%. Nông dân bán lúa thông qua 3 kênh thông tin tiêu thụ phổ biến như HTX liên kết với doanh nghiệp; nông dân hợp tác thành nhóm nhỏ và tự liên hệ với thương lái quen biết qua giao dịch mua bán hàng năm; hoặc môi giới trung gian trong vùng, khu vực để tiếp cận giao dịch với thương lái có nhu cầu thu mua lúa.

Ông Trung cho biết, số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu lúa gạo có nhà máy đặt trên địa bàn tỉnh với quy mô công suất chế biến còn khá khiêm tốn so với tổng sản lượng 2,1 triệu tấn lúa gạo hàng năm của tỉnh.

"Tuy nhiên, thông qua sự điều tiết cung cầu trong tiêu thụ lúa gạo khá linh hoạt bởi hệ thống thương lái đã không để xảy ra tình trạng “giải cứu” lúa gạo như một vài nông sản khác vì không tiêu thụ được" - ông Trung nói.

Thương lái cần được xem là đối tác đồng hành với nông dân, HTX và doanh nghiệp. Ảnh: Phương Anh
Thương lái cần được xem là đối tác đồng hành với nông dân, HTX và doanh nghiệp. Ảnh: Phương Anh

Cần phân biệt giữa thương lái và “cò lúa”

TS. Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn - cho rằng, thương lái là người “am hiểu thông tin” như phương tiện vận chuyển, thu hoạch và cả tài chính. Ngoài ra, doanh nghiệp thích mua lúa qua thương lái giúp doanh nghiệp đỡ căng thẳng hơn về tiền vốn bỏ ra vì không phải ứng tiền trước cho nông dân trong thời gian dài.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, sự liên kết giữa thương lái và nông dân bộc lộ nhiều hạn chế và nhiều bất cập như việc xác định thời điểm thu hoạch lúa thường được quyết định bởi thương lái, giá cả… đôi lúc trở thành vấn đề vướng mắc trong khâu tiêu thụ giữa thương lái với người sản xuất lúa.

Để giải quyết tình trạng này cũng như nâng cao vai trò của thương lái, TS Trần Minh Hải cho rằng, thương lái “cần được có giấy chứng nhận hành nghề”; được đăng kí hành nghề (để giúp phân biệt thương lái tốt và thương lái chưa tốt); cần được xem là đối tác đồng hành với nông dân, HTX và doanh nghiệp.

Thứ Trưởng Bộ NN&PTNN Trần Thanh Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Phong Linh
Thứ Trưởng Bộ NNPTNN Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phong Linh

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NNPTNT - cho rằng, cần phân biệt giữa thương lái và “cò lúa”; cần xác định lực lượng nào làm “cò lúa” (như HTX hay lực lượng khuyến nông).

Theo Thứ trưởng Nam, một trong những con đường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp và chuyên môn hóa nông dân là các Tổ hợp tác, HTX. Bởi THT, HTX có được nguồn nguyên liệu, chủ động được giá thành, sản lượng, cơ cấu mùa vụ... Do đó, cần phát triển HTX làm mạng lưới cung cấp nguyên liệu đủ lớn, đảm bảo chất lượng, thúc đẩy liên kết.

Thứ trưởng Nam đề nghị Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tập hợp các doanh nghiệp, HTX thành 1 chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, trong đó hiệp hội đóng vai trò là đầu mối; trong sự liên kết cần tạo ra giá trị gia tăng từ đầu vào đến đầu ra; cần bảo vệ quyền lợi thương hiệu, phát triển thị trường lúa gạo trong nước…

PHƯƠNG ANH - PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Thương lái thu mua lúa sớm, nông dân miền Tây đắn đo chuyện nhận cọc

MỸ LY |

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5, các thương lái đã bắt đầu thu mua lúa trở lại. Tuy nhiên, dù được đặt cọc sớm với giá tốt nhưng nhiều nông dân chưa đồng ý vì lo bị hớ, giảm lợi nhuận.

Mùa gặt lúa về miền Tây bắt chuột đồng

PHƯƠNG ANH |

Vào ngày mùa trên những cánh đồng lúamiền Tây vô cùng nhộn nhịp, phía trước máy gặt đập thu hoạch lúa thì phía sau từng nhóm thanh niên, trẻ nhỏ chạy theo để bắt chuột đồng. Có nơi dùng lưới giăng để chuột chạy vào có nơi dùng gậy để đập thậm chí là tay không bắt chuột.

Nông dân Sóc Trăng ngậm ngùi khi lúa bị hạn, mặn giảm năng suất

PHƯƠNG ANH |

Sóc Trăng - Nhiều diện tích lúa Đông Xuân muộn ở huyện Trần Đề, Long Phú bước vào vụ thu hoạch. Trái ngược với kỳ vọng trúng mùa được giá thì nông dân lại ngậm ngùi khi năng suất lúa giảm từ 50% - 70% so với các vụ trước đó vì hạn, mặn.

Sập giàn giáo thi công hầm chui cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang

Lam Thanh |

Giàn giáo thi công hầm chui tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đoạn qua địa phận xã Tứ Quận (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) vừa bị sập.

Lô đất trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở Hà Nội bị bỏ cọc

CAO NGUYÊN |

Dù đã hết thời gian nộp tiền nhưng đến nay lô đất có giá trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn chưa đóng tiền.

Hà Nội tắc đường cả cây số, người dân ì ạch di chuyển

Nhóm PV |

Tối 16.9, nhiều tuyến đường tại Hà Nội tắc cứng do giờ tan tầm và lượng người đổ ra đường đi chơi Trung thu.

Nga dồn ép quân Ukraina khỏi Kursk theo nhiều hướng

Song Minh |

Lực lượng Ukraina ngày càng bị đẩy lùi khỏi nhiều khu định cư ở tỉnh Kursk của Nga.

Cho thôi việc Bí thư huyện Vĩnh Cửu theo nguyện vọng

MINH CHÂU |

Ông Nguyễn Văn Thuộc - Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai chấp thuận cho thôi việc theo nguyện vọng.