Rau, quả được chế biến sâu mở rộng thị trường xuất khẩu

Vũ Long |

Với 72.000ha cây ăn quả, Sơn La hiện đang là tỉnh Tây Bắc có thể đáp ứng được nhu cầu chế biến sâu để phục vụ xuất khẩu.

Nhiều sản phẩm được chỉ dẫn địa lý tại EU

Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, tỉnh Sơn La đã phát triển các dự án nông nghiệp công nghệ cao, phát triển cây ăn quả trên đất dốc, tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Sơn La, hiện nay toàn tỉnh có trên 72.000ha cây ăn quả; trong đó 10.000ha được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, cấp mã vùng trồng với các loại trái cây như xoài, nhãn, bơ, thanh long, chanh leo… Năm 2020, dự kiến toàn tỉnh thu hoạch khoảng 350.000 tấn trái cây.

Đến nay, tỉnh đang duy trì và phát triển 144 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, năm 2020, tỉnh Sơn La có thêm 3 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận bao gồm: Chanh leo Sơn La, Rau an toàn Sơn La, Mận Sơn La, nâng tổng số sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ của tỉnh lên 21 sản phẩm, trong đó có 3 chỉ dẫn địa lý, 15 sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, 3 sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.

Riêng đối với sản phẩm chè Shan Tuyết Mộc Châu đã được bảo hộ tại Thái Lan năm 2017. Đây là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của tỉnh đăng ký bảo hộ thành công tại nước ngoài.

Điển hình như xây dựng mô hình trồng nhãn chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Sông Mã, từ hiệu quả của mô hình vài hecta, đến nay toàn tỉnh có 17.292ha nhãn cho thu hoạch, tập trung chủ yếu tại các huyện Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu, Mường La...

Theo ông Lò Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, toàn tỉnh được cấp 92 mã số vùng trồng nhãn với diện tích trên 2.415ha.

Trong đó, có 34 mã số vùng trồng xuất khẩu sang các nước Mỹ, Úc với diện tích 207,6ha; 58 mã số được cấp để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, diện tích trên 2.207ha.

Xây dựng nhà máy chế biến rau quả hiện đại tại Sơn La

Theo UBND tỉnh Sơn La, ngày 20.9.2020, nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ sẽ chính thức được Tập đoàn TH True Milk và UBND tỉnh Sơn La tổ chức lễ khánh thành.

Cà chua được trồng tại Mộc Châu áp dụng công nghệ cao có thể chế biến để xuất khẩu. Ảnh: TL
Cà chua được trồng tại Mộc Châu áp dụng công nghệ cao có thể chế biến để xuất khẩu. Ảnh: TL

Đây là nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược lớn nhất miền Bắc với công suất 300 tấn/ngày, sử dụng công nghệ trích ly, chế biến áp suất cao HPP chuyên dụng hoàn toàn tự động, thiết bị cô đặc dạng tấm bản tiên tiến, hiện đại nhất thế giới hiện nay để giải quyết đầu ra cho hoa quả đặc sản Tây Bắc.

Được biết nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ, công suất giai đoạn 1 (đến năm 2025) là 300 tấn rau củ quả/ngày. Thiết bị nhà máy nhập toàn bộ từ Italia. Trong giai đoạn 1 chủ yếu chế biến cam, nhãn, xoài, táo mèo... Giải quyết được khoảng 15.000ha nguyên liệu. Vùng nguyên liệu gồm có các HTX chuyên về cây ăn quả ở Sông Mã, Vân Hồ, Mộc Châu, Yên Châu.

Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ sau khi đi vào hoạt động sẽ là nhà máy đầu tiên trong cả nước chế biến nhãn cô đặc. Đây cũng là nhà máy đầu tiên đứng ra bao thầu hết sản phẩm nhãn của người nông dân ở tỉnh Sơn La - đây cũng là một tin vui cho người trồng nhãn tại tỉnh Sơn La.

Từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực (1.8.2020), tỉnh Sơn La có thêm 2 sản phẩm “chè Shan Tuyết Mộc Châu” và “xoài tròn Yên Châu” được bảo hộ tại thị trường Châu Âu.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Thực thi EVFTA: Xuất khẩu rau quả vào EU tăng 17%

Vũ Long |

Ước tính sơ bộ cho thấy giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản vào EU tháng 8.2020 đạt 350 triệu USD, tăng 17% so với tháng 7.2020.

Xuất khẩu lô hàng trái cây đầu tiên theo Hiệp định EVFTA

Kỳ Quan |

Lô hàng đầu tiên gồm 20.000 quả dừa tươi, 12 tấn bưởi da xanh và 3 tấn thanh long xuất khẩu sang EU Hiệp định EVFTA bằng đường tàu biển và hàng không.

Sáng nay (16.9), xuất khẩu lô càphê đầu tiên sang EU theo EVFTA

Vũ Long - Thanh Tuấn |

Sáng 16.9, Việt Nam đã chính thức xuất khẩu lô càphê đầu tiên với trọng lượng 296 tấn sang Châu Âu theo Hiệp định EVFTA.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.