Cô gái khởi nghiệp từ nghề mộc thủ công

LAN NHƯ |

Đang làm quản lý thiết kế cho một tập đoàn với mức lương khá cao, Nguyễn Hảo (29 tuổi, quê Đan Phượng, Hà Nội) quyết định nghỉ việc về quê theo đuổi nghề mộc khiến nhiều người trong gia đình sửng sốt.

“Với tôi, nghề mộc không chỉ dành cho con trai, không đóng được giường tủ, tôi làm các đồ vật trang trí, dụng cụ học tập đơn giản, miễn dành thời gian và tình yêu cho nó ắt có ngày đơm hoa”.

Đó là chia sẻ của Hảo khi nói về nhiệt huyết theo đuổi đam mê của mình. Ở độ tuổi vốn cần sự ổn định, thế nhưng cô lại từ bỏ tất cả rẽ sang hướng mới.

Khởi nghiệp từ… góc chuồng gà

Startup từ nghề mộc handmade.

Ngày còn là sinh viên khoa Quy hoạch đô thị (Trường Đại học kiến trúc Hà Nội), Hảo cùng 2 người bạn làm những vật dụng tái chế bằng gỗ rồi bén duyên đến tận bây giờ. Với nhiều người, nghề mộc thủ công là lối đi mạo hiểm với con gái. Thế nhưng, chính đam mê đã giúp cô nàng vượt lên.

Cô gái sinh năm 1992 bỏ việc ổn định về quê làm thợ mộc. Ảnh: Lan Như.
Cô gái sinh năm 1992 bỏ việc ổn định về quê làm nghề mộc. Ảnh: Lan Như.

Tốt nghiệp đại học, Hảo chọn nghề thiết kế rồi lập gia đình nên đành gác lại niềm đam mê. Đầu năm 2020, do dịch COVID-19, Hảo về quê bên gia đình. Nhìn những vật dụng làm mộc của bố xếp ngoài chuồng gà, bao ký ức trong cô lại ùa về...

“Bố tôi vốn là thợ mộc chuyên đóng giường tủ, bàn ghế…. Đến năm tôi học lớp 10 thì bố bị tai biến, một mình mẹ tôi tảo tần gánh vác lo cho 4 đứa con ăn học”, Hảo tâm sự.

Hảo bắt tay vào việc mua dụng cụ cầm tay như: máy cắt, máy cưa, đục, búa, máy mài… rồi tự tìm hiểu cách sử dụng sao cho an toàn. Do căn chung cư của vợ chồng quá nhỏ, Hảo quyết định về quê ở Đan Phượng, tận dụng góc chuồng gà để làm xưởng. Vượt qua bao trở ngại, cô gái nhỏ nhắn luôn nỗ lực mỗi ngày và tin vào con đường mình chọn.

Công đoạn cắt gỗ tạo thành phẩm. Ảnh: Lan Như.
Công đoạn cắt gỗ tạo thành phẩm. Ảnh: Lan Như.

Hầu hết sản phẩm của Hảo được tận dụng từ những mảnh gỗ bỏ đi. Hàng ngày, cô đến các hộ làm mộc gần nhà để xin gỗ thừa. Vốn có kiến thức thiết kế, cô dễ dàng hình dung rồi sáng tạo ra nhiều vật dụng đẹp mắt.

Biến những thứ không liên quan thành một tổng thể hài hòa, thẩm mỹ và ứng dụng tốt vào thực tế chính là điều khó khăn trong khâu tạo thành phẩm. Mỗi món hàng ra đời lại có riêng câu chuyện của nó.

Những chú cá gỗ được trẻ em thích thú. Ảnh: Lan Như.
Những món đồ chơi bằng gỗ được trẻ em thích thú. Ảnh: Lan Như.

Thay vì các mẩu gỗ khô ở xưởng bị vứt đi vì hết giá trị, qua bàn tay của Hảo lại trở thành dụng cụ giáo dục cho trẻ em vô cùng hữu ích.

“Vì sáng tạo là sự sẻ chia”

Khi mới bắt đầu, sản phẩm của Hảo chỉ là những đôi khuyên tai, đồ trang trí nội thất gia đình, đồ chơi trẻ em,... Sau đó, Hảo lại nghĩ ra các mặc hàng thời vụ để bán được quanh năm.

Những mảnh gỗ thô sơ được Hảo “hô biến” thành vật dụng có ích. Ảnh: Lan Như.
Nguyên liệu được Hảo tận dụng từ những cành gỗ khô. Ảnh: Lan Như.

Không chỉ kinh doanh, Hảo còn làm nhiều video hướng dẫn tái chế gỗ, chia sẻ kinh nghiệm làm đồ handmade (thủ công) với nhiều người bởi với cô “sáng tạo là sự sẻ chia”.

Gắn bó với nghề mộc hơn 1 năm, cuộc sống của gia đình Hảo thay đổi rất nhiều. Hảo san sẻ được gánh nặng với bố, khiến ông không cảm thấy tự ti vì căn bệnh của mình. Hiện, xưởng nhà Hảo có đơn hàng ổn định, trung bình từ 20 – 30 đơn/ngày. Cũng vì thế, Hảo tạo được công ăn việc làm cho 10 lao động, chủ yếu là sinh viên.

Sản phẩm làm từ gỗ tái chế của Hảo. Ảnh: Lan Như

Khi được hỏi có hối hận về quyết định "bỏ phố về quê" của mình không, Hảo cười tươi: “Tôi muốn nối nghiệp bố, cái nghề mà bố đã kiếm từng đồng nuôi chị em tôi ăn học và dù đã dành cả đời theo đuổi nhưng ông phải bỏ dở vì bệnh tật. Cũng vì nghề này, tôi đã có những kí ức đẹp...".

Nguyễn Hảo cho biết, với mức thu nhập hiện tại, xưởng đã đảm bảo duy trì được công việc kinh doanh. Trước khó khăn và nguy hiểm tiềm ẩn của nghề mộc, cô gái trẻ vẫn kiên định với hướng đi của mình. Cô hy vọng sẽ có nhiều người tham gia sáng tạo handmade từ nguyên liệu tái chế, giảm thiểu thói quen sử dụng nhựa, hạn chế rác thải ra môi trường.

LAN NHƯ
TIN LIÊN QUAN

Trang trí nhà ngày Tết nhưng thiếu ý tưởng, hãy thử sử dụng đồ handmade

Kim Nhung |

Tỉ mỉ và khéo léo, độc đáo và mới lạ là những gì được thể hiện ở ý tưởng trang trí nhà ngày Tết bằng đồ handmade.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.