Di tích Quốc gia đền Chính, nơi thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí và tổ tiên

bài và ảnh đặng viết tường |

Di tích quốc gia đền Chính thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí, còn gọi đền Bản thuộc Quốc gia, vị thần khai quốc đời Lê sơ, ở thôn Song Nam, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đền được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận, xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 74 /2006/ QĐ/BVHTT. Từ thành phố Hà Tĩnh đi theo đường biển đến Di tích Quốc gia Cương Quốc công Nguyễn Xí khoảng 28km, Từ thành phố Vinh, qua cầu Bến Thủy đi theo đường An Viên đến Di tích Nguyễn Xí khoảng 25km.

Nhiều điểm thờ Nguyễn Xí

Theo tài liệu ở di tích Quốc gia đặc biệt thờ Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí, nay ở Cửa Lò, xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An chép ông Nguyễn Xí sinh tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc. Sách “Nghi Xuân Di tích và Danh thắng”, do UBND huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh chịu trách nhiệm xuất bản, chép: Nguyễn Xí, sinh năm Đinh Sửu (1397) ở làng Bừ xã Cương Đoán. Sau đó từ làng Bừ chuyển cư sang Kẻ Xá, sau gọi là làng Thượng Xá: “Ông nội của Nguyễn Xí làm nghề muối ở làng Yên Ninh, tổng Cố Đạm (nay thuộc xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân). Cha mẹ của ông (Nguyễn Xí) cũng làm nghề muối và mất sớm, lúc ông mới 8 tuổi. Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu, ở làng Bừ, xã Cương Đoán (nay thuộc xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân), là con thứ của ông Nguyễn Hội và bà Võ Thị Hách. Sau đó gia đình theo ông nội Nguyễn Hợp từ làng Bừ sang Kẻ Xá, (nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) làm ruộng và làm muối, bác cả Nguyễn Khai ở lại quê nhà” (Nghi Xuân di tích và danh thắng. tr. 100).

Tài liệu ở đền Chính làng Động Gián (nay là xã Cương Gián) và đền hàng tổng ở làng Phú Lạp (nay thuộc xã Cổ Đạm), gọi là đền Cương Khấu. Theo sách “Nghệ An phong thổ toại” của Trần Danh Lâm tiến sĩ năm 1723, bổ làm Đốc thị Nghệ An năm 1747 thì quê gốc tổ của Nguyễn Xí ở làng Phú Lạp. Đến đời ông nội Nguyễn Xí là cụ Nguyễn Hợp di cư sang làng Trại, sau đổi thôn Yên Ninh, xã Động Giản làm ruộng và nấu muối. Động Gián nay là thôn Song Nam và Đại Đồng xã Cương Gián. Cụ Hợp lấy vợ sinh được 2 con trai. Người anh là Nguyễn Khai. Người em là Nguyễn Hội. Hiện nay, ở thôn Song Nam, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn miếu thờ và phần mộ của vợ chồng cụ Nguyễn Hợp, ông bà nội Cương Quốc công Nguyễn Xí nơi hồ tự nhiên ở đồng Nam, phía Tây di tích.

Trước năm 1945, ở tổng Cổ Đạm huyện Nghi Xuân có 5 đền thờ Nguyễn Xí. Đền Yên Ninh, nơi ông nội Nguyễn Hợp đến đánh cá và nấu muối, nay ở thôn Đại Đồng: “Cách đây khoảng 600 năm, đây là nhà thờ họ Nguyễn, làm bằng gỗ lim... Khi Nguyễn Xí thành thần, dân các họ trong thôn dựng lại thành đền thờ của thôn Yên Ninh thờ Đại Vương Nguyễn Xí” (tr. 108). Hai là đền Cương Khấu tức đền Chính thờ Cương Quốc công ở thôn Song Nam. Thứ 3 là đền Thượng ở gần chợ Cá xã Cương Giản. Thứ 4 là đền hàng tổng, tức đền Cương Khấu ở phía Nam chùa Hộ Quốc (xã Cổ Đạm) nơi phát tích, lập nghiệp của tổ tiên, ông cha Nguyễn Hợp, ông nội Nguyễn Xí. Thứ 5 là đền Thượng ở xã Xuân Liên, nơi ngày xưa anh em Nguyễn Biện, Nguyễn Xí sinh ra. Theo sách (Di tích và Danh thắng), cả 5 ngôi đền thờ Nguyễn Xí đều được kiến tạo vào thế kỷ 15, công trình kiến trúc thời Lê.

Theo thống kê của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện, 5 đền thờ Nguyễn Xí, đều ở tả ngạn dòng sông Mỹ Dương. Kiến trúc thời Lê ở đền Chính, thôn Song Nam bảo tồn vọng lâu 2 tầng cao và tam quan cổ. Những công trình nhà thượng điện, trung điện và hạ điện, lầu hóa vàng mã, nhà giải văn, giải vũ vừa được trùng tu, tôn tạo khang trang. Hai điểm đền thờ Nguyễn Xí là đền làng Yên Ninh và đền hàng tổng gần như bảo tồn kiến trúc thời Lê. Công trình đền thờ có ba toà nhà sắp xếp theo chữ tam, toà nào cũng to lớn, chạm trổ đẹp. Ở đền Thượng xã Cương Gián các đền, bài vị thờ chính Nguyễn Xí, ngoài ra còn thờ cụ Nguyễn Hợp (nội tổ Nguyễn Xí) và cụ Nguyễn Hội là thân sinh Nguyễn Xí.

Long văn, bài vị bằng đồng lá ghi hiệu thờ thần Cương Quốc công Nguyễn Xí.
Long văn, bài vị bằng đồng lá ghi hiệu thờ thần Cương Quốc công Nguyễn Xí.

Đền Chính, nơi lưu giữ bảo vật vô giá

Sự kiện Nguyễn Xí đứng dưới cờ Lê Lợi, sách “Di tích và Danh thắng” chép: “Theo lời cha dặn Nguyễn Xí lúc này mới 9 tuổi cùng anh Nguyễn Biện dùng thuyền chở muối ra đất Lam Sơn (Thanh Hóa) gặp vị đầu mục Lê Lợi nổi tiếng nhân nghĩa xin làm con nuôi” (tr. 101). Sách “Danh nhân Hà Tĩnh” chép: “Từ nhỏ nhà nghèo, Nguyễn Xí và anh cả là Nguyễn Biện theo cha đem muối ra vùng thượng du Thanh Hóa bán, có dịp qua lại đất Lam Sơn và biết rõ tiếng tăm của Lê Lợi. Năm 1405, Nguyễn Xí mới 9 tuổi thì mồ côi cha, mấy tháng sau, mẹ cũng qua đời. Hai anh em Nguyễn Biện và Nguyễn Xí tìm ra Lam Sơn xin làm gia thần Lê Lợi” (DNHT tr. 72).

Sau 13 năm giúp Lê Lợi dạy đàn chó săn, năm Mậu Tuất (1418) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. Anh em Nguyễn Biện, Nguyễn Xí có mặt ở hội thề Lũng Nhai trong lực lượng đứng dưới cờ nghĩa của Lam Sơn động chủ và được giao quản lý đội quân Thiết đột. Khi lui vào Nghệ An xây dựng lực lượng ông đã cầm quân đánh tan giặc Minh ở Bồ Đằng, Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải, Triều Khẩu... Nguyễn Xí được phong thượng tướng quân, kéo quân ra Bắc, phối hợp với các nghĩa sĩ ở đó đánh quân Minh tan tác ở Tốt Động, Chúc Động. Ông vào rước Lê Lợi ra dinh Bồ Đề, đóng bản doanh. Trong trận đánh ở Hoàng Mai, tướng Nguyễn Xí và Đinh Lễ bị giặc bắt. Đinh Lễ bị sát hại, Nguyễn Xí mưu trí thoát được, trở về với Bình Định Vương. Chủ soái Lê Lợi nói: “Sống lại rồi”. Năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế hiệu Thuận Thiên, tướng Nguyễn Xí được phong Long Hổ thượng tướng quân suy tôn “Bảo chinh công thần”, được xếp hạng thứ 3: “Công thần khai quốc”, trong 93 vị tướng được ban biển ngạch công thần Huyện thượng hầu.

Nguyễn Xí phò tá 4 đời vua Lê gồm: Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông và Thánh Tông. Ông đã: “Trong khoảng 10 năm, ta cùng các tướng đem thân trải qua trăm trận, nếm đủ mọi gian khổ” (Văn bia Thái sư Cương Quốc công di huấn). Vua Lê Thánh Tông có bài chế: “Xét người khí độ trầm hùng, tính người cương trực, giúp đức Cao Hoàng khi trước trăm trận gian lao”. “Than ôi! Bình nạn bên trong, chính ngôi vua, công lao hơn cả trong đời. Thay việc trời giúp đỡ vua phải nên hết lòng vì dân. Người thật là bề tôi trung ái của ta, không cần phải bàn nhiều”. Nguyễn Xí được phong nhiều phẩm hàm cao, ông mất ngày 30.10 năm Ất Dậu (1465) niên hiệu Quang Thuận thứ 6, thọ 69 tuổi. Với công lao to lớn, danh tướng Nguyễn Xí và gia đình được vua Lê Thánh Tông đã dành nhiều “lời hay ý đẹp” ca tụng, tán dương và ban thưởng rất hậu. Vua phong Nguyễn Xí chức tước Thái sư Cương Quốc công. Truy phong cha (Nguyễn Hội) Thái bảo Định quận công, mẹ (Võ Thị Hách) làm Quận phu nhân. Truy phong anh ruột (tướng Nguyễn Biên hy sinh trong trận Lê Lai trá hình Lê Lợi cứu chủ tướng) làm Thái phó Nghiêm quận công. Vua ban đặc ân cho phép an táng tại quê nhà, cho lập đền thờ phong làm phúc thần. Các triều đại sau, nhiều vua đã phong sắc và được ban quốc tế.

Tại đền Chính tức đền Bản thuộc Di tích cấp Quốc gia được bài trí thờ cúng: Tòa thượng điện, ở gian giữa thờ chính long ngai, bài vị Thái sư Quốc công Nguyễn Xí. Phối thờ, bên phải đặt bài vị ông nội Nguyễn Hợp và Nguyễn Khai (bác ruột Nguyễn Xí). Bên trái đặt bài vị thờ Nguyễn Hội, cha đẻ Nguyễn Xí và Nguyễn Biện. Tòa trung điện, thờ các bậc tướng sĩ anh hùng thời Lê sơ và các bậc thần linh bản xứ sở tại. Tòa hạ điện thờ cúng cộng đồng binh sĩ, thân linh, danh nhân tiền bối và những người có công với quê hương đất nước.

Đền thờ Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí ở Nghi Xuân, nơi lưu giữ kho tư liệu thành văn, hiện vật và truyền khẩu đồ sộ. Những long văn, hoành phi, câu đối ghi chép rõ công trạng của Nguyễn Xí và nhiều hiện vật được bảo tồn: “Hiện vật còn lại quý nhất là long ngai (ngai rồng) bằng đồng lá, cao cỡ 1,2m, long ngai ghi rõ: “Tiền Lê triều khai quốc công thần kiêm phụ chính tứ triều thượng tướng quân Nguyễn Quý công” phía trên là bức hoành phi ghi 4 chữ “Lê triều Chính khí”. Trên hương án có đồ thờ đầy đủ, có đôi câu đối: Khai quốc công thần danh vạn thế/ Lê triều thượng tướng tích thiên thu” (tr. 108). Hạ điện treo ba bức hoành phi chữ Hán bằng đồng lá: “Hàm hải dục xuân” (Tạm dịch: Mùa xuân mọi vật sinh sản tràn đầy như biển), “Cẩm thiên khai sắc” (Trời mở vận phong sắc gấm), "Vạn thế ngưỡng đức" (Đời đời con cháu ngưỡng trông vào ân đức tổ tiên để lại). Cổng tam quan có 2 tầng lầu tại đền Chính nơi thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí ở thôn Song Nam, xã Cương Gián, cao khoảng 15m do ngư dân xã này xây dựng vào thế kỷ 18.

Nguyễn Xí xứng với lời dân tán tụng: Danh tướng vẻ vang sự nghiệp ngàn năm đâu có mất. Công thần chói lọi vô cùng, 8 xã nhớ ơn sâu. Gây dựng gốc nền xưa, nọ nước nọ non ôm ấp lại. Văn minh nhà cửa mới, này người này đất ngắm trông vui. Tài liệu, hiện vật ở năm ngôi đền thờ Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí, phản ánh quê tổ của ông ở vùng đất Đông Nam dãy núi Hồng Lĩnh.

bài và ảnh đặng viết tường
TIN LIÊN QUAN

Di tích quốc gia đền Cả, nơi phối thờ Hoàng giáp Trần Đức Mậu

Bài và ảnh Đặng Viết Tường |

Di tích quốc gia đền Cả ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, là ngôi đền cổ kính, ngót ngàn năm tuổi. Tương truyền vua Lê Thánh Tông đã vào đền lễ bái, sau đó giao cho Hoàng giáp Trần Đức Mậu tôn tạo thượng điện vào năm 1474, vì vậy ông được phối thờ ở trung điện. Thăm di tích, bạn từ thành phố Vinh, theo quốc lộ 1A đến di tích khoảng 40km. Đền Cả cách thành phố Hà Tĩnh 18km.

Di tích Quốc gia đặc biệt Nguyễn Du - Nơi bảo tồn nhiều bia đá cổ

Bài và ảnh đặng viết tường |

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du, ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây đang lưu giữ nhiều bia đá cổ có giá trị lịch sử - văn hóa. Đây là nguồn tư liệu Hán Nôm có giá trị đặc biệt, là nguồn sử liệu cổ vô cùng quý giá.

Đề nghị xếp hạng di tích Hải Thượng Lãn Ông là di tích quốc gia đặc biệt

TRẦN TUẤN |

Sáng 25.2, ông Lê Trần Sáng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, tỉnh Hà Tĩnh đang lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ tướng Chính phủ để xếp hạng mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là di tích quốc gia đặc biệt.

Ukraina ngày càng bị Nga dồn ép rút khỏi Kursk

Khánh Minh |

Quân đội Nga được cho là đang đẩy lùi quân Ukraina ở tỉnh Kursk của Nga.

Cung đường đẹp bậc nhất Hải Dương hoang tàn sau bão

Nguyễn Đạt |

Cơn bão Yagi đi qua, để lại khung cảnh hoang tàn, xơ xác của con đường từng được ví như Đà Lạt thu nhỏ của Hải Dương.

Đứt cầu phao Ninh Cường - Nam Định do nước lũ

Lương Hà |

Cầu phao Ninh Cường nối hai huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh (tỉnh Nam Định) vừa bị đứt do nước lũ trên sông Ninh Cơ trên báo động 3.

Hình ảnh vợ chồng địu con giữa nước lũ là dàn dựng câu view

Lam Thanh |

Hà Giang - Bức ảnh cặp vợ chồng địu con nhỏ sơ tán giữa dòng nước lũ thực chất chỉ để làm content câu view.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ

Vương Trần |

Đại tướng Phan Văn Giang đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân và dân quân tự vệ đang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão số 3.