TPHCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung vốn cho các dự án trọng điểm

Huyền Trân - Cao Hùng |

Ngày 23.6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo TPHCM về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017. Cùng dự buổi làm việc có Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương cho 2 dự án trọng điểm của thành phố giai đoạn 2017 – 2020.

Theo ông Lê Thanh Liêm, hiện nay, nhu cầu vốn ODA nguồn ngân sách Trung ương cấp phát giai đoạn 2016-2020 của 2 dự án trọng điểm của thành phố là 29.512 tỉ đồng, trong đó dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) là 20.930 tỉ đồng; dự án Cải thiện môi trường nước thành phố (lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, giai đoạn 2) là 8.582 tỉ đồng.

UBND thành phố đã 3 lần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bố trí đủ vốn cho các dự án trên. Tuy nhiên, tại Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT ngày 20.4.2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ bố trí cho thành phố 11.517 tỉ đồng cho 2 dự án, đáp ứng được 39% tổng nhu cầu vốn ODA của thành phố; trong đó dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 là 7.500 tỉ đồng, dự án Cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 2 là 4.017 tỉ đồng. Với số vốn trên, thành phố rất khó hoàn thành tiến độ 2 dự án nêu trên đúng thời gian quy định.

Ông Lê Thanh Liêm cho rằng, khối lượng thi công các dự án đang đúng tiến độ cam kết nhưng không đủ vốn để bố trí; các nhà thầu thi công nhiều lần đề nghị thanh toán kịp thời nếu không sẽ ngưng thi công, ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Việc này cũng ảnh hưởng lớn đến uy tín của Nhà nước đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung. Nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện dự án đúng theo các hiệp định đã cam kết, tránh phát sinh các chi phí cam kết, lãi phạt chậm, đồng thời đưa các dự án hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào sử dụng vào năm 2020, thành phố kiến nghị Chính phủ xem xét, bố trí đủ vốn cho 2 dự án trên trong giai đoạn 2017 - 2020 (bổ sung thêm 17.995 tỉ đồng).

Ông Lê Thanh Liêm cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét tạm ứng 3.303 tỉ đồng vốn ODA năm 2017 cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 1. Bởi lẽ, hiện nay nhu cầu vốn ODA ngân sách Trung ương cấp phát năm 2017 để thực hiện dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 là 5.422 tỉ đồng. Tuy nhiên, tại quyết định giao vốn năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Quyết định số 612/QĐ-BKHĐT ngày 28.4.2017), dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 được bố trí 2.119 tỉ đồng (thiếu 3.303 tỉ đồng). Hiện, khối lượng thi công của dự án đang được đẩy nhanh, dự kiến đến tháng 7.2017 sẽ hoàn thành giải ngân hết số vốn đã bố trí năm 2017.

Được biết, trước đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chấp thuận cho thành phố giải ngân vốn ODA theo tiến độ dự án (Công văn số 3059/BKHĐT-TH ngày 21.5.2015). Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, số vốn ODA giải ngân theo kế hoạch đầu tư công hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí. Ngoài ra, tại Công văn số 4708/BKHĐT-Th ngày 9.6.2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu “Do hạn mức vốn nước ngoài Quốc hội phê duyệt năm 2017 của thành phố đã được phân bổ hết, trong trường hợp có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về ứng trước kế hoạch vốn đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ căn cứ đề xuất của thành phố, tiến hành tổng hợp, kiến nghị cho phép ứng trước kế hoạch trung hạn cho thành phố trong năm 2017”.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: TPHCM có vị trí đặc biệt quan trọng đối với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Những chỉ tiêu TPHCM đặt ra rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Những kiến nghị của TPHCM sẽ được trung ương xem xét cụ thể. Chính phủ sẽ có cơ chế chính sách, tạo điều kiện để TPHCM phát triển. TPHCM phát triển được, cả nước sẽ phát triển tốt. Nếu thành phố có gì trở ngại sẽ ảnh hưởng phát triển chung.

Huyền Trân - Cao Hùng
TIN LIÊN QUAN

Những hình ảnh mới nhất về tuyến metro đầu tiên ở TPHCM

MINH QUÂN |

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có tổng vốn đầu tư hơn 47.000 tỉ đồng, đang trong giai đoạn gấp rút triển khai thi công để có thể hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2020. Hiện nay, một số đoạn đi trên cao dọc xa lộ Hà Nội đã hoàn thành phần cầu cạn; còn đoạn đi ngầm cũng đang triển khai thi công khu vực nhà ga Bến Thành, ga Ba Son và ga Nhà hát thành phố... Dưới đây là những hình ảnh mới nhất được PV chụp ngày 25.5.2017

Tuyến Metro số 1 TPHCM: Nguy cơ chậm tiến độ vì thiếu vốn

MINH QUÂN |

Tại cuộc họp giao ban định kỳ báo chí ngày 24.5, ông Lê Nguyễn Minh Quang - Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM cho biết, nếu vẫn lặp lại tình trạng Trung ương chậm rót vốn cho dự án thì nguy cơ tuyến metro số 1 của thành phố sẽ chậm trễ tiến độ hoàn thành đến sau năm 2020.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".

Người dân xóm lưới ở Cần Thơ trông mong mùa nước nổi

MỸ LY - NGÂN TÂM |

Cần Thơ - "Năm nào, chúng tôi cũng mong mau đến mùa nước nổi để có việc làm nhiều, tăng thu nhập” -một nhân công tại làng nghề đan lưới Thơm Rơm bày tỏ.