Biểu giá điện mới phá vỡ nguyên tắc đưa ra từ trước

Anh Tuấn |

Dù tính theo 5 bậc thang hay một giá điện, theo chuyên gia, chưa khắc phục được bất cập "hoá đơn tiền điện tăng sốc".

Tại dự thảo quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định 28/2014, Bộ Công Thương đưa ra hai phương án giá điện sinh hoạt. Một là phương án giá điện sinh hoạt từ 6 bậc hiện hành còn 5 bậc.

 

Hai là, Bộ Công Thương cũng đề xuất phương án áp dụng song song cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt 5 bậc và giá bán lẻ điện một giá (khách hàng được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá).

 

Phương án 2 gồm giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc và một giá, giữ nguyên giá 4 bậc đầu tiên của biểu giá luỹ tiến 5 bậc và chỉ thay đổi ở bậc cuối cùng nhằm "không tác động tới khách hàng thu nhập thấp, trung bình".

 

Dù tính theo 5 bậc thang hay một giá điện, theo chuyên gia, chưa khắc phục được bất cập "hoá đơn tiền điện tăng sốc". Ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam (nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính) cho biết, việc đưa ra 3 biểu giá điện có những điểm mới so với hiện hành, nhưng cũng có những bất cập cần xem xét thêm.

Những điểm mới được ông Thoả nêu ra là việc rút từ 6 bậc thang xuống còn 5 bậc; ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ điện và nới rộng khoảng cách ở bậc cao hơn.

Ví dụ, so với biểu giá hiện hành thì không còn bậc từ 0-50kWh mà ghép bậc 1, bậc 2 hiện hành thành bậc mới từ 0-100kWh, ghép bậc 4, bậc 5 cũ thành bậc 3 mới từ 201-400kWh, và xây dựng thêm bậc từ 701kWh trở lên.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Thoả cho rằng, cả ba biểu giá điện mà Bộ Công Thương đề xuất có những bất cập, đó là phá vỡ nguyên tắc mà chính Bộ Công Thương đưa ra, tức là cải tiến nhưng đã không bảo đảm được giá bình quân.

Theo đó, tháng 3.2019, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt biểu giá điện bình quân của 4 bậc là 1864,44 đồng/kWh, đi kèm là biểu giá điện sinh hoạt bậc thang là 2.018 đồng/kWh, chỉ cao hơn giá bán lẻ điện bình quân chung của 4 biểu giá là 8% (2.018/1.864,44 đồng). Đây là mức giá đã bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất và có lãi cho ngành điện rồi.

Song, lần này, Bộ Công Thương xây dựng 3 biểu giá điện đều cao hơn biểu giá điện bình quân của 4 bậc, từ 11-17%. "Điều này không ổn so với nguyên tắc nêu ra, nếu cứ giữ phương án này sẽ làm tăng giá bình quân, chứ không phải là cải tiến biểu giá điện mà vẫn giữ giá bình quân", ông Thoả nói.

Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá cho hay, khoảng cách giữa các bậc trong biểu giá mới chênh lệch chưa hợp lý.

Ví dụ, ở phương án 1, khoảng cách giữa bậc 3 và bậc 2 là 33%, trong khi đó, phương án cũ chỉ chênh lệch 22% nhưng người tiêu dùng đã "than" hoá đơn tiền điện tăng vọt rồi, bây giờ tăng lên 33% không biết hoá đơn sẽ tăng "sốc" thế nào.

Còn ở phương án 2A, bậc 5 so với bậc 4 chênh nhau 114%, nhưng phương án 2B lại chỉ chênh có 25% - không theo một quy luật nào cả.

Ở phương án 2A, 2B đề xuất biểu giá điện một giá, tuy nhiên, giá của phương án điện một giá cao hơn rất nhiều so với giá bình quân hiện hành lần lượt là 145% và 155%, tương ứng với 2.703 đồng/kWh (phương án 2A) và 2889 đồng/kWh (phương án 2B), trong khi giá bình quân của biểu giá điện bình quân hiện hành đã bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất và có lãi cho ngành điện rồi.

"Vì vậy, quan điểm của tôi cần nhất quán nguyên tắc: Cải tiến nhưng không làm tăng giá bình quân hiện hành, nếu áp dụng chế độ một giá điện thì giá phải là 2.018 đồng/kWh, chứ không phải tăng giá lên như vậy", ông Thoả cho hay.

Ông Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nêu quan điểm, phương án 1 theo 5 bậc thang trong biểu giá mới vẫn chưa khắc phục được bất cập tồn tại lâu nay trong cơ cấu giá điện.

Ví dụ, một khách hàng dùng đến 400 kWh phải trả 896.200 đồng, chỉ tiết kiệm được hơn so với biểu giá hiện hành 6 bậc gần 13.000 đồng một tháng. Trong khi đó, dùng 500-700 kWh một tháng không có sự thay đổi lớn so với phương án 6 bậc hiện nay.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Điện một giá: Sẽ có 22 triệu hộ gia đình phải trả tiền cao hơn

Cường Ngô |

Mức điện một giá 2.703-2.890 đồng/kWh đang đề xuất, theo các chuyên gia, chỉ có lợi cho người dùng nhiều điện. Đối với những hộ ít điện (dưới 400kWh có 22 triệu hộ) sẽ không dùng điện một giá vì phải trả tiền cao hơn nhiều so với biểu giá bậc thang.

Đề xuất điện một giá 2.703 đồng/kWh: Chưa thấy lợi ích cho người sử dụng

Nhóm PV |

Bộ Công Thương chính thức đưa ra đề xuất về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện với hai phương án. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vẫn còn những băn khoăn chưa thể giải đáp, đặc biệt là căn cứ nào để xây dựng các phương án giá điện cụ thể như vậy.

Ai thiệt, ai lợi khi tính điện một giá

Phạm Dung - Cường Ngô - Tuấn Anh |

Các chuyên gia cho rằng, nếu chọn tính điện một giá, hộ dùng ít có thể phải chịu tiền điện cao hơn trước đây, trong khi dùng nhiều lại được giảm.

Trực tiếp bóng đá Hoàng Anh Gia Lai vs Quảng Nam tại V.League

Nhóm PV |

Trực tiếp trận đấu giữa câu lạc bộ Quảng Nam vs Hoàng Anh Gia Lai tại vòng 1 V.League 2024-2025, diễn ra lúc 17h00 hôm nay (15.9).

10 tỉ đồng nhóm cựu lãnh đạo Bắc Ninh nhận từ 2 doanh nghiệp

Việt Dũng |

Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh, nguyên lãnh đạo sở của Bắc Ninh bị cáo buộc tạo điều kiện cho AIC, Sông Hồng trúng 6 gói thầu, nhận cảm ơn chục tỉ đồng.

Cô giáo trẻ ở Yên Bái chia sẻ về việc nổi tiếng khi dọn dẹp sau lũ

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Yên Bái - Hình ảnh cô giáo trẻ dọn dẹp giữa khung cảnh đổ nát sau cơn bão số 3 đã nhanh chóng lan truyền và thu hút sự chú ý của nhiều người.

Hà Nội có hơn 40 cầu yếu không đảm bảo lưu thông

Minh Hạnh |

Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện toàn thành phố vẫn còn hơn 40 cây cầu không bảo đảm điều kiện lưu thông.

Đường dây 500kV mạch 3 có bị ảnh hưởng bởi bão số 3?

Anh Tuấn |

Theo EVNNPT, đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) không bị ảnh hưởng, hư hỏng bởi bão số 3.