Franz Kafka: “Mùa xuân vĩnh cửu ở nơi đâu?

hải an |

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh của nhà văn Franz Kafka (1883-1924), Đại sứ quán các nước Áo, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, và Thụy Sĩ tại Việt Nam đã tổ chức Chương trình Festival Kafka với nhiều hoạt động diễn ra ở  Hà Nội. 

Trong khuôn khổ lễ hội, buổi tọa đàm “Kafka - Cuộc đời và Di sản” cùng bộ phim trình chiếu “Kafka là ai” tại Không gian văn hóa Đông Tây (99 Ngụy Như Kon Tum) đã giúp độc giả có thêm chiếc chìa khóa để tìm hiểu cuộc đời cũng như văn nghiệp của ông.  

Là nhà văn viết truyện ngắn và tiểu thuyết, tuy chỉ sống 41 năm nhưng Franz Kafka được các nhà phê bình đánh giá là một trong những tác giả có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Đương thời, tác phẩm của Kafka được xuất bản không nhiều, chủ yếu là truyện ngắn như “Lời tuyên án” (1912), “Trại cải tạo” (1919), truyện vừa “Hóa thân” (1915). Sau khi ông qua đời (năm 1924), các tiểu thuyết của ông mới được xuất bản gồm “Vụ án” (1925), “Lâu đài” (1926), “Nước Mỹ” (1927). Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hàng nghìn trang nhật ký và thư của Kafka mới được lần lượt xuất bản.

“Thư gửi bố” là một bức thư đặc biệt Franz Kafka viết cho cha của mình năm 1919, tuy nhiên ông Hermann Kafka đã không được đọc chúng ngay cả sau khi qua đời vào năm 1931. Trong bức thư, hình ảnh ông bố Kafka hiện lên đúng nghĩa là ông chủ của gia đình với đầy uy quyền và sức mạnh. Franz Kafka, với cái nhìn của một người con bướng bỉnh một mặt thừa nhận quyền lực đó, mặt khác lại thể hiện sự “phản kháng” không kém phần mãnh liệt thông qua lối diễn đạt bủa vây lý lẽ, kèm các dẫn giải của mình.

Dịch giả Đinh Bá Anh, người đọc hầu hết những tác phẩm của Kafka, từng chuyển ngữ “Thư gửi bố” bản tiếng Đức sang tiếng Việt, trong vai trò diễn giả của buổi tọa đàm đã có những trình bày về Cuộc đời và Di sản của Kafka. Theo anh, “Thư gửi bố” là một tác phẩm có thể tiếp cận đầu tiên nếu bạn đọc chưa từng đọc Kafka bởi tính phi hư cấu của nó; mặc dù tác phẩm đã chứa đầy đủ các yếu tố đặc trưng trong văn chương Kafka như là sự phi lý hay khả năng dẫn dắt câu chuyện vào những nút thắt sâu hơn, cho tới nút thắt cuối cùng.

Tuy vậy theo Max Brod, một người bạn và cũng là người lưu giữ, gửi xuất bản các tác phẩm của Kafka khi ông qua đời đã nhận định rằng, những điều Kafka viết trong “Thư gửi bố” không phải là sự thật hoàn toàn, tức là sự thật được chọn lựa và viết ra với ý thức của một nhà văn, có ý nghĩa một tác phẩm văn chương hơn là một bức thư bình thường. Nói như diễn giả, nó là “một sự hòa trộn do thực tế mối quan hệ phức tạp với người cha và ngòi bút thiên tài nhào nặn lên”.

Di sản Kafka để lại qua tác phẩm văn chương thật đồ sộ và đa dạng, song trong buổi nói chuyện, Đinh Bá Anh chỉ đề cập đến hai điểm thường được nói tới là Tính thánh và Tính tiên tri. Tính thánh hiểu theo nghĩa người đọc cảm thấy “những dòng chữ Kafka viết ra như bởi một vị thánh vén mây nhìn xuống cuộc đời và nói cho con người sự thật”.

Nói như Max Brod, ngôn ngữ của Kafka: “như pha lê trong suốt và xuyên qua những giấc mơ, những tầm nhìn sâu sắc vô hạn” và “tác phẩm của Kafka biểu trưng cho một kiểu cười mới, nụ cười nói rằng điều cuối cùng đã rất gần, đó là nụ cười siêu hình”.

Về Tính tiên tri, “ta cũng không hiểu theo nghĩa Kafka là nhà văn có khả năng phân tích, dự báo hay nhìn thấy sự xuất hiện của một mô hình chính trị-xã hội trong tương lai”, mà tiên tri hiểu theo nghĩa “ông có một trực cảm siêu việt, giúp ông nhìn thấy các khung cảnh nghịch dị mà ở đó hành vi của con người bộc lộ ra ở tầng vô thức, và khi độc giả cảm nhận được có một sự tương đồng nào đó giữa các khung cảnh này với các khung cảnh thực tế thì cảm giác về tính tiên tri xuất hiện”. Hoặc có thể nói như Milan Kundera, người chịu ảnh hưởng lớn của Kafka: thực ra Kafka không tiên tri, ông chỉ nhìn thấy những cái gì đằng sau cái kia.

Là một người Do Thái - Đức sinh ra ở Praha (Thủ đô của Cộng hòa Séc ngày nay), Kafka hoàn toàn được giáo dục trong nhà trường sử dụng Đức ngữ. Đỗ tiến sĩ luật học năm 23 tuổi, sau đó làm việc ở Sở Bảo hiểm Tai nạn lao động của Vương quốc Bohemia tại Praha - vương quốc này thuộc quyền cai quản của đế quốc Áo - Hung đến khi chiến tranh Thế giới thứ I kết thúc.

Chỉ xuất bản một vài truyện ngắn lúc còn sống nhưng tác phẩm của ông vẫn còn nguyên tính thời sự cho đến nay, nói như ngài đại sứ Cộng hòa Séc tại Việt Nam Vítěezslav Grepl: “Thực tế là tâm lý con người hầu như thay đổi rất là chậm qua thời gian, đó chính là lý do tại sao đến tận ngày hôm nay chúng ta vẫn cảm thấy rất gần gũi với những nhân vật của Kafka, và đồng hóa bản thân mình với chính bản thân Kafka cùng với tác phẩm của ông”.

Kafka là ai? Bộ phim tài liệu của Thụy Sĩ “Who was Kafka”, dài 98 phút cũng đã cố gắng đi tìm câu trả lời thông qua việc dẫn giải ý kiến, nhận xét từ một số người bạn và ba người phụ nữ đến với cuộc đời ông (sử dụng diễn viên đóng lại). Không có diễn viên nào đóng vai Kafka, lời lẽ của ông được đọc lại, chủ yếu trên nền quang cảnh Praha thời bấy giờ. Trong phim cha mẹ hay ba người em gái cũng không xuất hiện nói về Kafka.

Kafka có thể được hiểu bằng các tác phẩm ông để lại, bằng những nhận xét hay nghiên cứu về ông, bằng những loại hình nghệ thuật chịu ảnh hưởng, và bằng cả trải nghiệm đời sống của mỗi cá nhân theo thời gian.

Xin trích một số câu của Kafka được dẫn trong phim: “Tôi đã sống ở thành phố này được hơn 20 năm. Vậy là đã 20 lần tôi trải qua tất cả các mùa trong năm tại nơi đây. 20 năm qua cây cối đã cao lớn thêm, người ta sẽ trở nên thật nhỏ bé biết bao nhiêu dưới những bóng cây này?”. “Cuộc đời của tôi là sự tự do trước khi sinh. Có lẽ tuổi trẻ của tôi quá ngắn. Thời gian trôi đi và người ta để nó trôi qua lãng phí”. “Thế giới của tôi đang sụp đổ. Tôi không than thở về sự sụp đổ. Tôi than thở vì đã được sinh ra, than thở vì ánh sáng mặt trời”. “Sự ngạc nhiên, đôi khi, ở những đám mây không màu và sự vô cảm không ngừng trôi. Mùa xuân vĩnh cửu ở nơi đâu?”

Festival Kafka với các hoạt động giới thiệu Góc tác phẩm Kafka, Triển lãm cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn, Tọa đàm, Chiếu phim về Kafka tại Không gian văn hóa Đông Tây, Heritage Space, hiệu sách Nhã Nam, Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng Điện ảnh TPD, cà phê sách Tổ Chim Xanh,

Tranquil (Hà Nội) từ ngày 5.3.2018 - 14.4.2018.

hải an
TIN LIÊN QUAN

Bắt giam Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Ông Vũ Văn Hạnh (54 tuổi), Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) vừa bị khởi tố, bắt tạm giam.

Mục sở thị phố ẩm thực Hàn Quốc ngay giữa Hà Nội

Linh Boo |

Ghé khu K-Town ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), du khách có thể thưởng thức ẩm thực tại những quán ăn chuẩn vị Hàn Quốc, và đứng “đâu cũng có ảnh đẹp”.

Tất cả mẫu nước sau vụ vỡ đập thải ở Bắc Kạn đều không đạt

Việt Bắc |

10/10 mẫu nước lấy tại Tuyên Quang xét nghiệm sau vụ vỡ đập bùn thải của Công ty Kim loại màu Bắc Kạn đều không đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt.

Thông tin chính thức vụ thân mật trong lớp học ở Long Biên

KHÁNH AN |

Hà Nội - Đại diện Sở GDĐT Hà Nội cho biết, cô giáo xuất hiện trong clip ở Long Biên ít kinh nghiệm quản lý lớp học và xử lý các tình huống xảy ra còn non kém.

CLB Hoàng Anh Gia Lai bị Đà Nẵng cầm hòa trên sân khách

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai chỉ có 1 điểm sau trận hòa 1-1 trước SHB Đà Nẵng trên sân Hòa Xuân tại vòng 4 LPBank V.League 2024-2025 tối 3.10.

Giải cứu bé 5 tuổi bị đối tượng tâm thần dùng dao kề cổ

Tô Công |

Phú Thọ - Lực lượng Công an huy động nhiều cán bộ, chiến sĩ để giải cứu cháu bé 5 tuổi bị người đàn ông tâm thần dùng dao khống chế.

Bám trụ giữa bom rơi đạn lạc ở miền nam Lebanon

Bùi Đức |

Trong bối cảnh hàng nghìn người dân phải di tản vì chiến tranh khốc liệt ở miền nam Lebanon, vẫn có một người đàn ông ở lại để cưu mang những con vật bị bỏ rơi.

Bất cập thi học sinh giỏi cấp trường ở chuyên Lam Sơn

Xuân Hùng |

Thanh Hóa - Thay vì lên kế hoạch, công khai trước khi thi chọn học sinh giỏi cấp trường thì Trường chuyên Lam Sơn lại thực hiện theo kiểu "tiền trảm hậu tấu".