Vụ tàu vỏ thép 67 tại Bình Định: Sẽ thay thế toàn bộ thép Trung Quốc

Xuân Nhàn |

Chiều 11.7, Sở NNPTNT Bình Định tổ chức cuộc gặp giữa các ngư dân có tàu vỏ thép bị hư hại và Cty TNHH MTV Nam Triệu, Cty TNHH Đại Nguyên Dương nhằm “chốt” lại kế hoạch sửa chữa. Nam Triệu cử Phó Tổng Giám đốc Bùi Hữu Hùng tham gia, trong khi Đại Nguyên Dương ủy quyền cho kế toán trưởng.

“Còn có sự sai khác”

Đó là nhận định của Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định Trần Văn Phúc về khoảng cách giữa kết luận từ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu và phương án khắc phục do cơ sở đóng tàu đệ trình.

Cụ thể, về vỏ tàu, trong khi Bình Định yêu cầu phải thay bằng thép Hàn Quốc đảm bảo cấp A; các chỉ số cơ lý, hóa lý đạt tiêu chuẩn đối với nhóm tàu bị tráo đổi sang thép Trung Quốc thì phương án do Đại Nguyên Dương đưa ra chỉ đề cập việc thay mới những vị trí không đạt cấp A (thiếu thành phần Mangan). Lý do, như Đại Nguyên Dương giải trình là đã thống nhất với chủ tàu, “nếu thay hết thép vỏ tàu thì phải tháo dỡ gần như toàn bộ, thời gian thi công hoàn chỉnh mất từ 6 - 8 tháng, ảnh hưởng khả năng đi biển và trả nợ ngân hàng của ngư dân. Cty và ngư dân thỏa thuận tính toán, đền bù phần giá trị chênh lệch giữa giá tôn thép Trung Quốc và Hàn Quốc trong cùng thời điểm”, ông Phúc tóm tắt quan điểm doanh nghiệp đến từ Nam Định.

Phần máy tàu chủ yếu liên quan đến những sản phẩm do Cty TNHH MTV Nam Triệu cung cấp. Nếu như việc thay mới toàn bộ 10 máy hiệu Misubishi đã qua cải hoán, thiếu đồng bộ không lấn cấn gì thì trường hợp máy chính hiệu Doosan trên tàu cá BĐ 99245TS của ông Trần Đình Sơn lại trở thành tâm điểm gai góc.

Theo thượng tá Bùi Hữu Hùng, “Cty Nam Triệu đã làm việc với Cty TNHH ôtô Đông Hải (nhà phân phối động cơ) và Đông Hải đã có công văn 260617/ĐH ngày 26.6 gửi Sở NNPTNT Bình Định, báo cáo kết quả kiểm tra giám định hiện trường. Đề nghị thay máy mới cho ngư dân Trần Đình Sơn khi chưa có kết luận rõ ràng, đúng sai là chưa đủ căn cứ và chưa khách quan”.

Ông Hùng bày tỏ mong muốn “Sở NNPTNT Bình Định và các đơn vị liên quan sớm có kết luận nguyên nhân hư hỏng (...) để chúng tôi có đủ căn cứ làm việc với đơn vị cung cấp máy nhằm thay máy cho ông Sơn”. Góp phần giải tỏa khúc mắc, Sở NNPTNT Bình Định nêu hướng tháo gỡ: “Mời Trung tâm Đăng kiểm tàu cá, Cty TNHH MTV Nam Triệu, đơn vị cung cấp máy thủy làm việc với chủ tàu để thỏa thuận, thống nhất, báo cáo UBND tỉnh”.

Cuộc họp, ở nhiều thời điểm, còn nóng lên với ý kiến xung đột về việc có hoàn trả hay không thiết kế phí mẫu tàu, việc thay thế hộp số, thậm chí về... độ tin cậy của cơ quan đăng kiểm. Tình tiết đáng lưu ý hơn là số lượng tàu phải sửa chữa đã từ 18 chiếc tăng lên thành 20 chiếc. “Đây là những trường hợp cần sửa chữa, bảo hành vừa phát sinh sau đợt kiểm định. Cả 2 đều là khách hàng của Cty Nam Triệu”, ông Trần Văn Phúc thông báo.

Sẽ sửa chữa tàu từ ngày 14.7

Ngay trong chiều 11.7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu đã ký văn bản 3535/UBND-KT về phương án sửa chữa tàu vỏ thép 67 đóng mới bị hư hỏng. Theo đó, UBND tỉnh thống nhất con số 20 tàu buộc phải khắc phục sự cố; giao Sở NNPTNT xin ý kiến bộ chủ quản trường hợp vỏ thép đóng tàu không đúng chủng loại như hợp đồng. Về tiền thiết kế tàu, UBND tỉnh “yêu cầu Cty TNHH MTV Nam Triệu, Cty Đại Nguyên Dương phải có hợp đồng thiết kế mẫu” (những tàu không thuộc 21 mẫu được Bộ NNPTNT phê duyệt, công bố). “Về máy chính Doosan của ông Trần Đình Sơn, nếu hư hỏng nặng thì yêu cầu Cty TNHH MTV Nam Triệu phải thay máy mới”, ông Châu chỉ đạo.

Thông qua lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, ý kiến Bộ NNPTNT đã kịp có ngay sau cú điện thoại từ Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định Phan Trọng Hổ: “Sẽ có văn bản giấy trắng mực đen nhưng tinh thần chỉ đạo từ Bộ là dứt khoát làm đúng hợp đồng, không có gì phải bàn cãi. Hợp đồng ký tá ra sao, giờ sửa chữa phải y như thế. Phải gỡ thép Trung Quốc ra, thay lại bằng thép Hàn Quốc/Nhật Bản”. Nhận câu trả lời về sự sẵn sàng của Cty Nam Triệu, ông Hổ kết luận: “Con tàu đầu tiên trong 5 chiếc thay động cơ Misubishi đợt thứ nhất sẽ sửa chữa từ 14.7.

Thời gian sửa chữa cho toàn bộ 20 tàu là tháng 7, tháng 8. Địa điểm: Xí nghiệp đóng tàu Tam Quan, huyện Hoài Nhơn. Dù không có chức năng đóng tàu vỏ thép, Tam Quan đã được Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản kiểm tra và cho phép. Nội dung thỏa thuận hôm nay là cam kết chính thức, được ràng buộc bằng chữ ký giữa cơ sở đóng tàu, cơ quan đăng kiểm, Sở NNPTNT. Phương án chi tiết, chúng tôi sẽ chuyển cho từng chủ tàu để bà con tiện theo dõi, kiểm tra, giám sát”.

 

Xuân Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Bình Định nói về tàu vỏ thép và đấu thầu thuốc

X.N |

Chiều 10.7, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết: Vụ tàu cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, Bình Định đã đi đến tận cùng trong công tác điều hành, chỉ đạo. Hiện giờ chúng tôi đang chờ Bộ Công an.

Thực trạng tàu vỏ thép 67 ở Thanh Hoá: Ngư dân phải vay nóng để ra khơi

Xuân Hùng |

Đi liền với sự hư hỏng của các con tàu 67 là những cục nợ ngày càng to dần. Hầu hết các chủ tàu đều trong tình cảnh “hồn treo cột buồm” khi nhà cửa gia tài đã cầm cố, vay mượn. Thực tế, nếu không hư hỏng, tàu vỏ thép 67 khai thác rất có hiệu quả. Vấn đề hiện nay là cần làm thế nào để ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển chứ không phải mất tàu, mất nhà, treo lưới bỏ nghề.

Tàu vỏ thép 67 ở Thanh Hoá: Hạng mục nào cũng hỏng

Xuân Hùng |

Hiện Thanh Hoá có 23 tàu vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67. Đến nay, chưa đến 1 năm nhưng 18/23 tàu thường xuyên hư hỏng. Để có sự phản ánh khách quan, chân thực về bức tranh tàu vỏ sắt 67 ở Thanh Hoá, nhiều ngày qua, PV Lao Động đã gặp gỡ, trao đổi với các chủ tàu, các chuyên gia ngành tàu biển... Nhiều bất cập lộ rõ nhưng vấn đề lớn nhất là cục nợ ngày càng to và không thể để ngư dân tự bơi.

Trực tiếp bóng đá Thể Công Viettel 0-0 Hà Nội FC: Hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Thể Công Viettel vs Hà Nội FC tại vòng 2 V.League 2024-2025, diễn ra lúc 19h15 hôm nay (22.9).

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Chủ tịch Bình Định nói về tàu vỏ thép và đấu thầu thuốc

X.N |

Chiều 10.7, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết: Vụ tàu cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, Bình Định đã đi đến tận cùng trong công tác điều hành, chỉ đạo. Hiện giờ chúng tôi đang chờ Bộ Công an.

Thực trạng tàu vỏ thép 67 ở Thanh Hoá: Ngư dân phải vay nóng để ra khơi

Xuân Hùng |

Đi liền với sự hư hỏng của các con tàu 67 là những cục nợ ngày càng to dần. Hầu hết các chủ tàu đều trong tình cảnh “hồn treo cột buồm” khi nhà cửa gia tài đã cầm cố, vay mượn. Thực tế, nếu không hư hỏng, tàu vỏ thép 67 khai thác rất có hiệu quả. Vấn đề hiện nay là cần làm thế nào để ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển chứ không phải mất tàu, mất nhà, treo lưới bỏ nghề.

Tàu vỏ thép 67 ở Thanh Hoá: Hạng mục nào cũng hỏng

Xuân Hùng |

Hiện Thanh Hoá có 23 tàu vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67. Đến nay, chưa đến 1 năm nhưng 18/23 tàu thường xuyên hư hỏng. Để có sự phản ánh khách quan, chân thực về bức tranh tàu vỏ sắt 67 ở Thanh Hoá, nhiều ngày qua, PV Lao Động đã gặp gỡ, trao đổi với các chủ tàu, các chuyên gia ngành tàu biển... Nhiều bất cập lộ rõ nhưng vấn đề lớn nhất là cục nợ ngày càng to và không thể để ngư dân tự bơi.