Tiền đình vì tiền đâu, đọc ngay lời khuyên quản lý tài chính thông minh sau

Đức Mạnh |

Một nghiên cứu chỉ ra có tới 65% người Mỹ phải thao thức hàng đêm vì lo lắng về tiền bạc. Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) đã vạch ra 4 bài học nằm lòng để không tiền đình vì vấn đề "tiền đâu".

1. Dành 24 giờ để suy nghĩ trước khi mua đồ giá trị lớn

Hơn một nửa số người trả lời cuộc khảo sát của trang CreditDonkey năm 2013 cho biết họ thường xuyên cảm thấy tội lỗi sau khi mua hàng. Tiêu nhiều tiền mặt vào một thứ không mang lại niềm vui cho cuộc sống của bạn là một điều lãng phí.

Để quản lý tài chính thông minh và đảm bảo rằng bạn nhận được giá trị xứng đáng từ mỗi lần xuống tiền, hãy dành ít nhất 24 giờ trước khi mua một món đồ giá trị lớn. Tuy nhiên định nghĩa thế nào là đắt với mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào thu nhập. Nhiều chuyên gia tài chính cá nhân chỉ ra con số này bằng 1% thu nhập cả năm của một người.

24 giờ chờ đợi cho bạn thời gian để suy nghĩ xem liệu món đồ đó có thực sự xứng đáng với một khoản tiền lớn như vậy hay không. Bạn có thực sự cần chiếc điện thoại đời mới nhất hay cái đang dùng vẫn đang đáp ứng đủ?

Khoảng thời gian chờ đợi này cũng giúp một người tìm ra lựa chọn sản phẩm có giá tốt hơn vì tham khảo thêm nhiều nơi bán hàng.

2. Thảo luận trước cùng người bạn đời

Tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng trong mối quan hệ. Tranh cãi về tiền bạc không chỉ khiến vợ chồng khó hòa hợp mà còn cản trở hành trình thực hiện các mục tiêu tài chính. Nếu bạn đang cố gắng tiết kiệm hoặc trả hết nợ thì liên tục mua sắm sẽ khiến mục tiêu đó ngày càng cách xa.

Để tránh tranh cãi không mong muốn, vợ chồng hãy dành thời gian trò chuyện về tiền bạc thường xuyên. Cả hai nên nhất quán trong các mục tiêu tài chính lớn như tiết kiệm rồi vạch ra lộ trình cùng nhau cố gắng thực hiện kế hoạch đó.

Nếu vợ chồng thường xuyên xung đột về việc chi tiêu thì tốt nhất mỗi người nên có một tài khoản riêng để thoải mái mua sắm. Đồng thời vợ chồng nên thỏa thuận rằng một khi hết tiền, tuyệt đối không động đến các quỹ khác, nếu có thì phải trao đổi trước.

Ảnh: Shutterstock
Theo các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh, kiếm tiền là một khả năng còn mỗi đồng tiết kiệm được chắc chắn sẽ là của bạn. Ảnh: Shutterstock

3. Chuẩn bị cho những rủi ro bất ngờ

Tương lai khó đoán và trường hợp khẩn cấp luôn có thể xảy ra. Trên thực tế, theo một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew vào năm 2015, 60% người Mỹ cho biết họ đã trải qua cú sốc tài chính với cái giá đắt nhất là 2.000 USD.

Thật không may, gần 60% không tiết kiệm đủ ít nhất 500 USD để trang trải cho những rủi ro này. Hơn một nửa vẫn chưa thể trở lại trạng thái cân bằng tài chính sau 6 tháng khủng hoảng ập tới.

Vì thế, tiết kiệm rất quan trọng. Tiết kiệm không nhất thiết dành cho mục tiêu mua món đồ cụ thể mà chỉ đơn giản là để an toàn trước những rủi ro bất định. Theo chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn), mỗi người nên để dành ít nhất 6 tháng thu nhập để phòng thân.

4. Đừng quên chuẩn bị cho nghỉ hưu

Theo Viện Chính sách Kinh tế Hoa Kỳ, gần một nửa số gia đình Mỹ không có gì để dành cho việc nghỉ hưu. Một khi hết khả năng lao động thì bạn cũng cạn nguồn tiền vào. Vì thế chuẩn bị cho quỹ hưu trí không bao giờ là quá sớm.

Một số công cụ chỉ ra rằng 25 lần chi phí hàng năm dự kiến ​​của một người sẽ đủ cho quỹ hưu trí. Vì vậy, nếu 120 triệu đồng/năm đủ để bạn sống thoải mái thì bạn cần tiết kiệm 3 tỉ đồng là có thể nghỉ hưu.

Chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) cho biết để có thể làm được như vậy, một người nên học cách gia tăng thu nhập, tiết kiệm đều đặn, chi tiêu hợp lý và đầu tư thông minh sớm nhất có thể.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được đăng tải trên laodong.vn vào 19h tối thứ Năm hàng tuần với sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Tài chính thông minh: Ngừng tiêu tiền lặt vặt, bạn sẽ có cả một gia tài

Đức Mạnh |

Những khoản chi tiêu nhỏ lẻ có vẻ không đáng gì nhưng thực tế cộng dồn lại khá nhiều. Trở lại với chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn), TS. Hoàng Thị Bảo Thoa sẽ chia sẻ liều vaccine chống "viêm màng túi" một cách hiệu quả.

Tài chính thông minh: Vaccine chống "viêm màng túi"

Nhóm PV |

Trong số 10 của chương trình Tài chính thông minh, TS Hoàng Thị Bảo Thoa sẽ tiết lộ sai lầm thường gặp dễ dẫn đến "viêm màng túi" và những mẹo chi tiêu hiệu quả.

Tài chính thông minh: Kiếm bao nhiêu tiền mới gọi là đủ?

Đức Mạnh |

Chúng ta đi làm để kiếm tiền mỗi ngày nhưng mục tiêu kiếm bao nhiêu thì mới đủ và có thể hạnh phúc thì không nhiều người hoạch định.

Thuê đơn vị chưa có chứng nhận ATVSTP nấu ăn cho học sinh

Minh Chuyên - Đặng Tình |

Công ty TM DV An Thịnh chưa được cơ quan chức năng ở Hòa Bình cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn được trường học thuê nấu ăn cho học sinh.

Làm rõ việc người nước ngoài sống ở NOXH Bắc Giang, Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Phóng viên Báo Lao Động liên hệ với chính quyền tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh làm rõ tình trạng nhiều người nước ngoài sống trong nhà ở xã hội (NOXH).

Đòn tấn công chưa từng thấy của Hezbollah vào Israel

Thanh Hà |

Hezbollah lần đầu bắn tên lửa đạn đạo gần Tel Aviv, Israel.

Bến đò Cồn Nhì ở Thái Bình bị tố "nhái", "tự xưng" là... phà

TRUNG DU |

Theo phản ánh, hiện có hàng loạt dấu hiệu hoạt động không đúng quy định tại bến đò Cồn Nhì nối giữa Thái Bình - Nam Định.

Bản tin công đoàn: Đối tượng được tăng lương hưu từ 1.7.2025

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn có những nội dung: Đối tượng nào được tăng lương hưu từ 1.7.2025? Thêm đơn hàng, mức lương công nhân tăng mạnh...

Tài chính thông minh: Ngừng tiêu tiền lặt vặt, bạn sẽ có cả một gia tài

Đức Mạnh |

Những khoản chi tiêu nhỏ lẻ có vẻ không đáng gì nhưng thực tế cộng dồn lại khá nhiều. Trở lại với chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn), TS. Hoàng Thị Bảo Thoa sẽ chia sẻ liều vaccine chống "viêm màng túi" một cách hiệu quả.

Tài chính thông minh: Vaccine chống "viêm màng túi"

Nhóm PV |

Trong số 10 của chương trình Tài chính thông minh, TS Hoàng Thị Bảo Thoa sẽ tiết lộ sai lầm thường gặp dễ dẫn đến "viêm màng túi" và những mẹo chi tiêu hiệu quả.

Tài chính thông minh: Kiếm bao nhiêu tiền mới gọi là đủ?

Đức Mạnh |

Chúng ta đi làm để kiếm tiền mỗi ngày nhưng mục tiêu kiếm bao nhiêu thì mới đủ và có thể hạnh phúc thì không nhiều người hoạch định.