Trở thành triệu phú từ mật ong và nhung hươu miền sơn cước Hà Tĩnh

Minh Lý |

Với 100 tổ ong, 30 con hươu sao, vợ chồng anh Bạch Văn Thắng (SN 1989) trú tại thôn Hàm Giang, xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã làm ăn khấm khá, tạo công ăn việc làm cho hàng chục người.

Hương Sơn là huyện biên giới của Hà Tĩnh với các đặc sản nổi tiếng như mật ong, nhung hươu. Hiện nay, cơ sở chăn nuôi, sản xuất của vợ chồng anh Bạch Văn Thắng (SN 1989) trú tại thôn Hàm Giang, xã Sơn Hàm có đàn hươu sao 30 con và 100 tổ ong cho thu nhập khá từ những đặc sản quê hương.

Dẫn tôi đi thăm đàn ong, anh Thắng cho biết sau khi học xong phổ thông, anh vào làm việc tại miền Nam 3 năm rồi quay trở về địa phương lập nghiệp. Năm 2015, anh bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề nuôi ong lấy mật.

Đàn ong của cơ sở nuôi ong Thắng Ngân. Ảnh: Minh Lý
Đàn ong của cơ sở nuôi ong Thắng Ngân. Ảnh: Minh Lý

“Do chưa có kinh nghiệm, thiếu kiến thức, nên sau một năm chăn nuôi, đàn ong có 15 tổ đã bỏ đi, còn đàn hươu 3 con thì không phát triển và không cho thu nhập” – anh Thắng cho hay.

Cuối năm 2015, anh Thắng lập gia đình với chị Nguyễn Thị Ngân là người cùng xã. Đến nay, vợ chồng đã có 1 cháu trai và 1 cháu gái.

Ổn định cuộc sống gia đình, vợ chồng Thắng - Ngân lại bắt tay gây đàn nuôi ong lấy mật. Ban đầu, 2 vợ chồng gặp không ít khó khăn. Do mới vào nghề nên cả hai thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu môi trường khí hậu, đặc tính sinh học của loài ong, kỹ thuật chăn nuôi ong…

Hai vợ chồng vừa làm vừa học, tham khảo thông tin trên mạng, tham quan học hỏi mô hình thực tế, từ đó quản lý được đàn ong hiệu quả và thành công ngoài mong đợi.

Hiện cơ sở nuôi ong của hai vợ chồng đã phát triển được 100 tổ, chia thành 3 đàn, với 3 địa điểm khác nhau để tận dụng nguồn thức ăn từ các loài hoa rừng.

Nghề nuôi ong lấy mật đem lại cho gia đình Thắng Ngân mỗi năm khoảng 150 triệu đồng. Ảnh: Minh Lý
Nghề nuôi ong lấy mật đem lại cho gia đình Thắng Ngân mỗi năm khoảng 150 triệu đồng. Ảnh: Minh Lý

Sau khi thu hoạch mật ong, anh chị chở mật ong lên cơ sở Cường Nga tại xã Quang Diệm để hạ thuỷ phần, đưa mực nước trong mật ong về tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Mỗi năm thu nhập trên 5 tạ mật ong, giá bán mỗi lít 350 ngàn đồng, doanh thu hơn 100 triệu đồng.

Ngoài người thân quen trong và ngoài huyện, khách hàng của cơ sở còn có nhiều người từ Hà Nội, TP. HCM, do chất lượng mật ong nguyên chất, độ tinh khiết cao.

Anh chị còn nhân giống ong chúa, nhân đàn bán cho khách hàng với giá một đàn gồm 3 cầu, có cả thùng 800 nghìn, bình quân mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 50 đàn, thu về 40 triệu đồng.

Thương hiệu mật ong Thắng Ngân đang được khẳng định trên thị trường. Ảnh: Minh Lý
Thương hiệu mật ong Thắng Ngân đang được khẳng định trên thị trường. Ảnh: Minh Lý

“Để nuôi ong thành công, trước hết phải có nguồn hoa dồi dào, đa dạng, môi trường trong sạch, có cây cối tạo bóng mát cho đàn ong cư trú. Đặc biệt là không có hoá chất, nếu có hoá chất ong sẽ chết, hoặc kéo cả đàn đi.

Giống ong nội địa của Việt Nam đã được thuần dưỡng rất công phu, nếu chọn giống không tốt, hoặc đánh bắt ong rừng về nuôi, đàn ong sẽ không thích nghi với môi trường nuôi nhốt sẽ tìm đường ra đi” anh Thắng chia sẻ.

Theo anh Thắng, người nuôi ong phải thường xuyên vệ sinh thùng nuôi sạch sẽ, vị trí đặt tổ ong phải thích hợp, không có mùi hôi thối, quá trình nhân đàn, chia đàn, tạo chúa phải đúng thời điểm, trong đó ong chúa là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển khoẻ mạnh của đàn ong.

Vợ chồng Thắng Ngân còn mạnh dạn đầu tư mở rộng chăn nuôi thêm đàn hươu 30 con, với phương châm vừa lấy nhung hươu, vừa bán con giống.

Đàn hươu sao của cơ sở Thắng Ngân. Ảnh: Minh Lý
Đàn hươu sao của cơ sở Thắng Ngân. Ảnh: Minh Lý

Hiện tại, giá thị trường mỗi con hươu đực 3 tháng tuổi giá 35 triệu đồng, hươu cái 25 triệu đồng/con, tổng nguồn thu nhập từ nuôi hươu khoảng 170 triệu đồng mỗi năm.

Ngoài ra, anh Bạch Văn Thắng còn kinh doanh hãng sơn gần 10 năm nay, tạo công ăn việc làm cho 7 lao động là người địa phương, thu nhập được trả theo giá trị sản phẩm mỗi công trình. Nghề sơn cũng cho chu nhập khá ổn định, mỗi năm thu nhập khoảng 80 triệu đồng.

Năm 2016, hộ Bạch Văn Thắng được tặng danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”.

Anh Thắng mong muốn các cơ quan chức năng quan tâm, tạo điều kiện để sản phẩm mật ong nuôi Thắng Ngân trở thành thương hiệu OCOP của tỉnh.

Minh Lý
TIN LIÊN QUAN

Những nhà máy lớn sắp giúp Hà Tĩnh cải thiện thu ngân sách

TRẦN TUẤN |

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ, sắp tới Hà Tĩnh có thêm một số dự án lớn đi vào hoạt động giúp tăng thu ngân sách địa phương cao hơn, bền vững hơn.

Người dân vùng trầm hương Hà Tĩnh cật lực làm hàng bán Tết

TRẦN TUẤN |

Mỗi dịp Tết cổ truyền, nhu cầu các sản phẩm từ cây trầm hương (còn gọi cây dó bầu) tăng cao đột biến. Đó là lúc người dân vùng “thủ phủ” trồng, chế tác các sản phẩm từ trầm hương xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) lại làm việc cật lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Người dân làng mật mía nổi tiếng ở Hà Tĩnh vã mồ hôi cung hàng Tết

TRẦN TUẤN |

Mỗi dịp gần Tết cổ truyền, người dân làng mật mía nổi tiếng ở xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang Hà Tĩnh) lại tất bật thu hoạch, ép mía, nấu mật để đủ cung cấp nhu cầu lớn của khách hàng.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.