Vận chuyển đường sắt giúp giải quyết ùn ứ ở cửa khẩu như thế nào?

Trần Tuấn |

Lạng Sơn - Nếu chủ hàng nông sản Việt Nam và bạn hàng Trung Quốc thống nhất giao nhận hàng bằng đường sắt, 2 nhà ga Đồng Đăng (Lạng Sơn), Bằng Tường (Quảng Tây) có thể tăng thêm chuyến để phục vụ vận chuyển.

Tại Hội nghị tổng kết năm 2021 của Tổng cục Hải quan diễn ra ngày 27.12, đại diện Hải quan Lạng Sơn đưa ra gợi ý xuất hàng sang Trung Quốc bằng đường sắt nhằm góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu phía Bắc thời gian qua.

Sáng 28.12, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Vy Công Tường - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn - về đề xuất này.

Ông Vy Công Tường cho biết, những ngày gần đây, lượng xuất hàng qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chỉ khoảng 100 xe/ngày (qua 2 cửa khẩu Chi Ma và Hữu Nghị, hiện, cửa khẩu Tân Thanh vẫn tạm dừng thông quan - PV). Trong khi đó, theo số liệu từ Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, số lượng xe hàng tồn tại khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đến sáng 28.12 là 3.838 xe.

Ùn tắc ở cửa khẩu: Nhiều xe nông sản lại quay đầu về nội địa chờ giải cứu.

Theo ông Tường, với tình hình này, từ nay đến Tết Nguyên đán chưa thể xuất được hết số lượng hàng còn tồn. Trong khi đó, thực hiện chính sách Zero COVID, Trung Quốc dự kiến tiếp tục siết chặt quản lý người và hàng hóa qua biên giới đến ngày 15.3.2022.

Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho rằng, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt có thể góp phần vào giải quyết ùn tắc ở cửa khẩu. Tuy vậy vấn đề này phải phụ thuộc vào sự thỏa thuận, thống nhất của 2 phía, chủ hàng Việt Nam và bạn hàng phía Trung Quốc.

"Nếu bạn hàng phía Trung Quốc đồng ý vận chuyển bằng đường sắt thì chỉ cần lái xe của mình chở hàng đến ga Đồng Đăng, sau đó cẩu các công hàng lên toa. Hàng sẽ được vận chuyển đến ga Bằng Tường cách đó 20km. Hiện mỗi ngày, tuyến đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường có 2 chuyến. Mỗi chuyến có thể kéo được 20 toa tàu, tương đương 20 container hàng. Tùy vào nhu cầu vận chuyển, phía nhà ga có thể tăng số chuyến lên", ông Vy Công Tường nói và cho biết, "Hiện tại, cơ bản hàng xuất là nông sản qua ga đường sắt vẫn chưa có".

Trước tình hình ùn tắc ở cửa khẩu vẫn kéo dài, ông Vy Công Tường thông tin, UBND tỉnh Lạng Sơn đã giao cho cơ quan chức năng của tỉnh đàm phán với các cơ quan chức năng nước bạn ở khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma để đa dạng thêm các cách thức giao, nhận hàng, làm sao để tăng thêm số lượng xe hàng được thông quan.

“Phía Trung Quốc thực hiện chính sách zero COVID, vì vậy họ muốn xe của họ trực tiếp sang bến bãi của mình để nhận hàng hoặc phương án nữa là xe hàng của mình đến biên giới, phía Trung Quốc đưa đầu kéo của họ tới để gắp công hàng sang. Tuy vậy, hai bên vẫn đang bàn bạc để đưa đến phương án thống nhất thực hiện" - ông Tường cho biết thêm.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Ùn tắc ở cửa khẩu: Nhiều xe nông sản lại quay đầu về nội địa chờ giải cứu

TRẦN TUẤN - HỮU CHÁNH |

Trước nguy cơ phải đổ bỏ nông sản, nhiều chủ hàng đã quyết định cho tài xế "quay đầu" đưa hàng về TP.Lạng Sơn,  Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng... bán với giá rẻ. Với hơn 6.200 xe nông sản đang bị tắc tại các cửa khẩu khu vực phía Bắc (tính đến 21.12), theo ước tính của Hiệp hội rau quả Việt Nam, thiệt hại cho các doanh nghiệp, chủ hàng có thể lên tới 3.000 - 4.000 tỉ đồng.

Ùn tắc ở cửa khẩu: Vì sao doanh nghiệp không mặn mà xuất khẩu chính ngạch?

Cao Nguyên - Trần Tuấn |

Ông Vy Công Tường – Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, đối với riêng địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tỷ lệ xuất khẩu hàng chính ngạch qua thị trường Trung Quốc chỉ đạt 30%.

Tâm sự của tài xế container nửa tháng “nằm chờ” ở cửa khẩu Lạng Sơn

Trần Tuấn - Hữu Chánh |

Tài xế Huỳnh Xuân Hồng (40 tuổi, Bình Định) có xe hàng chờ xuất ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) tâm sự, giá nông sản đang “chạm đáy”, mít Thái ở Đồng bằng Sông Cửu Long giờ còn chưa đến 5000 đồng/kg mua tại vườn. Nhiều loại trái cây khác cũng đang vào vụ, nếu đường sang Trung Quốc không thông thì giá nông sản sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh. Các công ty vận tải nếu để container “nằm không” thì cũng không có tiền để trả lãi ngân hàng...

Xuất hiện clip đánh, đá trẻ tại nhà trẻ, công an vào cuộc

Phan Thành |

Bình Thuận - Từ hình ảnh bảo mẫu đánh bầm tím trẻ nhỏ và đoạn camera cảnh đánh, đá trẻ nhỏ tại nhà trẻ, công an vào cuộc làm rõ.

Dự báo tác động nguy hiểm của áp thấp nhiệt đới đến đất liền

AN AN |

Đại diện cơ quan khí tượng cảnh báo mưa lớn do áp thấp nhiệt đới có thể gây lũ quét, sạt lở ở một số khu vực vùng núi Trung Bộ.

Sạt lở rình rập, nhiều người Yên Bái chưa thể về nhà

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu của cơn bão số 3, trên địa bàn thành phố Yên Bái xuất hiện hàng trăm điểm sạt lở, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân.

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão, gây mưa to khu vực nào?

NHÓM PV |

Đại diện cơ quan khí tượng đã cảnh báo tác động trên biển và trên đất liền của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão.

Hàng chục nhà dân ở Hà Nội nứt toác nghi do khai thác cát

Đền Phú - Trần Tuấn |

Hàng chục ngôi nhà ở xóm Bãi, thôn Vân Hội, xã Phong Vân (Ba Vì, Hà Nội) bị nứt toác nghi do ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác cát giáp ranh tỉnh Phú Thọ.