Làm báo xuyên Đại Tây Dương

Thanh Hà |

Ngành báo chí đang trong thời kỳ đầy biến động. Nhiều hãng tin tức lớn nhất nước Mỹ đã chuyển giao quyền điều hành cho những nhà báo đến từ Vương quốc Anh.

Chiếm lĩnh làng báo Mỹ

Will Lewis - cựu nhân viên của tờ Daily Telegraph và News UK ở London - hiện là Giám đốc điều hành của Washington Post, nơi phóng viên đã và đang đặt ra câu hỏi về đạo đức nghề nghiệp của ông khi còn làm việc ở Phố Fleet - biểu tượng của ngành báo chí ở Vương quốc Anh. Gần đây, ông sa thải chủ bút người Mỹ của tờ Washington Post và thay thế bà bằng cựu đồng nghiệp vốn kín tiếng ở tờ Telegraph, khiến các phóng viên Mỹ chưa từng nghe danh vị lãnh đạo mới này sửng sốt.

Nhà báo Emma Tucker (trước đây làm việc cho Sunday Times) đã tiếp quản Wall Street Journal vào năm ngoái, ngay sau khi Mark Thompson (trước đây làm việc cho BBC) trở thành chủ tịch của CNN. Tại CNN, ông Thompson đã đặt hàng làm lại phiên bản Mỹ chương trình đố vui dài tập của BBC “Have I Got News for You".

Đây là một vài trong số hàng loạt nhà báo người Anh có mặt trong giới truyền thông Mỹ. Năm 2015, Michael Bloomberg - người nổi tiếng thân Anh - đã thuê John Micklethwait (Tổng biên tập của tờ Economist có trụ sở tại London) điều hành Bloomberg News. Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch đã chỉ định Keith Poole (The Sun và Daily Mail) làm Tổng biên tập New York Post vào năm 2021, cùng năm mà AP bổ nhiệm một phụ nữ người Anh, Daisy Veerasingham, làm Giám đốc điều hành.

Biên tập viên gốc Anh Joanna Coles đã trở thành người đứng đầu The Daily Beast, tờ báo trực tuyến được đặt theo tên một tờ báo trong tiểu thuyết của Evelyn Waugh, từng hài hước chia sẻ: “Chúng tôi là những danh hiệu cao quý nhất dành cho các tỉ phú Mỹ”. Bà Coles cũng không ngần ngại tuyển dụng thêm những người đồng hương trong tòa soạn, như bổ nhiệm một người Scotland làm Tổng biên tập và một Phóng viên của Guardian làm trưởng văn phòng Washington. “Chúng tôi đang tăng cường người Anh” - bà chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.

Anna Wintour - Tổng Biên tập Tạp chí Vogue - là một trong những nhà báo người Anh rất thành công tại Mỹ. Ảnh: AFP
Anna Wintour - Tổng Biên tập Tạp chí Vogue - là một trong những nhà báo người Anh rất thành công tại Mỹ. Ảnh: AFP

Lý giải sức hấp dẫn kỳ lạ

Theo New York Times, có rất nhiều giả thuyết về sức hấp dẫn lâu dài của các Biên tập viên người Anh với các chủ sở hữu người Mỹ của các tòa báo. Đúng là giọng Anh có sức hấp dẫn riêng. Nhưng còn có những yếu tố khác dẫn tới hiện tượng này. Báo chí thẳng thắn, không khoan nhượng là truyền thống được trân trọng ở Anh. Tại Anh, các tờ báo khổ lớn và báo lá cải cạnh tranh trong nhiều thập kỷ, thường với ngân sách thấp hơn so với các đối thủ Mỹ.

Các nhà báo ở Anh cũng có xu hướng được trả lương thấp hơn so với đồng nghiệp ở Mỹ. Đây là một lợi thế mà nhiều hãng tin đang đối mặt với việc cắt giảm nhân sự sẽ tận dụng ngay.

Tina Brown - cựu chủ bút của Tạp chí Vanity Fair, The New Yorker, và The Daily Beast - nhận định, sự suy yếu của ngành tin tức Mỹ dẫn tới chủ sở hữu của các hãng tin có ít lựa chọn hơn khi tìm kiếm lãnh đạo người Mỹ.

Bà Brown khởi đầu cho đoàn nhà báo, phóng viên xuyên Đại Tây Dương vào năm 1984 khi Condé Nast thuê bà làm việc cho tạp chí Vanity Fair. Quyết định này đã biến tạp chí đang chật vật trong thất bại lúc bấy giờ vươn lên thành công. Bà gia nhập Condé Nast bởi lời giới thiệu từ Anna Wintour - người có cha là Biên tập viên lâu năm của tờ Evening Standard ở London.

Bà Wintour - Tổng Biên tập Tạp chí Vogue từ năm 1988 và là giám đốc nội dung của Condé Nast - đã viết trong một email: “Người Mỹ nghĩ rằng chúng tôi rẻ hơn và dứt khoát hơn. Một điều khác cũng đúng là tin tức là một phần của văn hóa Anh, nó đã ngấm vào máu chúng tôi, giống như bóng đá, hài hước hay Shakespeare. Các nhà báo ở Anh cũng có xu hướng dày dạn hơn. Tin tức là ngành sôi nổi ở Anh - đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Và vì vậy, khi các công ty truyền thông Mỹ cảm thấy cần phải chiến đấu để luôn mang lại giá trị hoặc lợi nhuận, việc họ tìm kiếm ở phía bên kia Đại Tây Dương là lẽ tự nhiên".

Bà Joanna Coles cũng đồng tình với nhận định này. “Người Anh có xu hướng làm việc tốt với ít nguồn lực hơn. Ngành tin tức đang gặp khủng hoảng và người Anh không hề nao núng trước khủng hoảng” - bà chỉ ra.

Các ấn bản báo chí Mỹ như New York Times, Washington Post, Wall Street Journal và Financial Times tại Washington DC. Ảnh: AFP
Các ấn bản báo chí Mỹ như New York Times, Washington Post, Wall Street Journal và Financial Times tại Washington DC. Ảnh: AFP

Chứng minh thực lực hoặc bị đánh bật

Những cây bút người Anh trong làng báo nước Mỹ cũng có thành tích vững chắc, vượt trội. Bà Wintour và bà Brown thành công đến mức trong một thời gian những nhà báo Anh đã điều hành những tờ tên tuổi như Details, National Review, The New Republic, Self, Condé Nast Traveler và Harper's Bazaar. Ông Thompson của CNN - vừa trở thành công dân Mỹ trong năm nay - được ghi nhận là người đã vực dậy tờ New York Times trong suốt 8 năm ông giữ chức giám đốc điều hành.

Tuy nhiên, đôi khi cũng có những "quả pháo xịt". Năm 1992, bà Brown đã mời gọi thành công Alexander Chancellor - cựu Biên tập viên Old Etonian của tờ The Spectator - đến The New Yorker và giao cho ông phụ trách mục “Talk of the Town” ghi nhận cuộc sống ở Manhattan. Ngay sau khi gia nhập tờ báo Mỹ, ông Chancellor (qua đời năm 2017), chia sẻ với đồng nghiệp rằng ông tình cờ biết được một câu chuyện rất bất ngờ: Một cây thông Noel khổng lồ bên ngoài Trung tâm Rockefeller. Đây vốn là truyền thống ở New York, bắt đầu từ năm 1931. Bài báo đương nhiên âm thầm bị gỡ bỏ và ông Chancellor mất việc vài tháng sau đó.

Vô vàn trở ngại

Đợt khan hiếm nhân sự mới trong ngành tin tức của Mỹ được xem là lời giải thích hợp lý cho làn sóng tuyển dụng các nhà báo Anh thời gian gần đây, theo New York Times. Bà Tucker và ông Thompson đã giám sát việc sa thải và cắt giảm ngân sách; ông Lewis cảnh báo nhân viên rằng Washington Post đã lỗ 77 triệu USD trong năm ngoái và lượng độc giả của tờ này đã giảm 50% kể từ năm 2020.

Trong khi các nhà báo Anh đã quen với cạnh tranh gay gắt và quy tắc báo chí ở Anh không phải lúc nào cũng phù hợp với tiêu chuẩn của Mỹ. Tại Washington Post, một số cách thức tác nghiệp của ông Lewis đã khiến bộ phận tin tức này lo lắng.

Gần đây, tờ New York Times thông tin, ông Lewis đã thúc giục cựu chủ bút Washington Post Sally Buzbee không đưa tin về phán quyết của tòa án về việc ông dính líu đến vụ bê bối nghe lén điện thoại của Rupert Murdoch ở Anh. Một phóng viên của NPR sau đó tiết lộ, ông Lewis đã đề nghị một cuộc phỏng vấn độc quyền nếu phóng viên này đồng ý từ bỏ một bài báo về vụ bê bối.

New York Times lưu ý, những phương pháp này có thể được chấp nhận tại một số tờ báo ở London, nơi chủ sở hữu của các hãng tin ít do dự trong việc đưa tin. Trong khi đó, tại các hãng tin ở Mỹ, những hành động kể trên, cũng như việc trả tiền để lấy thông tin, là điều cấm kỵ. Tại The Telegraph, ông Lewis được cho là đã chi 110.000 bảng Anh (khoảng 140.000 USD) cho những tài liệu vạch trần nạn tham nhũng trong quốc hội. Trong vụ việc này, các đối thủ của ông tại The Sun và The Times of London đã chùn bước khi thương lượng. Robert Winnett - Phóng viên của Telegraph, người đã tham gia giành được những tài liệu trên - sẽ trở thành chủ bút của Washington Post vào cuối năm nay.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Vai trò của báo chí trong việc bảo vệ công nhân lao động

Kiến Thụy |

Trong xã hội hiện đại, báo chí là một tiếng nói có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Với người lao động, báo chí chính là "ngòi bút bảo vệ", là tiếng nói đồng hành, đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của họ. Lịch sử Việt Nam đã chứng kiến biết bao lần "ngòi bút" ấy lên tiếng, góp phần bảo vệ và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Báo chí đưa tin phải mới, nhanh, chính xác và đứng về phía sự thật

Lê Thanh Phong |

Trong bài viết “Cơ chế “lưỡng tính” là cải cách có tính đột phá cho báo chí” của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam có một ý quan trọng: “Trước đây, chỉ có báo chí viết bài, nay nhiều người viết trên mạng thì báo chí phải có công cụ công nghệ để đánh giá được xu thế thông tin, tâm trạng người dân trên không gian mạng để viết bài định hướng dư luận”.

Giảng viên tiếng Việt tại Nga và kỷ niệm hơn 10 năm viết bài cho Báo Lao Động

Lâm Tuyền (thực hiện) |

Ngày 16.6.2024, Việt Nam và Liên bang Nga kỷ niệm 30 năm ký kết “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và LB Nga”. Nhân dịp này, tôi có cuộc phỏng vấn chị Elena Zubtsova - từng là cộng tác viên thân thiết của Báo Lao Động, một trong những nhà Việt Nam học của Nga được nhiều người biết tới hiện nay.

Bão số 4 gây mưa, vườn nhà dân xuất hiện hố sụt lún

HƯNG THƠ |

Ảnh hưởng bão số 4 đã gây mưa, khiến 1 hố sụt lún xuất hiện ở vườn nhà dân ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Dự án 3 lần lùi tiến độ bị thanh tra toàn diện tại Quảng Nam

Lam Duy |

Dự án của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Viesky bị thanh tra toàn diện tại Quảng Nam có 3 lần xin điều chỉnh tiến độ.

Một nhà hàng ở Yên Bái bị tố chặt chém đoàn từ thiện bão lũ

Trần Bùi |

Một nhà hàng trên địa bàn TP Yên Bái bị đoàn khách từ thiện tố "chặt chém" khi thu hóa đơn tới gần 5 triệu đồng cho bữa cơm 12 người.

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay

ĐÌNH TRỌNG |

Cơ quan chức năng tại tỉnh Bình Dương cho biết, sáng nay (19.9), bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sau khi được xét giảm án.

Bão số 4 chưa vào, cây cối ở Quảng Bình đã bật gốc

CÔNG SÁNG |

Bão số 4 chưa vào, cây cối tại đường Võ Thị Sáu (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đã bật gốc.

Vai trò của báo chí trong việc bảo vệ công nhân lao động

Kiến Thụy |

Trong xã hội hiện đại, báo chí là một tiếng nói có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Với người lao động, báo chí chính là "ngòi bút bảo vệ", là tiếng nói đồng hành, đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của họ. Lịch sử Việt Nam đã chứng kiến biết bao lần "ngòi bút" ấy lên tiếng, góp phần bảo vệ và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Báo chí đưa tin phải mới, nhanh, chính xác và đứng về phía sự thật

Lê Thanh Phong |

Trong bài viết “Cơ chế “lưỡng tính” là cải cách có tính đột phá cho báo chí” của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam có một ý quan trọng: “Trước đây, chỉ có báo chí viết bài, nay nhiều người viết trên mạng thì báo chí phải có công cụ công nghệ để đánh giá được xu thế thông tin, tâm trạng người dân trên không gian mạng để viết bài định hướng dư luận”.

Giảng viên tiếng Việt tại Nga và kỷ niệm hơn 10 năm viết bài cho Báo Lao Động

Lâm Tuyền (thực hiện) |

Ngày 16.6.2024, Việt Nam và Liên bang Nga kỷ niệm 30 năm ký kết “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và LB Nga”. Nhân dịp này, tôi có cuộc phỏng vấn chị Elena Zubtsova - từng là cộng tác viên thân thiết của Báo Lao Động, một trong những nhà Việt Nam học của Nga được nhiều người biết tới hiện nay.