Cần nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà khoa học trẻ

Minh Hạnh |

Tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ 2022 (Young Scientist Summit) và trao giải cuộc thi Sáng kiến khoa học vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng để thúc đẩy sáng kiến ứng dụng vào cuộc sống trong bối cảnh cạnh tranh về khoa học công nghệ trên toàn thế giới, người trẻ có động lực quan tâm đến khoa học công nghệ hơn thay vì chỉ quan tâm đến kinh tế, thương mại như trước đây. Việc thúc đẩy sáng kiến khoa học trong giới trẻ là hết sức cần thiết.

Khơi nguồn sáng tạo khoa học trong giới trẻ

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ - ông Bùi Thế Duy, Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển mạnh mẽ, hiện nay cần phải bứt phá hơn, đó là phát triển từ khoa học công nghệ. Để làm được điều đó, cần chuẩn bị nguồn lực từ sớm, đào tạo từ các trường trung học phổ thông. Cũng theo, Thứ trưởng Bùi Thế Duy, 20 năm trước, học sinh tham gia các cuộc thi khoa học chủ yếu đến từ các thành phố lớn, học sinh tỉnh lẻ tiếp xúc với khoa học hết sức khó khăn. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây đã có những sự thay đổi lớn, khi học sinh giỏi đến từ mọi miền của Tổ quốc, từ các huyện nghèo, được cạnh tranh sòng phẳng với các bạn đến từ thành phố lớn.

Đặc biệt, hiện nay, trong bối cảnh cạnh tranh khoa học công nghệ trên toàn thế giới, người trẻ có động lực quan tâm đến khoa học công nghệ hơn thay vì chỉ quan tâm đến kinh tế, thương mại như trước đây. Hiện Bộ Khoa học Công nghệ cũng phát triển mô hình Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKITS), với đội ngũ những nhà nghiên cứu trẻ. Bộ Khoa học Công nghệ kỳ vọng đây sẽ là mô hình điểm để phát triển các viện nghiên cứu trên toàn quốc. “Nếu như trước đây, chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu của Quỹ Phát triển khoa học công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) là các nhà khoa học lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay, NAFOSTED đã thay đổi tiêu chí, các hội đồng là các tiến sĩ trẻ để giúp nhà khoa học trẻ tự tin, mạnh dạn trải nghiệm nghiệm khi nghiên cứu các đề tài”, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho hay.

Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy (trái) trao giải đặc biệt cho đại diện nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: Đinh Tùng
Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy (trái) trao giải đặc biệt cho đại diện nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: Đinh Tùng

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed - ông Trần Mạnh Báo cho rằng, xác định rằng ứng dụng khoa học công nghệ là điều tất yếu của nền nông nghiệp Việt Nam. Qua nhiều năm phát triển, ThaiBinh Seed có nhiều thành tựu nổi bật, trở thành doanh nghiệp hoạt động trên toàn quốc. Hiện doanh nghiệp ứng dụng nhiều công nghệ mới, trong đó có công nghệ phân tử tạo ra nhiều giống cây trồng chủ lực trong cơ cấu sản xuất của các địa phương cả nước. Theo ông Báo, người thành công luôn có lối đi riêng, các bạn trẻ cần luôn sẵn sàng đón nhận cái mới và sự cải tiến. Để hỗ trợ các nhà khoa học trẻ, Nhà nước thống nhất xây dựng chính sách, cơ chế hợp tác giữa cơ sở khoa học của nhà nước với doanh nghiệp để làm căn cứ cho sự kết nối, chuyển giao khoa học công nghệ có hiệu quả hơn. Đồng thời, cần có thêm những cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà khoa học trẻ hoạt động, nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp; ưu tiên đầu tư đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp; đầu tư nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Lực lượng nghiên cứu trẻ vẫn mỏng

Theo TS Nguyễn Phi Lê - Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về trí tuệ nhân tạo (Đại học Bách khoa Hà Nội), hiện nay đội ngũ trẻ có khá nhiều thuận lợi khi sự quan tâm tới nghiên cứu khoa học đã cụ thể hơn. Cụ thể, so với 10-20 năm trước đây, các sinh viên gần như không có khái niệm về phòng nghiên cứu. Nhưng hiện nay, sinh viên năm thứ nhất, thứ hai đã xin gia nhập. Đây là tín hiệu đáng mừng. Một thuận lợi khác dễ thấy là môi trường nghiên cứu ngày càng tốt hơn với sự phát triển của công nghệ, các nhà khoa học kết nối với nhau trên thế giới và bản thân các nhà khoa học trẻ được đào tạo bài bản và có năng lực. Tuy nhiên, số lượng nhà nghiên cứu trẻ vẫn rất mỏng và ít. "Khi đội ngũ quá mỏng, chúng ta sẽ thấy đơn độc" - TS Nguyễn Phi Lê chia sẻ.

Thực tế đang thiếu những bạn trẻ say mê nghiên cứu khoa học sau đại học. Ở nước ngoài, có nhiều quỹ học bổng trao cho sinh viên sau đại học, giúp các bạn trẻ yên tâm để nghiên cứu. Do đó, Việt Nam cũng cần có nhiều quỹ để hỗ trợ các nhà khoa học trẻ.

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế quản lý của mình, ông Nguyễn Minh Quân - Giám đốc chiến lược sản phẩm, ngành hàng trải nghiệm di động của Samsung Vina đánh giá, những kỹ sư Việt Nam rất giỏi. Với Samsung, yếu tố con người luôn là trọng tâm. Về phương diện toàn cầu, Tập đoàn đã có các các chương trình tiếp cận với các bạn trẻ trên 30 quốc gia. Vào năm 2021, Samsung đã triển khai nhiều chương trình, mang tới những kiến thức về khoa học cho các bạn trẻ về công nghệ 4.0. Điều này giúp các bạn có thể sẵn sàng cho kỷ nguyên số trong tương lai mới, sẽ diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam. Cùng đó, Giám đốc Đối ngoại Huawei Việt Nam - ông Đặng Kim Long cũng cho rằng, trong quá trình phát triển, Huawei nhất quán không tạo áp lực cho nhà khoa học mà tạo ra sân chơi cho các nhà nghiên cứu phát triển.

Hội thảo khơi nguồn sáng tạo khoa học trong giới trẻ. Ảnh KHCN
Hội thảo khơi nguồn sáng tạo khoa học trong giới trẻ. Ảnh KHCN

Để thu hút, nuôi dưỡng, phát triển nhân tài, Huawei Việt Nam mở cuộc thi "Sáng tạo ứng dụng di động", tổ chức trong 2 năm 2013-2015, tổng giá trị giải thưởng 100.000 USD. Qua cuộc thi này, Công ty nhận thấy tiềm năng của các bạn sinh viên Việt Nam. Đại diện Huawei Việt Nam cũng đặt vấn đề tại sao các trường đại học không tìm đến các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp lớn để đặt hàng nghiên cứu. “Doanh nghiệp không thể nắm được rõ hết mỗi trường đại học cần gì cho nên các trường cần chủ động đặt hàng doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ tích cực cho sinh viên cũng như các viện, trường nếu như có đề xuất cụ thể” ông Đặng Kim Long chia sẻ.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ địa phương: Vướng rào cản pháp lý, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Minh Hạnh |

Với nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) địa phương, các Quỹ Phát triển KHCN có nhiệm vụ thông qua việc cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCN ở địa phương, tài trợ toàn bộ hoặc một phần, cho vay với lãi suất thấp và bảo lãnh vốn vay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của quỹ khó khăn, hiệu quả mang lại rất khiêm tốn.

Gần 10.000 tỉ đồng "nghẽn" trong Quỹ khoa học công nghệ vì vướng cơ chế

Nhóm PV |

Khoảng 10.000 tỉ đồng nằm trong Quỹ do doanh nghiệp trích lập để phát triển khoa học công nghệ nhưng không thể tiêu do vướng cơ chế tài chính.

Vị thế của đất nước đòi hỏi đội ngũ trí thức khoa học miệt mài, sáng tạo hơn nữa

Phạm Đông |

Ngày 21.5, Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức lễ tôn vinh trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo.

Kỷ luật loạt lãnh đạo vụ hủy hoại đất rừng Lao Động phản ánh

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Liên quan vụ hủy hoại đất rừng để xây dựng trái phép mà Báo Lao Động phản ánh, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đà Bắc đã kỷ luật loạt lãnh đạo xã.

Thuê đơn vị chưa có chứng nhận ATVSTP nấu ăn cho học sinh

Minh Chuyên - Đặng Tình |

Công ty TM DV An Thịnh chưa được cơ quan chức năng ở Hòa Bình cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn được trường học thuê nấu ăn cho học sinh.

Làm rõ việc người nước ngoài sống ở NOXH Bắc Giang, Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Phóng viên Báo Lao Động liên hệ với chính quyền tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh làm rõ tình trạng nhiều người nước ngoài sống trong nhà ở xã hội (NOXH).

Trần nhà bong từng mảng, bất an sống tại chung cư chờ sập ở Hà Nội

Linh Trang - Hạnh Thơm |

Hà Nội - Hiện nay, nhiều hộ dân vẫn đang chấp nhận sống tạm bợ ở những khu chung cư cũ xuống cấp.

Những công đoạn cuối trước khi lắp cầu phao thay thế cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Quân đội đang tiến hành những bước cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập, phục vụ đi lại của nhân dân.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ địa phương: Vướng rào cản pháp lý, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Minh Hạnh |

Với nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) địa phương, các Quỹ Phát triển KHCN có nhiệm vụ thông qua việc cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCN ở địa phương, tài trợ toàn bộ hoặc một phần, cho vay với lãi suất thấp và bảo lãnh vốn vay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của quỹ khó khăn, hiệu quả mang lại rất khiêm tốn.

Gần 10.000 tỉ đồng "nghẽn" trong Quỹ khoa học công nghệ vì vướng cơ chế

Nhóm PV |

Khoảng 10.000 tỉ đồng nằm trong Quỹ do doanh nghiệp trích lập để phát triển khoa học công nghệ nhưng không thể tiêu do vướng cơ chế tài chính.

Vị thế của đất nước đòi hỏi đội ngũ trí thức khoa học miệt mài, sáng tạo hơn nữa

Phạm Đông |

Ngày 21.5, Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức lễ tôn vinh trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo.