Cần sát sao hơn nữa tính công khai minh bạch các khoản cứu trợ

Hải Nguyễn - Thanh Hà (thực hiện) |

Với nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, lan tỏa tinh thần lá lành đùm lá rách... Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác cứu trợ đồng bào miền Trung ruột thịt như thế nào? PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Hầu A Lềnh - Phó Bí thư Đảng đoàn MTTQVN, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQVN.

Xin ông cho biết, trước tình hình bão lũ liên tiếp tại miền Trung những ngày qua, đến thời điểm này, MTTQVN đã thực hiện có những hoạt động nào hướng về miền Trung ruột thịt?

- Ông Hầu A Lềnh: Công tác cứu trợ của MTTQVN được tổ chức thường xuyên theo tinh thần Nghị định 64/CP của Chính phủ. Theo Nghị định, Mặt trận sẽ thực hiện công tác chủ trì, thành lập các ban cứu trợ tại các tỉnh, thành phố, huyện, xã... như thế có thể nói là Ban cứu trợ được thành lập từ Trung ương đến địa phương. Thành viên của Ban cứu trợ gồm các bộ, ban ngành liên quan và ngoài ra, còn có các tổ chức chính trị xã hội liên quan như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... Trước tình hình, các cơn bão liên tiếp dồn dập đổ bộ vào miền Trung, thực hiện đúng chức năng vận động cứu trợ khi có thiên tai, hỏa hoạn, sự cố xảy ra trên địa bàn cả nước, tối 17.10.2020, Chủ tịch MTTQVN đã đưa lời phát động vào trong bài phát biểu khai mạc chương trình “Chung tay vì người nghèo” và phát động toàn thể nhân dân cùng chung tay giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua thiên tai lần này.

Đến thời điểm này, tại Trung ương, MTTQVN đã nhận được sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp, các cơ quan bộ, ngành, Trung ương. Trên cơ sở nguồn cứu trợ của cấp Trung ương, ngày 19.10, MTTQVN đã quyết định phân bổ nguồn cứu trợ đến 5 tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp của đợt lũ vừa qua với ngân sách: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế mỗi tỉnh 5 tỉ đồng, Quảng Nam 3 tỉ đồng, Hà Tĩnh 2 tỉ đồng. Đây là những hỗ trợ trước mắt để giải quyết ngay những vấn đề khó khăn ban đầu cho bà con vùng lũ. Sau này, khi tình hình bão lũ cơ bản được khống chế, trên cơ sở thống kê thiệt hại của từng địa phương, MTTQ sẽ có phương án để tiếp tục cứu trợ, phân bổ kinh phí đến bà con sao cho hợp lý.

Tại thời điểm này, cần hỗ trợ bà con chỗ ở, các nhu yếu phẩm cần thiết, đồ dùng sinh hoạt... giúp bà con giải quyết các vấn đề khó khăn ngay trước mắt. Sau đó, khi tình hình bão lũ qua đi, MTTQ sẽ có phương án tiếp tục hỗ trợ bà con tiếp tục khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống như sửa chữa, xây dựng nhà ở, hỗ trợ sinh kế, đồ dùng, thiết bị, vật dụng trong gia đình... Nhà nước sẽ chung tay đứng ra khắc phục, xây dựng các công trình công cộng...

Chúng tôi đã thành lập các đoàn công tác đi đến các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp của mưa lũ để trao quỹ cứu trợ của Trung ương đã phân bổ cho tỉnh. Quan trọng hơn, qua chuyến công tác này, chúng tôi có thể nắm bắt được tình hình, công tác cứu trợ tại từng địa phương được thực hiện như thế nào, từ đó thống nhất, hướng dẫn thực hiện công tác cứu trợ sao cho đúng, đủ và chuẩn. Quan trọng nhất của công tác cứu trợ là phải đảm bảo đến đúng người, đúng địa chỉ và đặc biệt phải đảm bảo sự công bằng.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều tổn thất, khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra nhưng dù là quỹ vì người nghèo, hay là ủng hộ bão lũ thì mọi người vẫn vui vẻ từ người già đến trẻ em, từ miền núi đến miền xuôi, từ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đến những bạn bè, tổ chức quốc tế luôn sẵn sàng chung tay cùng đồng bào miền Trung. Đây là nghĩa cử vô cùng cao quý, là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam lại được khẳng định tiếp thêm một lần nữa.

Xin ông cho biết, công tác cứu trợ lần này có điều gì khác so với những lần trước?

- Năm nay, miền Trung đã phải đón nhận trận lũ lịch sử với những đợt lũ liên tiếp xảy ra gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Theo tôi, nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu. Tình hình biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam khá rõ rệt. Đây cũng lý do khiến công tác cứu trợ năm nay khó khăn hơn nhiều so với mọi năm. Đặc biệt hơn nữa, chúng ta đang thực hiện công tác cứu trợ trong bối cảnh cả nước vẫn chung tay phòng chống dịch COVID-19.

Công tác cứu trợ lần này cần phải linh hoạt hơn nhiều khi miền Trung phải đón nhận những đợt lũ quét trong đêm gây sạt lở, vùi lấp cả một tiểu đoàn, những cái chết tập thể đầy ám ảnh. Nhiều tuyến đường bị chia cắt do mưa lũ ngập lụt khiến công tác cứu trợ khó khăn hơn rất nhiều. Do vậy, công tác cứu trợ cần phù hợp với tình hình thực tế.

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện công tác 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Tuy nhiên, công tác cứu trợ và ủng hộ cứu trợ cho vùng lũ sẽ có sự cứu trợ từ những cá nhân bên ngoài vào. Muốn để công tác cứu trợ phát huy được hiệu quả, phải phát huy tốt công tác chỉ huy tại chỗ, có sự phối hợp và hướng dẫn của các cấp ngành, chính quyền địa phương. Đối với những cá nhân đến thực hiện cứu trợ phải hướng dẫn để việc đưa hàng cứu trợ đến đúng địa chỉ, đảm bảo công bằng và đặc biệt phải đảm bảo an toàn cho chính cá nhân đến cứu trợ. Tuyệt đối không để các cá nhân tự đi tìm nhà dân trao cứu trợ vì rất có thể một địa chỉ sẽ rất nhiều người đến, không đảm bảo sự công bằng và sẽ có rất nhiều nguy hiểm không thể lường trước được xảy ra. Những tấm lòng hảo tâm trên khắp mọi miền Tổ quốc đều đáng trân trọng. Nhưng với vai trò là cơ quan quản lý, các cấp chính quyền địa phương cần phát huy hơn nữa công tác chỉ huy tại chỗ.

Linh hoạt trong công tác cứu trợ còn cần phải truyền thông kịp thời cho mọi người hiểu được tại thời điểm này người dân miền Trung đang thật sự cần gì. Khi tình hình bão lũ chưa ổn định, chúng ta không thể đi xây nhà, hỗ trợ sinh kế... Công tác cứu trợ phải được truyền thông rộng rãi để mọi người bám sát tình hình thực tế của nơi mình đến cứu trợ, người dân họ đang cần gì...

Tôi cho rằng, công tác cứu trợ cũng cần có tổ chức, tối thiểu phải thông qua tổ chức chính thống để có thể đến đúng nơi, đúng địa chỉ cần cứu trợ. Vấn đề này cũng phải truyền thông rộng rãi để những người có mục đích muốn đi làm cứu trợ phải biết được đến đó họ cần liên lạc và gặp ai, phải làm gì. Có như thế, những nghĩa cử cao đẹp, những tấm lòng hảo tâm mới đạt được hiệu quả cao nhất. Thêm nữa, người dân vùng lũ cũng rất mong chờ mọi sự cứu trợ mà không nhận được thì thật đáng tiếc.

Tôi mong muốn công tác cứu trợ cần phải quán triệt phương châm xử lý bão lũ với 4 tại chỗ như tôi vừa nên trên từ Trung ương đến địa phương. Trước hết, địa phương phải chủ động, sẵn sàng lực lượng, sẵn sàng phương án, công tác hậu cần... nhưng đồng thời phải chỉ đạo phân phối, hướng dẫn cho những cá nhân, tập thể trực tiếp đến cứu trợ cho dân... như vậy sẽ phát huy hiệu quả tối đa trong công tác cứu trợ thiên tai.

Ngày 19.10.2020, MTTQVN đã ký văn bản số 38/HD-MTTW-BTT hướng dẫn vận động quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Trung, Tây Nguyên khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra. Văn bản nêu rõ việc cần làm đối với từng đối tượng (thành viên của Mặt trận, các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm...), địa phương (không chịu ảnh hưởng do lũ lụt, địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp...) khi thực hiện công tác cứu trợ. Văn bản hướng dẫn cụ thể các hình thức ủng hộ và tiếp nhận...

Theo đó, văn bản cũng chỉ rõ yêu cầu các phòng ban trực tiếp tham gia công tác cứu trợ phải có báo cáo hàng tuần tổng hợp kết quả tiếp nhận, danh sách các tập thể cá nhân ủng hộ chi tiết.

Cần phải truyền thông rộng rãi tình hình cụ thể, thông tin, địa chỉ nhận cứu trợ tại các địa phương đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt. Đồng thời, chính quyền các cấp cần thực hiện tốt chỉ huy tại chỗ để có phương pháp phân bổ kịp thời hàng cứu trợ, tránh để hỏng, thất thoát và không đến được tay người dân. Cần huy động lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ để hướng dẫn kịp thời mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia cứu trợ trên địa bàn.

Đối với các doanh nghiệp trực tiếp đi làm tài trợ, không cần phải thông qua hệ thống của MTTQ mà đến địa bàn cụ thể, hệ thống MTTQ sẽ giúp tiếp cận chính xác đối tượng cứu trợ. Khi có vấn đề, sự cố xảy ra về tính không minh bạch, MTTQ đủ thẩm quyền lên tiếng và bảo vệ doanh nghiệp.

Qua công tác cứu trợ lần này, ông nhận thấy cần lan tỏa thêm nữa vấn đề gì?

- Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất là thông tin, thông tin chính xác, cập nhật trong tổ chức Mặt trận, các tổ chức thành viên. Đồng thời, phải được sự lãnh đạo, thống nhất của cấp ủy, lãnh đạo Đảng, chính quyền của từng địa phương. Cần thông tin kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp, các cá nhân mọi địa chỉ cụ thể khi họ có nguyện vọng đóng góp cứu trợ.

Cần minh bạch hóa, công khai hóa các nguồn tài trợ, ủng hộ. Nâng cao hơn nữa vai trò giám sát của MTTQ và các đơn vị thành viên trong quá trình thực hiện công tác cứu trợ, các tổ chức xã hội và đặc biệt là cần nâng cao vai trò giám sát của người dân với người dân.

Cần tạo ra công cụ để mọi tổ chức cá nhân đều có thể đóng góp sức mình bằng mọi cách từ tiền, hàng hóa, tin nhắn thông qua tổng đài...

Cần phải có đầu mối chỉ đạo tập trung để điều hòa và phân phối đồng đều, hợp lý nguồn kinh phí cứu trợ sao cho đảm bảo công bằng, tránh chồng chéo.

Cần sát sao hơn nữa tính công khai, minh bạch các khoản cứu trợ. Thêm nữa, cần truyền thông mạnh mẽ và đồng bộ để biểu dương kịp thời, lan tỏa các nghĩa cử cao đẹp, các hành động nhân văn. Và truyền thông để chỉ ra những điều chưa làm được, những điều bất hợp lý, những tiêu cực, kịp thời ngăn chặn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hải Nguyễn - Thanh Hà (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Từ thiện cứu trợ bão lũ: Liệu có nơi no dồn nơi đói góp?

Linh Chi - Hà Sơn |

Những đoàn từ thiện góp sức về miền Trung đã đem đến những niềm vui cho bà con chịu ảnh hưởng nặng nề từ vùng lũ, nhưng đâu đó vẫn còn những niềm trăn trở. Bởi việc từ thiện tự phát có thể dẫn tới tình trạng nơi no dồn, chỗ đói góp.

Cứu hộ, cứu nạn: Giám sát chặt việc cứu trợ để có hiệu quả, ý nghĩa

vương hà chung |

Nơi nào xảy ra thiên tai thì chính quyền và lực lượng cứu hộ, cứu nạn ở đó phải thực hiện nhiệm vụ về công tác cứu hộ, cứu nạn nhưng đồng thời cũng phải giám sát việc đó để đảm bảo được đúng hiệu quả.

Thượng tướng Lê Chiêm lên tiếng về công tác cứu trợ lũ lụt cho nhân dân

Vương Chung Hà |

Thượng tướng Lê Chiêm - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng việc phát biểu của ông nhằm chỉ ra các bài học kinh nghiệm để cánh báo cũng như chấn chỉnh trong công tác cứu hộ, cứu trợ lũ lụt cho nhân dân.

Kỷ luật loạt lãnh đạo vụ hủy hoại đất rừng Lao Động phản ánh

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Liên quan vụ hủy hoại đất rừng để xây dựng trái phép mà Báo Lao Động phản ánh, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đà Bắc đã kỷ luật loạt lãnh đạo xã.

Thuê đơn vị chưa có chứng nhận ATVSTP nấu ăn cho học sinh

Minh Chuyên - Đặng Tình |

Công ty TM DV An Thịnh chưa được cơ quan chức năng ở Hòa Bình cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn được trường học thuê nấu ăn cho học sinh.

Làm rõ việc người nước ngoài sống ở NOXH Bắc Giang, Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Phóng viên Báo Lao Động liên hệ với chính quyền tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh làm rõ tình trạng nhiều người nước ngoài sống trong nhà ở xã hội (NOXH).

Những công đoạn cuối trước khi lắp cầu phao thay thế cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Quân đội đang tiến hành những bước cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập, phục vụ đi lại của nhân dân.

Độc lạ nghề massage hoa dừa lấy mật

NGỌC ANH |

Trà Vinh - Người làm nghề massage hoa dừa để lấy mật phải có nghệ thuật, học nhiều tháng mới thu được mật ngon cung ứng cho thị trường.

Từ thiện cứu trợ bão lũ: Liệu có nơi no dồn nơi đói góp?

Linh Chi - Hà Sơn |

Những đoàn từ thiện góp sức về miền Trung đã đem đến những niềm vui cho bà con chịu ảnh hưởng nặng nề từ vùng lũ, nhưng đâu đó vẫn còn những niềm trăn trở. Bởi việc từ thiện tự phát có thể dẫn tới tình trạng nơi no dồn, chỗ đói góp.

Cứu hộ, cứu nạn: Giám sát chặt việc cứu trợ để có hiệu quả, ý nghĩa

vương hà chung |

Nơi nào xảy ra thiên tai thì chính quyền và lực lượng cứu hộ, cứu nạn ở đó phải thực hiện nhiệm vụ về công tác cứu hộ, cứu nạn nhưng đồng thời cũng phải giám sát việc đó để đảm bảo được đúng hiệu quả.

Thượng tướng Lê Chiêm lên tiếng về công tác cứu trợ lũ lụt cho nhân dân

Vương Chung Hà |

Thượng tướng Lê Chiêm - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng việc phát biểu của ông nhằm chỉ ra các bài học kinh nghiệm để cánh báo cũng như chấn chỉnh trong công tác cứu hộ, cứu trợ lũ lụt cho nhân dân.