Sáng nay (16.9), xuất khẩu lô càphê đầu tiên sang EU theo EVFTA

Vũ Long - Thanh Tuấn |

Sáng 16.9, Việt Nam đã chính thức xuất khẩu lô càphê đầu tiên với trọng lượng 296 tấn sang Châu Âu theo Hiệp định EVFTA.

Phải đáp ứng các quy định khắt khe để vào được thị trường Châu Âu

Sáng nay (16.9) tại thành phố Pleiku, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức chương trình lễ xuất khẩu 296 tấn càphê của Công ty TNHH Vĩnh Hiệp vào thị trường Châu Âu (EU) theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA).

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết, càphê là một trong 13 nông sản chủ lực quốc gia, với lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo. Ngành càphê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600.000 hộ nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên và các vùng trồng càphê khác của Việt Nam.

Lô hàng cà phê được xuất đi thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Ảnh T.Tuấn
Lô hàng càphê được xuất đi thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Ảnh T.Tuấn

Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu càphê lớn thứ 2 thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu càphê Robusta, đạt kim ngạch xuất khẩu thường xuyên trên 3 tỉ USD/năm (chiếm 17,4% về lượng và 9,5% về giá trị xuất khẩu càphê của thế giới).

Càphê Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. EU là thị trường tiêu thụ nhiều càphê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu càphê sang EU đạt 1,2–1,4 tỉ USD/năm trong 5 năm qua).

Càphê hái chín đạt chất lượng xuất khẩu cao. Ảnh: Vũ Long
Càphê hái chín đạt chất lượng xuất khẩu cao. Ảnh: Vũ Long

"Tỉ lệ càphê có xác nhận canh tác bền vững đã tăng lên ở mức 60% tổng diện tích canh tác. Tỉ lệ càphê chế biến tăng từ mức 5% năm 2015 lên đến 15% năm 2020" - Thứ trưởng Doanh cho biết.

Ông Thái Như Hiệp - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp cho biết, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hiệp là doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu càphê của Việt Nam vinh dự xuất lô sản phẩm càphê đầu tiên sang EU. Để vào được thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA, sản phẩm càphê phải đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo tất cả các quy định hết sức khắt khe của thị trường khó tính này.

EVFTA mang lại cơ hội lớn cho nông sản Việt

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, việc triển khai EVFTA có hiệu lực từ 1.8.2020 đã bước đầu cho thấy những kết quả tích cực. Tháng 8.2020, giá trị xuất khẩu mặt hàng càphê của Việt Nam vào thị trường EU ước đạt gần 76 triệu USD, tăng 34,7% so với tháng 7.2020.

EVFTA mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Ảnh: Vũ Long
EVFTA mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Ảnh: Vũ Long

Trong thời gian tới, ngành càphê Việt Nam sẽ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU, đặc biệt các tiêu chuẩn về chất lượng và phát triển bền vững, đưa Việt Nam là điểm tham chiếu cho càphê Robusta toàn cầu” – Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.

Trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA, gần như toàn bộ 100% biểu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn (tối đa là 7 năm). Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết.

Thông qua quan hệ thương mại và đầu tư với EU, Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp thu năng lực công nghệ, năng lực quản trị hiện đại, từng bước chuẩn hóa, nâng cấp các quy trình sản xuất của Việt Nam để gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu.

Với việc thực thi Hiệp định EVFTA, EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm càphê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7–11% xuống 0%), các loại càphê chế biến từ giảm 9 – 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực ngày 1/8/2020.

Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về càphê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành càphê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.

Vũ Long - Thanh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Ngày 16-17.9: Hàng loạt nông sản Việt xuất khẩu sang EU theo EVFTA

Vũ Long |

Ngày 16-17.9, nhiều loại nông sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Châu Âu (EU) với hạn ngạch thuế quan ưu đãi theo thỏa thuận của EVFTA.

Xuất khẩu tôm sang EU tăng 20% nhờ ưu đãi thuế theo EVFTA

Vũ Long |

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 8.2020, xuất khẩu tôm sang EU tăng 20% kể từ khi thực thi EVFTA (1.8.2020).

9 giống lúa thơm được xuất khẩu sang EU với thuế suất 0%

Vũ Long |

9 giống lúa thơm xuất khẩu sang EU với thuế suất 0% gồm: Jasmine 85; ST5; ST20; Nàng Hoa 9; VĐ20; RVT; OM 4900; OM 5451; Tài nguyên Chợ Đào.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.