Lãi ròng 279 tỉ, Vinaconex vẫn chịu rủi ro tiềm ẩn từ gánh nặng vay nợ

Tùng Thư |

Không chỉ ghi nhận lỗ 66 tỉ đồng trong quý II, sức khỏe tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán VCG, HOSE) cũng bộc lộ nhiều vấn đề không tốt.

Cảnh báo rủi ro vay nợ

Vinaconex đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II và 6 tháng đầu năm 2021.

Tại ngày 30.6.2021, tổng tài sản của Vinaconex là 30.185 tỉ đồng, tăng gần 54% so với đầu năm.

Phần lớn tài sản của Vinaconex nằm ở các khoản phải thu và hàng tồn kho (chiếm 62,34% tổng tài sản). Trong đó, phải thu ngắn hạn là 13.827 tỉ đồng, tăng 85,14% so với đầu năm. Đáng chú ý, Vinaconex phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 1.314 tỉ đồng. Phải thu dài hạn tăng mạnh 1.035% trong nửa đầu năm, từ 209,83 tỉ đồng lên 2.382 tỉ đồng tại ngày 30.6.2021. Hàng tồn kho của Vinaconex tăng 17,52% so với đầu năm, ở mức 2.609 tỉ đồng

Kết thúc nửa đầu năm, vốn chủ sở hữu của Vinaconex ở là 7.127 tỉ đồng. Cơ cấu vốn mất cân đối khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 23,96% tổng nguồn vốn, còn lại là nợ ngắn hạn (48,39%) và nợ dài hạn (27,66%).

Tại thời điểm ngày 30.6, nợ phải trả của Vinaconex cao gấp 3,17 lần vốn chủ sở hữu, ở mức 22.954 tỉ đồng, tăng 84,42% so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng mạnh 220,36% từ 2.146 tỉ đồng lên 6.875 tỉ đồng.

Theo dữ liệu của FiinGroup (đơn vị xếp hạng tín nhiệm trong nước), Vinaconex đang đối mặt với rủi ro vay nợ tiềm ẩn khi khả năng chi trả lãi vay (Ebit/lãi vay) của 12 tháng đang ở mức âm 1,39 lần. FiinGroup đưa ra cảnh báo về áp lực nợ vay của Vinaconex.

Chất lượng lợi nhuận xấu, dòng tiền âm triền miên

Quý II/2021, doanh thu hợp nhất của Vinaconex đạt hơn 1.408 tỉ đồng, giảm hơn 8% so với cùng kỳ 2020. Lãi gộp gần 185 tỉ đồng, đi ngang so với quý II/2020.

Doanh thu hoạt động tài chính quý II của Vinaconex âm gần 297 tỉ đồng do hạch toán giảm trừ phần lợi nhuận tương ứng 35% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Miền Bắc (Nedi 2).

Sau khi trừ chi phí, Vinaconex lỗ gần 66 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 349 tỉ đồng.

Lũy kế 6 tháng, Vinaconex lãi ròng hơn 279 tỉ đồng, giảm 32,4% so với thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2020, mới chỉ hoàn thành gần 28% kế hoạch lợi nhuận năm.

Nếu nhìn lại kết quả kinh doanh của Vinaconex trong 4 năm trở lại đây (2017,2018,2019,2020) có thể thấy doanh thu của công ty liên tục "đổ đèo", là dấu hỏi lớn về sự phát triển quy mô sản xuất kinh doanh cũng như chất lượng tăng trưởng.

Cụ thể, năm 2017 đạt 10.897 tỉ đồng, 2018 là 9.731 tỉ đồng, 2019 là 9.508 tỉ đồng, 2020 lao dốc còn 5.551 tỉ đồng. Cần nói thêm rằng, 2020 là năm Vinaconex ghi nhận doanh thu nhấp nhất trong suốt thập kỷ (kể từ năm 2011), tuy nhiên công ty vẫn báo lãi ròng 1.604 tỉ đồng, tăng 134,75% so với năm 2019 nhờ thu nhập tài chính.

Bên cạnh đó, từ 2018 đến nay, hoạt động kinh doanh chính của Vinaconex không tạo ra dòng tiền khi dòng tiền kinh doanh liên tục âm: 50,08 tỉ năm 2018; 1.493 tỉ năm 2019; 25,21 tỉ đồng năm 2020.

Tại ngày 30.6.2021, dòng tiền kinh doanh của Vinaconex đã âm tới 2.676 tỉ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do Vinaconex “mắc kẹt” trong các khoản phải thu.

Tùng Thư
TIN LIÊN QUAN

Vinaconex tranh chấp pháp lý với Samoo: Khởi kiện ra toà Hà Nội.

Tùng Thư |

Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HOSE: VCG) và nhà thầu Samoocm Architect (Samoo) đang có tranh chấp liên quan đến khoản thanh toán trị giá 1,26 triệu USD. Hiện, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đang thụ lý giải quyết.

Vinaconex: Áp lực dòng tiền và rủi ro từ các khoản phải thu

Tùng Thư |

Dù báo lãi ròng hơn 1.000 tỉ đồng nhưng kết thúc 9 tháng đầu năm, Vinaconex lại lâm vào các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi, còn dòng tiền chính cho hoạt động kinh doanh vẫn kẹt trong trạng thái âm.

Vinaconex muốn bán 35% vốn tại Nedi2, dự thu hơn 450 tỉ đồng

Cẩm Thư |

Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG) vừa công bố thông tin bất thường về việc thoái vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Miền Bắc 2 (Nedi2, UpCOM:ND2).

Báo chí đang theo xu thế không chỉ phản ánh mà phải cung cấp luận giải và giải pháp

Theo Hồng Sâm/Nhà báo & Công luận |

Báo chí thế giới giờ cũng đi theo xu hướng báo chí xây dựng, báo chí giải pháp, chứ không chạy theo câu khẩu hiệu “ở nơi nào có máu chảy là ở đó có tin” để sản xuất ra những thông tin giật gân như trước”, đó là nhấn mạnh của Nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trước thềm Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” (diễn ra ngày 21.9 tới tại Bình Thuận).

Vinafco lãi 2,8 tỉ, chưa bồi thường vụ rơi pin xuống biển

Lục Giang |

Vinafco đang phối hợp cùng các chủ hàng, công ty bảo hiểm và các cơ quan chức năng giải quyết sự cố vụ 37 container rơi xuống biển, trong đó có hơn 10 tấn pin.

Đường đi của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4

AN AN |

Chiều nay 18.9, cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết áp thấp nhiệt đới đang ở trên khu vực quần đảo Hoàng Sa; sắp mạnh lên thành bão.

Uống cà phê, cắt tóc thanh toán trực tiếp vào tài khoản MTTQ Việt Nam

HUYỀN TRANG - LÂM PHÚ |

Phong trào sử dụng tài khoản ngân hàng Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam để khách hàng thanh toán đã lan rộng đến rất nhiều cửa hàng, quán cà phê ở Hà Nội.

Người dân Huế di chuyển ôtô lên chỗ cao đề phòng ngập do mưa to

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Trong trưa và chiều 18.9, mưa to đã khiến một số đoạn đường tại TP Huế bị ngập, nhiều người dân di chuyển ôtô lên chỗ cao đề phòng thiệt hại.