“Còn cơ chế các bộ vừa đá bóng vừa thổi còi thì chính sách không vượt qua “nồi cơm” của bộ”

Hồng Quân |

Đã có sự thay đổi trong nhận thức và hành động về vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa XII đưa ra, trong đó đặc biệt nhấn mạnh: “Khuyến khích, tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài của quá trình hoàn thiện thể chế; Rà soát, dỡ bỏ các rào cản đối xử bất bình đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong việc tiếp cận các nguồn lực; đảm bảo quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà phát luật không cấm”. TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - Viện trực tiếp soạn thảo trình Bộ Chính trị, Chính phủ những quyết sách lớn về kinh tế tư nhân đã có cuộc trao đổi với Lao Động.
Từ hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa IX triển khai nghị quyết về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế tư nhân đến hội nghị TƯ 5 khóa XII đã có sự quán triệt trong nhận thức về kinh tế tư nhân, xem khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường, từ đó có những quyết sách lớn trong phân bổ các nguồn lực. Theo ông, vì sao sau 15 năm thực hiện nghị quyết TƯ 5, đến nay kinh tế tư nhân vẫn chịu quá nhiều rào cản?
- Mặc dù đã có chủ trương của Đảng về khuyến khích, phát triển khu vực kinh tế tư nhân nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế này. Nghị quyết nêu rõ doanh nghiệp (DN) có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, được đối xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Nhưng đi vào cụ thể thì những bất bình đẳng vẫn tồn tại, mà bất bình đẳng đầu tiên là tiếp cận các nguồn lực. DN tư nhân gần như là tiếp cận nguồn lực rất khó, những DN nào làm tốt, làm hay thì khó tiếp cận được được nguồn lực để phát triển, còn những DN giỏi “quan hệ” thì nhiều khi lại tiếp cận tốt.
Trên thực tế luôn tồn tại sự chênh lệch khá lớn giữa DNNN và DN tư nhân trong việc tiếp cận các nguồn lực như tiếp cận về đất đai, tiếp cận về vốn đầu tư, xin cấp phép thực hiện các quy hoạch, cơ hội kinh doanh, khi việc vận động chính sách của DNNN vẫn mạnh hơn. Thể chế phân bố nguồn lực vẫn theo biện pháp hành chính xin - cho, cho nên ông nào giỏi “xin” thì được, giỏi “chạy” thì được chứ không phải cạnh tranh thì được. Chính từ sự bất bình đẳng, phân biệt đối xử vẫn tồn tại trong việc tiếp cận nguồn lực đã kìm hãm sự phát triển của DN tư nhân, mà rộng ra là sự phát trển của nền kinh tế.
Chính vì vậy, đợt này nghị quyết của Đảng nói rất rõ là phát triển kinh tế tư nhân gắn với cơ chế thị trường, phát triển đồng bộ các loại thị trường như đất đai, vốn, lao động, khoa học công nghệ (KHCN). Nói khác đi là thị trường đóng vai trò chủ yếu trong phân bổ nguồn lực. Vì sao phải đặt vấn đề này, xuất phát từ 2 yếu tố: Đó là nguồn lực không phải vô hạn mà có giới hạn, càng nghèo thì càng phải chắt chiu, sử dụng có hiệu quả, mà muốn thế phải lựa chọn được dự án hiệu quả nhất, nơi nào sử dụng vốn tốt nhất thì phân bổ. Lâu nay vẫn nói DN tư nhân đông nhưng không mạnh, nhưng chính vì càng ít có cơ hội tiếp cận các nguồn lực nên DN tư nhân càng bươn chải và rất vất vả. Trong khi nguồn lực được rót chủ yếu vào khu vực DN nhà nước sử dụng kém hiệu quả đã gây lãng phí lớn, tạo chi phí cơ hội rất lớn, khiến hiệu quả của đồng vốn thấp. Giả sử nguồn vốn này được sử dụng vào khu vực kinh tế tư nhân thì hiệu quả sẽ được nhân lên. Việc tạo cơ hội tiếp cận các nguồn lực theo cơ chế thị trường là điểm rất mới mà nghị quyết lần này khẳng định.
Nghị quyết TƯ cũng nêu rất rõ phát triển kinh tế tư nhân là một “yêu cầu tất yếu, khách quan”, với mục tiêu đến năm 2020, tỉ trọng đóng góp GDP trong nền kinh tế là khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55% và đến 2035 GDP của khu vực tư nhân chiếm đến 60-65% GDP. Vậy vai trò của DN nhà nước ở đâu?
- Tôi thấy tỉ trọng trong GDP đặt ra vẫn còn khá khiêm tốn, bởi nếu thực sự vận hành theo cơ chế thị trường, theo các chuẩn mực quốc tế thì GDP của khu vực tư nhân phải chiếm tuyệt đối hoặc chí ít cũng khoảng 70-80% GDP. Nhưng vai trò của DNNN vẫn không mất đi. DNNN vẫn giữ vai trò chủ đạo góp phần đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, là lực lượng chủ yếu trong đầu tư phát triển hạ tầng KTXH, thực hiện các nhiệm vụ cung ứng thiết yếu, đầu tư vào những lĩnh vực mà tư nhân không làm. Như vậy, cùng với vai trò nòng cốt trong cơ chế thị trường của khu vực DN tư nhân thì nghị quyết cũng xác định cụ thể hơn, chính xác hơn vai trò của DNNN theo những chuẩn mực của kinh tế thị trường.
Tại hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp mới đây, vẫn còn tới trên 200 kiến nghị của cộng đồng DN lên Thủ tướng, chủ yếu vẫn là những bức xúc của DN vì bị đối xử thiếu công bằng, chịu vấn nạn chi phí chính thức và không chính thức, nạn thanh kiểm tra nhiều lần trong năm...Tới đây để bộ máy công quyền hoạt động hiệu quả, Chính phủ đã có chủ trương tách vai trò quản lý nhà nước khỏi vai trò chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNNN của các bộ, ngành, đồng thời thành lập cơ quan quản lý vốn nhà nước tại DN?
- Đúng vậy. Cộng đồng DN rất hứng khởi khi Chính phủ đề ra mục tiêu xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để sự hứng khởi trở thành hành động chuyển biến thực sự tại bộ máy hành chính nhà nước các cấp thì còn nhiều hạn chế. Cộng đồng DN đánh giá còn rất nhiều dư địa từ phía các cơ quan nhà nước mà cụ thể là các bộ, ngành, địa phương phải làm và làm quyết liệt hơn nữa mới hy vọng tạo sự chuyển biến.
Bây giờ vai trò của các bộ trưởng có ý nghĩa quyết định trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương và Chính phủ. Các bộ trưởng phải nhạy cảm, nhạy bén trước những kiến nghị, những khó khăn, vướng mắc của DN, không phải chờ đến khi DN phản ánh mới chỉ đạo triển khai. Trong phạm vi trách nhiệm của bộ, bộ trưởng phải là người chủ động chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Chính phủ để nhập cuộc cùng DN, đồng hành, đồng cam cộng khổ với DN, coi khó khăn của DN như chính khó khăn của mình, như thế mới gọi là đồng hành. Còn nhìn lại các kiến nghị của DN với Thủ tướng, phần lớn các kiến nghị mang tính chất nghiệp vụ, hoàn toàn trong thẩm quyền của các bộ trưởng, thì có thể thấy sự chuyển động của bộ máy là hết sức chậm chạp, hay nói cách khác là thờ ơ, vô cảm (từ báo chí hay sử dụng) trước những khó khăn của DN. Giả sử, với tinh thần đồng hành, phục vụ, chưa nói đến kiến tạo thì các bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh trong thẩm quyền nếu giải quyết thấu đáo thì không còn những ý kiến than vấn lên Thủ tướng.
Vấn đề là đã đến lúc cơ cấu lại bộ máy nhà nước. Một bộ không thể vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa xây dựng, ban hàn chính sách, vừa là chủ sở hữu DN, thì rõ ràng là xung đột lợi ích, không bao giờ bình đẳng được. Bộ xây dựng chính sách thì chắc chắn sẽ ưu đãi cho DN nhà nước do bộ quản lý hơn là chính sách để phát triển ngành, tương tự là phân bố nguồn lực và cơ hội kinh doanh cho DN của mình hơn là DN tư nhân, chắc chắn một điều họ sẽ không bao giờ nghĩ vượt qua “nồi cơm” của họ.
Khi môi trường cạnh tranh không bình đẳng thì nhà nước chỉ chăm chăm o bế mấy ngành độc quyền. Tới đây phải tách vai trò quản lý nhà nước ra khỏi kinh doanh, anh quản lý chỉ quản lý, anh kinh doanh phải hạch toán lỗ lãi, chứ giờ mà hỏi mấy ông bộ trưởng có bao nhiêu DN trực thuộc có khi còn không nắm hết, hỏi có biết có trong tay bao nhiêu vốn chủ sở hữu chắc chắn cũng không. Vì vậy phải thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý vốn và tài sản nhà nước. Việc này đã có lộ trình, nghị quyết trung ương yêu cầu đến năm 2018 phải thành lập cơ quan quản lý vốn nhà nước. Nếu làm sớm thì dân được nhờ, làm muộn thì khó hơn mà quá trình cải cách sẽ kéo dài hơn.
- Xin cảm ơn ông.
Hồng Quân
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg về kinh tế Việt Nam

|

Nhân chuyến thăm chính thức tới Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ ngày 29-31.5 theo lời mời của Tổng thống Donald Trump, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg về quan hệ giữa hai nước.

Thách thức với chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%

X.Q |

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, trong báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017, trình bày tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV, đã đánh giá: Tăng trưởng của quý I/2017 ước tính tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng thấp nhất so với những năm gần đây.

Hiệu trưởng nói nam sinh trong clip Long Biên chỉ lên an ủi vì cô giáo đang buồn

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) đã tạm đình chỉ giáo viên có hành động thân mật với học sinh ở trong lớp học.

Người nước ngoài thuê NOXH; mua đi bán lại, đẩy giá lên cao

Trần Tuấn |

Nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng NOXH cho người nước ngoài thuê; bị mua đi bán lại khiến giá bị đẩy lên, người thu nhập thấp khó tiếp cận.

TPHCM công bố đề thi tham khảo vào lớp 10 năm 2025

Chân Phúc |

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã chính thức công bố đề thi tham khảo lớp 10 các môn áp dụng cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025.

Công đoàn hỗ trợ vé máy bay cho đoàn viên về quê đón Tết

Hà Anh |

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trực tiếp bóng đá Nam Định 0-0 Bangkok United: Hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa câu lạc bộ Nam Định và Bangkok United tại Cúp C2 châu Á, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (2.10).

Xem xét trách nhiệm vụ thuê cơ sở thiếu chứng nhận ATVSTP

Minh Chuyên |

Hòa Bình - UBND TP Hòa Bình đang xem xét kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong vụ trường thuê cơ sở thiếu chứng nhận ATVSTP nấu ăn.