Cách mạng Tháng Tám, cất lên bài ca "Công nhân Việt Nam”

minh bằng |

“...Ngày mai trên thế giới bao đất đai,
Bao máy to giống người,
Sinh sống chung kết đoàn.
Ngày mai công nhân ơi,
Ánh sáng đang vươn lên,
Khắp đời đồng ca toàn thắng.

Một thế giới mới kiến thiết,
Một tương lai cho công nhân,
Một hân hoan cho muôn giống người.
Một sức sống thắm thiết,
Dựng xây do tay công nhân,
Đoàn kết chiến đấu chung khắp nơi...”.

Đó là những ca từ trong bài hát “Bài ca công nhân Việt Nam” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác trong những ngày đầu của Cách mạng tháng Tám lịch sử cách đây tròn 78 năm.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Cùng với giai cấp khác, giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò to lớn, quan trọng trong cuộc cách mạng. Nói cách khác, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền đã về tay giai cấp công nhân.

Từ trước khi thành lập Đảng, nói về tổ chức công hội (tiền thân của tổ chức Công đoàn ngày nay) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Tổ chức công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn lợi quyền cho công nhân; năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”.

Đóng góp vào thành công của Cách mạng tháng Tám, giai cấp công nhân Việt Nam với tổ chức Công đoàn của mình có quyền tự hào rằng, sức mạnh của giai cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được phát huy cao độ. Sức mạnh đó không chỉ bắt nguồn từ địa vị tiên tiến về kinh tế, chính trị, xã hội của giai cấp công nhân, mà còn ở chỗ nó được quy tụ, tập hợp và dẫn dắt bởi một tổ chức cách mạng của chính những người công nhân.

Những ngày tháng hào hùng của Cách mạng Tháng Tám, và buổi Lễ đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945, tờ báo Lao Động cũng đã có những chuyển mình để hoạt động công khai.

Thời điểm ấy, nhạc sĩ Văn Cao, tác giả bài "Quốc ca", cũng là người sáng tác bài ca "Công nhân Việt Nam" cũng có khoản thời gian, tuy không dài, gắn bó với Báo Lao Động.

Khi còn sống, nhạc sĩ Văn Cao từng tâm sự rằng: “Tôi có cái vinh dự là sau Cách mạng Tháng Tám, khi Báo Lao động ra số công khai đầu tiên thì tôi đã có mặt. Trước đó tôi làm việc bên Báo Độc Lập. Vốn có quan hệ công tác thời bí mật với ông Trần Danh Tuyên và ông Nguyễn Hữu Mai, nên khi ông Tuyên phụ trách tờ Lao Động mời là tôi về ngay. Hàng ngày tôi làm việc trực tiếp với ông ấy ở 51 Hàng Bồ, trụ sở của Báo Lao Động. Tôi vừa viết bài, viết truyện vừa trông nom việc ấn loát. Nhà in ở tầng một. Trên gác bàn việc xong là tôi xuống ngay với anh em công nhân. Và suốt ngày, thậm chí suốt đêm ở đó luôn. Nhà in thiếu thốn đủ thứ, mầu, mực không có đã đành. Khuôn chữ thì nham nhở. Phải tìm tòi lục lọi cái gì còn tận dụng được thì dùng. Phải làm sao tờ báo in ra được đẹp. Bí quá tôi phải về lấy bộ chữ mới (bộ chữ có chân) ở nhà in Rạng Đông của ông bố vợ sau này. Có chữ tốt rồi lại phải tìm cách trình bày sao cho đẹp, cho rõ ràng, sáng sủa... Trước mình là anh sáng tác, suốt ngày lang thang vơ vẩn ngoài đường. Giờ thì từ sáng đến khuya quanh quẩn bên bàn, bên máy; bên anh em công nhân... giữ luôn cả việc sửa mo-rát (sửa bản in thử) nữa. Có vất vả nhưng thấy rất vui, không biết mệt là gì... Tờ Lao Động in rất đẹp, chữ có chân vào loại nhất thời bấy giờ”.

Những trang Báo Lao Động đầu tiên ra công khai sau Cách mạng Tháng Tám hiện lên sinh động cuộc sống của giai cấp công nhân nước ta, thái độ trước những vấn đề thời sự, những cuộc vận động bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ. Ngay trên trang đầu số 13 ra sau Cách mạng Tháng 8, nổi bật dòng khẩu hiệu chạy dài cuối trang: “ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN ANH DŨNG CỦA ĐỒNG BÀO NAM BỘ”. Trên những trang báo sau đó là cuộc vận động ủng hộ quần áo, thuốc men, tiền gửi tặng công nhân và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn, phong trào giờ làm cứu nước, tin đồng bào Nam Bộ cương quyết chống xâm lăng.

Còn đối với Văn Cao, khoảng thời gian làm việc tại Lao Động, ông hiểu hơn, rõ hơn về người công nhân Việt Nam. Vào một ngày ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, một chiều tối, hòa cùng những người công nhân trở về sau một ca làm việc, Văn Cao cảm thấy mình là một thành viên trong đội ngũ của những người công nhân hỏa xa ấy. Những con người mạnh mẽ, trung thực, thẳng thắn đôn hậu và nhân ái. Văn Cao đi cùng một tốp thợ dọc theo phố ga trở về căn gác nhỏ của mình tại 45 phố Nguyễn Thượng Hiền.

Hoạ sĩ Văn Thao - con trao nhạc sĩ Văn Cao từng chia sẻ rằng: “Đêm ấy Văn Cao không ngủ. Một nét nhạc cứ lặp đi lặp lại ngân lên, một lời ca bật ra: “Công nhân Việt Nam tiến tới/ Cùng sống tập đoàn, toàn thế giới công khai/ Cùng kiến thiết xã hội ngày mai...”. Văn Cao nhận ra rằng, công cuộc kiến thiết đất nước tương lai nằm trong tay giai cấp công nhân. Từ nhận thức đó những dòng ca từ cứ lần lượt hiện ra đan xen với những nét nhạc hòa quyện vào nhau... “... Một thế giới mới kiến thiết, một tương lai cho công nhân, một hân hoan cho muôn giống người/ Một sức sống mới thắm thiết, dựng xây do tay công nhân, đoàn kết chiến đấu chung khắp nơi...”. Sáng hôm sau, Văn Cao cẩn thận chép lại bài hát vừa hoàn thành trong đêm. Văn Cao nắn nót viết lên trên đầu trang giấy tên bài hát “Công nhân Việt Nam”.

Bài hát “Công nhân Việt Nam” được in trên Báo Lao Động kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1.5.1946. “Công nhân Việt Nam” đã có thời điểm được chọn làm bài hát chính thức của Tổng Công đoàn Việt Nam nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

“...Công nhân Việt Nam tiến tới.
Cùng sống tập đoàn toàn thế giới công khai,
Cùng kiến thiết xã hội ngày mai...”.

Cùng ôn lại thời khắc lịch sử của dân tộc, kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công cũng là dịp nhìn lại, đánh giá và tự hào về vai trò của giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn trong một chặng đường dài của dân tộc. Cũng là để đổi mới, phát huy hơn nữa sứ mệnh của người lao động, của Công đoàn “cùng kiến thiết xã hội ngày mai” như lời bài hát mà nhạc sĩ Văn Cao đã viết trong những ngày Cách mạng.

minh bằng
TIN LIÊN QUAN

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiệm vụ trong Cách mạng Tháng Tám

Nguyễn Tùng |

Đầu năm 1945, từ Pác Pó (Cao Bằng), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo đồng chí Võ Nguyên Giáp tìm một trung tâm chỉ đạo cách mạng mới với các yếu tố “Nơi đó phải ở trong căn cứ địa Việt Bắc, quần chúng giác ngộ cao, giao thông thuận lợi và nhất là gần Trung ương”.

Người chèo ghe chở Bác Tôn những ngày đầu Cách mạng tháng Tám

Lục Tùng |

Đồng Tháp - Năm 1946, ông Năm Thà được tổ chức Đảng chọn chèo ghe đưa Bác Tôn công tác các tỉnh miền Tây.

Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám: Lưu giữ những kỷ vật về dấu son lịch sử

Vương Trần |

Ngày nay, nhiều tư liệu, hiện vật, kỷ vật còn được lưu trữ tại các bảo tàng đã gợi nhớ lại những câu chuyện xúc động, ý nghĩa về dấu son lịch sử nhân kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9 (1945 - 2022).

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.