Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Vì sao Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành nơi sản xuất giày Nike lớn nhất?

Cường Ngô |

Việt Nam chính thức vượt Trung Quốc để trở thành nơi sản xuất chính cho giày Nike.

Hãng tin CNBC dẫn báo cáo tài chính vừa công bố của Hãng thể thao Nike cho biết, năm 2021, Việt Nam sản xuất giày cho Nike chiếm 51%, trong khi tỉ lệ này tại Trung Quốc đã rớt xuống còn 21%. Hồi năm 2006, Trung Quốc sản xuất giày cho Nike là 35%.

Báo cáo cũng cho biết, Indonesia cũng vượt qua Trung Quốc về tỉ lệ sản xuất giày Nike với con số là 35%.

Thực tế, Nike không phải là đại diện duy nhất dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ngay cả đối thủ lớn nhất của họ là Adidas cũng đi theo hướng tương tự, với 40% sản lượng giày dép được sản xuất tại Việt Nam.

Theo đại diện Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, các sản phẩm mang thương hiệu Nike được cung cấp bởi 191 nhà máy sản xuất đặt tại 14 quốc gia trên toàn cầu. Trong đó, hầu hết sản phẩm giày dép của Nike đều được sản xuất ngoài Mỹ thông qua hơn 15 nhà sản xuất theo hợp đồng độc lập. Trước năm 2010, Trung Quốc là nhà sản xuất giày dép Nike lớn nhất, nhưng đến nay đã bị Việt Nam thay thế.

Trao đổi với Lao Động, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, sở dĩ Việt Nam trở thành nơi sản xuất giày Nike lớn nhất thế giới là bởi Việt Nam có nguồn nhân lực rất dồi dào. "Tiềm năng từ nguồn lao động dồi dào chính là yếu tố thu hút Nike lựa chọn Việt Nam", bà Xuân khẳng định.

Bên cạnh đó, theo bà Xuân, chất lượng gia công các sản phẩm giày dép của Việt Nam khá tốt, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ phía đối tác.

"Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp trong ngành giày dép đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa một số công đoạn sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm", bà Xuân cho hay.

Thực tế, làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 tại Việt Nam đã gây ảnh hưởng khá nhiều đến việc sản xuất của Nike. Có thời điểm các nhà cung cấp giày lớn cho Nike tại Việt Nam phải tạm đóng cửa để ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 gây gián đoạn. Các nhà máy ở Việt Nam sau đó đã mở cửa trở lại vào trung tuần tháng 9/2021.

Với chiến lược sống an toàn với dịch bệnh và độ phủ vaccine cao tại Việt Nam, ban lãnh đạo Nike vẫn đặt niềm tin và lạc quan với chuỗi cung không còn bị đứt đoạn. Hiện tại các nhà máy Nike tại Việt Nam đã quay lại hoạt động bình thường và thực hiện các đơn hàng trong năm 2022.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Từ vụ Nike chuyển đơn hàng khỏi Việt Nam: Hiến kế để giữ đơn hàng

Cường Ngô |

Theo lãnh đạo các hiệp hội, để doanh nghiệp Việt làm kịp các đơn hàng cho đối tác - cần nghiên cứu tăng khung giờ làm thêm tối đa trong 1 năm lên 300 giờ không phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất.

Thực hư thông tin Nike chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam

Cường Ngô |

Trước thông tin Nike chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) khẳng định với Lao Động - đây là thông tin không chính xác.

CEO của Adidas, Nike... kiến nghị Mỹ tăng tốc viện trợ vaccine cho Việt Nam

Cường Ngô |

Đại diện Hiệp hội Dệt may cho biết các đối tác như Nike, Adidas, GAP, Alexander... mong muốn sản xuất ở Việt Nam sớm khôi phục, giúp giảm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Mỹ. Từ đó, 90 CEO của các nhãn hàng như Adidas, Coach, Gap, Hanebrands, Nike,… đã cùng ký vào một bức thư chung kiến nghị lãnh đạo Hoa Kỳ tăng tốc viện trợ vaccine cho Việt Nam.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.