Tọa đàm Luật Dầu khí sửa đổi - tạo cơ chế, chính sách thu đầu tư

NHÓM PV |

Ngày 27.12, Báo Lao Động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm trực tuyến chủ đề “Luật Dầu khí sửa đổi - tạo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư".

10h45: Ông Nguyễn Đức Thành - Uỷ viên Ban biên tập Báo Lao Động kết luận toạ đàm:

Sau gần 2 giờ, buổi tọa đàm diễn ra sôi nổi, hiệu quả, nhiều câu hỏi được gửi đến các khách mời.

Có thể nói, việc thông qua Luật Dầu khí sửa đổi là khung pháp lý tổng quát cho ngành dầu khí; giảm bớt sự chồng chéo giữa các luật trong hoạt động dầu khí.

Luật Dầu khí sửa đổi cũng đã bổ sung chính sách về điều tra cơ bản về dầu khí là hoạt động điều tra, khảo sát ban đầu nhằm đánh giá tiềm năng, triển vọng dầu khí làm căn cứ cho việc định hướng hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí. Luật cũng bổ sung, hoàn thiện các quy định về hợp đồng dầu khí theo hướng thuận lợi, linh hoạt hơn cho nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Đức Thành - Uỷ viên Ban biên tập Báo Lao Động kết luận toạ đàm. Ảnh: Đình Hải
Ông Nguyễn Đức Thành - Uỷ viên Ban biên tập Báo Lao Động kết luận toạ đàm. Ảnh: Đình Hải

Đáng chú ý, Luật Dầu khí mới đã bổ sung chính sách ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với các lô, mỏ dầu khí thông qua hợp đồng dầu khí nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí.

Việc xây dựng Luật Dầu khí năm 2022 đáp ứng yêu cầu đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết, gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế nhất là về năng lượng.

Bảo vệ, khai thác hiệu quả tài nguyên, chủ quyền quốc gia bao gồm cả chủ quyền pháp lý, xây dựng thể chế hội nhập, khẳng định vị thế của Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tăng cường năng lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, tránh lợi ích cục bộ của các bộ, các ngành.

Phải khẳng định một lần nữa, Luật Dầu khí sửa đổi được Quốc hội thông qua đã tạo ra cơ chế chính sách đồng bộ tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước, loại bỏ các rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư. Qua đó thúc đẩy phát triển bền vững ngành năng lượng nói riêng và tổng thế nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Chương trình tọa đàm của Báo Lao Động xin được dừng tại đây. Xin cảm ơn các vị khách mời đã có những chia sẻ quý giá và xin hẹn gặp lại quý vị ở chương trình tiếp theo.

10h41: PV Báo Quân đội Nhân dân đặt hỏi về những cơ chế, chính sách bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư nếu hoạt động khai thác không đạt kỳ vọng.

PV Báo Quân đội Nhân dân đặt câu hỏi. Ảnh: Đình Hải
PV Báo Quân đội Nhân dân đặt câu hỏi. Ảnh: Đình Hải

Ông Đoàn Văn Thuần cho biết luật có những chính sách ưu đãi cho hoạt động điều tra cơ bản.

Đáng chú ý điểm mới đối với vai trò nhà đầu tư khi có rủi ro sẽ có cơ chế hoạch toán chi phí thăm dò không thành công vào chi phí sản xuất kinh doanh.

10h31: Khách mời trả lời câu hỏi PV Báo Tiền Phong về khả năng liên thông giữa khâu khai thác thăm dò đến chế biến sau khai thác trong luật và những tác động, hiệu quả luật liên quan đến Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí.

Bà Lê Việt Nga - Đại diện Tổng Công ty thăm dò Khai thác Dầu khí trả lời câu hỏi của phóng viên. Ảnh: Đình Hải
Bà Lê Việt Nga - đại diện Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí trả lời câu hỏi của phóng viên. Ảnh: Đình Hải

Bà Lê Việt Nga - đại diện Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí cho biết, PVEP là doanh nghiệp chủ lực trong việc tìm kiếm, khai thác dầu khí của PVN trong thời gian vừa qua cũng không đạt như kỳ vọng cả về trữ lượng và phát triển các khu mỏ.

Với Luật Dầu khí sửa đổi năm 2022 ra đời, PVEP đánh giá tác động lớn đến tháo gỡ thẩm quyền, thủ tục đầu tư, phân cấp thẩm quyền cho các cơ quan, trong đó Tập đoàn PVN cũng được phân cấp dự án đầu tư về mặt quản lý hoạt động dầu khí, từ đó cải thiện ưu đãi đầu tư, các hợp đồng dầu khí sắp hết hạn, cơ chế tiếp nhận những hợp đồng có thời hạn, thẩm quyền triển khai các dự án dầu khí đồng bộ.

10h23: Các khách mời trả lời phóng viên Báo Giao thông về vấn đề giám sát, thẩm định khai thác dầu khí, đặc biệt là vấn đề chuyển giá.

Theo ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Luật Dầu khí cũng xác định rõ quy định, giám sát hoạt động khai thác dầu khí, từ đó xây dựng luật, chế tài phù hợp. Đối với doanh nghiệp, họ cũng mong muốn có điều luật để hoạt động, có lợi nhuận một cách chính đáng.

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng những hoạt động thăm dò khai thác ở biển Đông lại càng khó khăn trong vấn đề thẩm định. Cần phòng tránh trường hợp chuyển giá để khiến lỗ giảm, lãi thật, có thêm khuyến cáo nội bộ để tránh trường hợp những rủi ro xảy ra, từ đó nâng cao nguồn dầu và tạo kinh tế cho đất nước.

PGS TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp (Học viện Tài chính) cho rằng một trong những vấn đề cần lưu ý đó là việc chuyển giá, yêu cầu cơ quan Nhà nước, cơ quan thuế phải làm rất kỹ lưỡng. Đặc biệt, trong các hợp đồng dầu khí thì thuế sẽ phải nộp theo hợp đồng, sản lượng khai thác, sau khi nộp thuế rồi thì mới tính bù trừ chi phí trong quá trình khai thác. dù có lỗ thì doanh nghiệp vẫn phải nộp theo sản lượng khai thác.

10h15: Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh trả lời câu hỏi về những quy định đã được bổ sung để góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Luật đã góp phần bổ sung, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư khai thác dầu khí. Ngay hoạt động về điều tra khảo sát cũng đòi hỏi nguồn vốn, trình độ công nghệ cao, đây là bước quan trọng để quy hoạch những vùng mỏ và đảm bảo an ninh, chính trị, quân sự.

Đặc biệt, trình tự phê duyệt các hoạt động triển khai cũng đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quốc tế tiếp cận, là một trong vấn đề doanh nghiệp đầu tư quốc tế mong muốn khi họ tiếp cận ký kết hợp đồng. Chính sách ưu đãi với các mỏ đặc biệt, mỏ tận thu cũng đã được Luật Dầu khí sửa đổi nêu rõ ràng hơn khi hạ thấp thuế thu nhập doanh nghiêp, thể hiện sự quan tâm đúng mức của Chính phủ trong thời gian vừa qua.

Quá trình thăm dò khai thác có bổ sung, thay đổi về quá trình kiểm toán, kế toán cũng đã có ý nghĩa rất lớn đối với PVN và các doanh nghiệp khi quyết định đầu tư, yên tâm trong việc sử dụng vốn, làm cho hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trở nên nhanh chóng, quyết toán, hoạt động đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế, công khai và minh bạch.

Ông Đoàn Văn Thuần - Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế, Viện Dầu khí Việt Nam bổ sung thêm các hình thức hợp đồng dầu khí được bổ sung trong luật mới hy vọng tạo ra bước chuyển biến liên quan đến thúc đẩy đầu tư tại Việt Nam.

Cụ thể, bên cạnh, hình thức hợp đồng trên sản phẩm truyền thống, Luật Dầu khí sửa đổi đã bổ sung hình thức khác để tăng sự ưu đãi. Nội dung chính sẽ được quy định chi tiết trong nghị định được ban hành sắp tới.

Ông Đoàn Văn Thuần - Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế, Viện Dầu khí Việt Nam. Ảnh: Đình Hải
Ông Đoàn Văn Thuần - Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế, Viện Dầu khí Việt Nam. Ảnh: Đình Hải

10h12: Ông Phan Đức Hiếu trả lời về câu hỏi lộ trình từ này đến khi Luật có hiệu lực.

Theo đó, các văn bản hướng dẫn phải thể chế hoá được tinh thần của Luật; đảm bảo tính kịp thời. Ông Hiếu cho biết Nghị định hướng dẫn luật phải thông qua ít nhất trước 45 ngày Luật có hiệu lực thi hành.

“Các cơ quan chính phủ phải khẩn trương làm ngày làm đêm để ít nhất trước 45 ngày Luật cho hiệu lực có Nghị định hướng dẫn” - ông Hiếu nói.

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Đình Hải
Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Đình Hải

9h47: PGS TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp (Học viện Tài chính) trình bày ý kiến về Luật Dầu khí sửa đổi cho biết việc xây dựng bộ luật này đã thay đổi nhiều về cách thức, tư duy làm luật mới, phù hợp thông lệ quốc tế và thực tiễn quản lý; tạo điều kiện giám sát, thăm dò dầu khí tốt hơn; huy động nguồn lực PVN vào thăm dò, trên cơ sở đó đảm bảo chủ quyền an ninh quốc gia.

PGS TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp (Học viện Tài chính). Ảnh: Đình Hải
PGS TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp (Học viện Tài chính). Ảnh: Đình Hải

Các quy định về hợp đồng dầu khí thuận lợi hơn nhiều so với trước đây. Các nhà thầu quốc tế rất dễ hiểu, dễ tiếp cận, từ đó dễ dàng đầu tư hơn.

Các quy định về tận thu vừa tận dụng được khả năng làm việc, đảm bảo chi phí, lợi ích mà các chủ thể khai thác đạt được, có các yêu cầu về miễn giảm, điều kiện cụ thể hoá., Từ đó giúp cho nhà đầu tư yên tâm khai thác, đảm bảo hiệu quả hoạt động tận thu.

Những quy định bổ sung hoàn thiện kế toán, kiểm toán cũng là bước tiến lớn so với trước đây; có hành lang pháp lý cho nhà đầu tư trong các trường hợp rủi ro.

9h34: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng Luật Dầu khí sửa đổi có những phần mới trải rộng quá trình hoạt động, khai thác dầu khí liên quan đến tìm kiếm thăm dò, điều tra cơ bản, những ưu đãi đặc biệt, quy định về kế toán kiểm toán, phân cấp phân quyền sao cho hiệu quả...

Những điểm mới này đặt ra kỳ vọng giúp bao quát chặt chẽ hơn, hiện thực hoá cộng tác triển khai, tăng độ linh hoạt thuận lợi, tương thích với luật quốc tế, tăng tổng vốn đầu tư, khai thác, tăng nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu về dầu mỏ trong tương lai trong bối cảnh các mỏ hiện nay đang có sự cạn kiệt.

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong. Ảnh: Đình Hải
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong. Ảnh: Đình Hải

“Tôi đánh giá rất cao bộ luật này” - TS Nguyễn Minh Phong nói.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng những văn bản dưới luật cần có sự chặt chẽ hơn, cụ thể hơn, để tránh kẽ hở cho sự lạm dụng ảnh hưởng an ninh quốc gia, cho tham nhũng, hay các ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút đầu tư.

7 điểm cần lưu ý, đó là trong nhiều nội dung Luật mới chỉ áng chừng, khó hình dung, nghị định, thông tư cần có nội dung để loại trừ những trường hợp không mong muốn xảy ra. Đây là cảnh báo có thật và cần chặt chẽ hơn trong quá trình chuyển nhượng dự án. Chính sách của Nhà nước có đảm bảo quyền sở hữu các dự án nhưng còn thiếu nội dung quyền thu hồi hợp đồng, quốc hữu hoá những dự án đe doạ đến an ninh, chủ quyền quốc gia. 

Cần điểm danh những hành vi nghiêm cấm trong luật sửa đổi vẫn chưa đầy đủ, nên có những hành vi nhận diện, lợi dụng, tiếp tay cho hành vi vi phạm. Ngoài ra, quỹ thu dọn dự án phải có chế tài cụ thể, quy định chặt chẽ hơn. Ưu đãi đầu tư đặc biệt mới cho hạ thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng vẫn chưa thoả đáng, cần phải mềm hoá.

9h07: Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày bài tham luận chỉ ra những điểm mới của Luật Dầu khí sửa đổi.

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Đình Hải
Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Đình Hải

Ông Phan Đức Hiếu cho biết, nội dung của Luật Dầu khí sửa đổi hoàn toàn khác biệt về nội dung, mục tiêu, mục đích thúc đẩy. Ông Hiếu cho rằng có 10 điểm đã thay đổi bao gồm cả sửa đổi và bổ sung, tạo ra 3 mục tiêu kỳ vọng như thúc đẩy, nâng cao hiệu quả và hiệu lực khai thác dầu khí.

Nội dung của Luật Dầu khí sửa đổi đã bỏ hẳn một chương về điều tra cơ bản nhằm đánh giá, tìm kiếm dầu khí, xác định rõ thẩm quyền, kinh phí, hình thức về điều tra cơ bản, thông qua thoả thuận với PVN. Từ đó tạo cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư, cạnh tranh với các nước trong khu vực, có chính sách ưu đãi đặc biệt cho hoạt động dầu khí.

Hoạt động dầu khí là một hoạt động rủi ro, cần có cơ chế tài chính. Đặc biệt, đối với mỏ dầu khí cận biên, chi phí điều tra cơ bản của Luật Dầu khí sửa đổi sẽ được tính từ nguồn sau thuế, nếu dự án không thành công thì được bù đắp bằng chi phí lợi nhuận sau thuế, bù đắp rủi ro trong hoạt động dầu khí.

9h05: Phát biểu khai mạc toạ đàm, ông Nguyễn Đình Chúc - Phó Tổng biên tập Báo Lao Động cho biết: Tại Kỳ họp thứ 4, với tỉ lệ tán thành cao, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Dầu khí sửa đổi. Với 11 chương, 69 Điều, Luật Dầu khí năm 2022 đã thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam, phát triển kinh tế bền vững cũng như phát triển năng lượng quốc gia.

ông Nguyễn Đình Chúc - Phó Tổng biên tập Báo Lao Động. Ảnh: Đình Hải
Ông Nguyễn Đình Chúc - Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động. Ảnh: Đình Hải

Luật Dầu khí sửa đổi lần này đã có nhiều điểm mới như đã bổ sung chính sách về điều tra cơ bản về dầu khí là hoạt động điều tra, khảo sát ban đầu nhằm đánh giá tiềm năng, triển vọng dầu khí làm căn cứ cho việc định hướng hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí.

Ngoài ra, Luật đã bổ sung, hoàn thiện các quy định về trình tự phê duyệt các bước triển khai hoạt động dầu khí, dự án dầu khí bảo đảm tính tương đồng với hệ thống pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan.

Trên tinh thần đó, Báo Lao Động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Tọa đàm trực tuyến chủ đề “Luật Dầu khí sửa đổi – Tạo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư”.

9h: Cuộc tọa đàm trực tuyến bắt đầu. Tham dự toạ đàm có ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ông Đoàn Văn Thuần - Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế, Viện Dầu khí Việt Nam.

Các chuyên gia kinh tế có PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên Cao cấp Học viện Tài chính và TS Nguyễn Minh Phong.

Về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có ông Lê Anh Chiến - Phó trưởng ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).

Về phía Báo Lao Động có ông Nguyễn Đình Chúc – Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động; ông Nguyễn Đức Thành - Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng Ban Kinh tế; bà Đặng Thanh Tâm - Trợ lý Tổng Biên tập, Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo Lao Động

Luật Dầu khí (sửa đổi) đã về đích thành công khi được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 4 vào tháng 11.2022.

Theo đánh giá, việc thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi) là khung pháp lý tổng quát cho ngành dầu khí; giảm bớt sự chồng chéo giữa các luật trong hoạt động dầu khí.

Mặc dù cần có thêm các điều khoản và hướng dẫn chi tiết hơn nhưng việc thông qua Luật Dầu khí sửa đổi là rất quan trọng, giúp tạo hành lang pháp lý thông suốt cho các nhà đầu tư và tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Luật Dầu khí (sửa đổi) được Quốc hội thông qua gồm 11 chương, 69 điều, có hiệu lực từ ngày 1.7.2023 thay thế Luật Dầu khí ngày 6.7.1993 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 19/2000/QH10, Luật số 10/2008/QH12 và Luật số 35/2018/QH14.

Trong cuộc họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các Luật được Quốc hội khóa XV thông qua ở Kỳ họp thứ 4, trong đó có Luật Dầu khí (sửa đổi) vào đầu tháng 12.2022, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An nêu rõ Luật Dầu khí năm 2022 với nhiều chính sách mới, kỳ vọng sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An nhấn mạnh, việc xây dựng Luật Dầu khí năm 2022 đáp ứng yêu cầu đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết, gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế nhất là về năng lượng.

Bảo vệ, khai thác hiệu quả tài nguyên, chủ quyền quốc gia bao gồm cả chủ quyền pháp lý, xây dựng thể chế hội nhập, khẳng định vị thế của Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tăng cường năng lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, tránh lợi ích cục bộ của các bộ, các ngành.

Tọa đàm trực tuyến chủ đề “Luật Dầu khí sửa đổi - tạo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư" nhằm mục đích giới thiệu những điểm mới, nội dung mang tính đột phá của Luật Dầu khí sửa đổi.

Ngoài ra, tọa đàm cũng đặt ra những kỳ vọng sẽ tạo động lực về thể chế giúp ngành dầu khí nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói riêng phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Nội dung Tọa đàm phát Live text, video trên trang Laodong.vn, Cổng thông tin Công đoàn Việt Nam (congdoan.vn), Fanpage Báo Lao Động trên Facebook, đăng tải trên báo ngày và báo tuần của Lao Động.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Tập đoàn Dầu khí khẳng định vị thế, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng

ANH HUY |

Ngày 22.12, tại TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và đoàn công tác đã tới thăm, động viên cán bộ, công nhân viên ngành dầu khí thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro.

Petrovietnam dự kiến thiết lập kỷ lục mới của ngành Dầu khí Việt Nam

ANH HUY |

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng cho biết, đến tháng 11.2022, Tập đoàn đã về đích trước kế hoạch tất cả các chỉ tiêu tài chính và sản lượng khai thác dầu khí của năm 2022, báo hiệu một năm hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, tiếp đà tăng trưởng, thiết lập những kỷ lục mới.

Petrovietnam tiên phong trong bảo vệ môi trường

ANH HUY |

Ngành Dầu khí Việt Nam trải qua hơn 60 năm phát triển, đến nay, dù lĩnh vực hoạt động rất rộng và quy mô lớn, song điều đáng ghi nhận là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên chưa để xảy ra bất kỳ sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và con người.

Tin buồn

Lao Động |

Bà Trịnh Thị Ngọc Lan (thân mẫu đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng Ban Công đoàn - Bạn đọc Báo Lao Động) sinh năm 1959, từ trần hồi 11h20 ngày 5.10.2024 (tức ngày 3 tháng 9 năm Giáp Thìn); Hưởng thọ 65 tuổi.

Chậm trễ xử lý xưởng trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý

TRUNG DU |

Thái Bình - Công tác xử lý vi phạm tại cơ sở tái chế phế liệu trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý ở huyện Vũ Thư chưa nghiêm túc.

Man United hòa Aston Villa, Erik ten Hag nguy cơ rời Old Trafford

Nhóm PV |

Tối 6.10 (giờ Việt Nam), Man United đã chia điểm Aston Villa tại vòng 7 Premier League.

Chiêu thức bán hàng có dấu hiệu nhập lậu trên mạng

Anh Tuấn |

Quản lý thị trường vừa tạm giữ lô nước hoa nghi nhập lậu, rao bán thường xuyên trên tài khoản Tiktoker Phan Thủy Tiên.

Nút thắt cổ chai gây ùn tắc trên đường Nguyễn Tuân

NGỌC THÙY |

Đường Nguyễn Tuân dài 720m, có diện tích lòng đường nhỏ hẹp, hiện tồn tại một “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc giao thông thường xuyên.

Tập đoàn Dầu khí khẳng định vị thế, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng

ANH HUY |

Ngày 22.12, tại TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và đoàn công tác đã tới thăm, động viên cán bộ, công nhân viên ngành dầu khí thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro.

Petrovietnam dự kiến thiết lập kỷ lục mới của ngành Dầu khí Việt Nam

ANH HUY |

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng cho biết, đến tháng 11.2022, Tập đoàn đã về đích trước kế hoạch tất cả các chỉ tiêu tài chính và sản lượng khai thác dầu khí của năm 2022, báo hiệu một năm hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, tiếp đà tăng trưởng, thiết lập những kỷ lục mới.

Petrovietnam tiên phong trong bảo vệ môi trường

ANH HUY |

Ngành Dầu khí Việt Nam trải qua hơn 60 năm phát triển, đến nay, dù lĩnh vực hoạt động rất rộng và quy mô lớn, song điều đáng ghi nhận là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên chưa để xảy ra bất kỳ sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và con người.