Làm gì để giữ thăng bằng tinh thần trong đại dịch?

Bs Bình Nguyên |

Ngày 14.8, một F0 nữ 37 tuổi được đưa vào khoa Hồi sức cấp cứu 7A, bệnh viện hồi sức COVID-19 TP.Thủ Đức. Tại khoa, bệnh nhân biểu hiện rối loạn tri giác: Không nhận biết được không gian, thời gian, nhận biết người nhà và bản thân lơ mơ; chống đối uống thuốc, tự ý tháo máy thở oxy lưu lượng cao (HFNC); nhiều lần có ý định nhảy lầu, cắn lưỡi, vì cho rằng chồng và con đã chết vì COVID.

1. Thực sự thì chồng và con chị đã xuất viện ở một bệnh viện khác trước khi chị ra viện ít ngày. Phải rất vất vả với hội chẩn chuyên khoa Tâm thần, dùng thuốc an thần kinh kết hợp liệu pháp tâm lý và giám sát liên tục 24/24h, các bác sĩ mới ngăn chặn được cái chết của chị. Ý tưởng và hành vi tự sát là cấp cứu số 1 trong Tâm thần học bởi đó là “ý chí” mãnh liệt nhất nếu xuất hiện ở bệnh nhân loạn thần nặng, họ tìm đến cái chết rất nhanh làm bàng hoàng người thân. Ở bệnh viện tâm thần, có những buồng riêng để “cố định” và không có bất kỳ vật dụng gì kể cả đũa tre, thìa nhôm... để những bệnh nhân này có thể tự sát; ngay lập tức dùng sốc điện để loại bỏ ý tưởng tự sát của họ trong một, hai ngày. Nhưng bệnh viện hồi sức COVID thì lấy đâu ra buồng riêng và không có bác sĩ nào “to gan” dám dùng sốc điện vì chắc chắn bệnh nhân sẽ tử vong ngay lần sốc đầu tiên, bởi phổi đã tổn thương do COVID! Sau hơn một tháng điều trị bệnh COVID và rối loạn tâm thần, chị khỏi bệnh, tỉnh táo, tri giác đúng. Ngày ra viện, người phụ nữ khóc rất nhiều và luôn miệng xin lỗi... “Cảm ơn các bác sĩ đã cho em được sống lại, đã sinh em ra lần nữa. Em rất xin lỗi vì lúc mới vào viện, em quá hoảng loạn nên có những hành vi chống đối”, chị viết trong thư gửi lại...

Từ khi thành lập cuối tháng 4 đến đầu tháng 6, khu cách ly bệnh viện Tâm thần Hà Nội đã nhận 22 bệnh nhân khởi và tái phát bệnh tâm thần do lo sợ bệnh và dịch COVID-19. Người đầu tiên là bệnh nhân nữ tên H, 21 tuổi, lớn lên ở trung du, mới xuống Hà Nội làm ở quán karaoke. Trong phòng cách ly cô kích động mạnh, không ngừng la hét, chửi bới, dọa đập đầu vào tường, đòi về, không hợp tác điều trị... Cuối tháng 4, khi đợt dịch mới xuất hiện, cô có nhiều biểu hiện lo lắng về công việc mình làm có khả năng lây nhiễm cao, sinh ra ăn, ngủ rất kém, luôn lo sợ bị đưa đi cách ly; thường xuyên lo lắng, căng thẳng vì thu nhập giảm sút và sợ mất việc. Một người bạn rủ rê dùng chất kích thích cho đỡ buồn, cô làm theo ngay để mong thoát khỏi sợ hãi. Ít lâu sau, cô thường xuyên “nghe” có tiếng người nói trong đầu và “tiếng nói” mỗi ngày một nhiều hơn; đến xuất hiện cảm giác có người đuổi theo để đánh, bắt cóc. Tình trạng hoảng loạn ngày càng tăng làm ngay cả vệ sinh cá nhân cũng kém dần. Không lâu sau, quán phải đóng cửa, cô đi lang thang trong tình trạng bệnh ngày một nặng. Cơ quan chức năng phát hiện, đưa H vào khu cách ly bệnh viện Tâm thần Hà Nội cuối tháng 4.2021 vì thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm COVID-19, tuy nhiên cô không nhiễm.

Một nam thanh niên tên N, 27 tuổi, đang lao động ở nước ngoài, do dịch bùng phát phải về Việt Nam. Khi đang cách ly tập trung ở quận Tây Hồ, Hà Nội, biểu hiện rối loạn tâm thần của N bắt đầu xuất hiện và ngày càng nặng. Ban đầu là mất ngủ, kém vệ sinh cá nhân, rồi đến nói lảm nhảm, đi lại như xác sống cả ngày lẫn đêm... Sau một tuần điều trị, tình trạng rối loạn tâm thần của N ổn định, được trở lại khu cách ly quận Tây Hồ.

2. Garret Winton, 22 tuổi, ở thành phố Tallahassee, bang Florida, Mỹ, nằm cuộn tròn trên giường, đặt ngón tay vào cổ, đếm được mạch đập khoảng 130 nhịp/phút - dấu hiệu của cơn hoảng loạn. Đây là lần thứ 4 trong tuần Winton gặp tình trạng này, bởi chứng rối loạn lo âu ở anh ngày càng tăng trong đại dịch. Winton được phát hiện mắc chứng lo âu từ khi học cấp 2 và bệnh tình thuyên giảm do điều trị trong những năm đại học, nhưng tái phát mất kiểm soát từ khi bùng dịch, với những cơn thở gấp, chóng mặt, hoa mắt. Buổi chiều, khi ở trong phòng một mình, các yếu tố gây căng thẳng cùng lúc ập đến: Tình trạng cô lập, lỡ ca làm việc; sợ tiếp xúc với người xung quanh và không gian công cộng; kỹ năng xã hội giảm sút; hoặc run chân tay khi đi trên phố đông đúc, lên cơn thở gấp khi đang ăn với bạn... Có 9-10% thanh, thiếu niên Mỹ gặp phải tình trạng tương tự, dù trước dịch không mắc chứng rối loạn lo âu.

Theo khảo sát ở các bệnh viện hồi sức COVID-19, có 16,7% bệnh nhân bị phản ứng stress cấp (ví dụ bệnh nhân 37 tuổi nói trên); 20% trầm cảm và 53,3% rối loạn lo âu... Đặc biệt, những người từng thở oxy dòng cao, qua mặt nạ hoặc máy, tỉ lệ rối loạn lo âu kết hợp với trầm cảm tới 66,7%. Nhiều F0 biểu hiện rối loạn lo âu, căng thẳng, mất ngủ trầm trọng, đau đầu kéo dài, hoảng loạn, trầm cảm, không ăn uống, đòi về nhà... Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa tâm lý học, đại học khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, cho biết, có ngày ông nhận tin hai bệnh nhân COVID nam nhảy lầu! Căn nguyên tâm lý đưa đến rối loạn tâm thần ở người bệnh COVID-19 đang và sau điều trị là những stress: Sợ chết; nỗi đau khi mất người thân vì COVID-19 nhưng họ không thể nhìn mặt lần cuối hay làm đám tang; lo dịch bệnh kéo dài; việc làm giảm sút hoặc mất, thu nhập ít đi hoặc không có, nợ nần; mặc cảm bệnh truyền nhiễm và kỳ thị; nhớ người thân và thiếu sự chăm sóc, gần gũi của họ; cuộc sống gián đoạn, đảo lộn...

Khảo sát của trường y tế công cộng Mailman, đại học Columbia, New York, Mỹ, trên gần 900 bệnh nhân sau 2 tháng có kết quả  dương tính với SARS-CoV-2 cũng thấy: 17% phản ứng stress cấp, 26% trầm cảm, 22% rối loạn lo âu, đã công bố trên Tạp chí Medscape Medical News. Bác sĩ Mauricio J. Castaldelli Maia, khoa Dịch tễ, trường Mailman, nhận định trên Tạp chí: “Chúng tôi thấy các triệu chứng trầm cảm, lo âu, phản ứng stress cấp và rối loạn stress sau sang chấn (biểu hiện chậm, kéo dài hơn phản ứng stress cấp) có mức độ rất nặng ở nhiều bệnh nhân”.

3. Những rối loạn tâm thần sinh ra do dịch bệnh COVID-19 mà ngoài những thể nặng trên còn nhiều thể bệnh khác thuộc “Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể” trong Phân loại bệnh tâm thần quốc tế lần thứ 10 hiện hành với nhiều chục thể bệnh. Bệnh tâm căn là bệnh có căn nguyên tâm lý và các triệu chứng dạng cơ thể là những rối loạn hoạt động sinh tồn, ví dụ cơn tim đập nhanh hoặc cơn thở gấp... nói trên... Xuất hiện những bệnh cảnh khác nhau phụ thuộc vào nhân cách (khí chất hay loại hình thần kinh) hình thành trong quá trình trưởng thành ở từng người với các đặc điểm mạnh, yếu, thăng bằng, linh hoạt và loại stress (mạnh, yếu, ngắn, dài), nhưng ngay cả người có loại hình thần kinh dễ tổn thương nhất là yếu, không thăng bằng, không linh hoạt vẫn có thể không bị rối loạn tâm thần nếu xác định đúng.

Đó là: 1. Chưa chắc đã nhiễm COVID, ví dụ ngày 22.9, TPHCM có số ca nhiễm mới cao là 5.435, với tỉ lệ nhiễm ở “vùng đỏ” 0,7%, “vùng cam” 0,3%; vùng xanh 0,2%. 2. Bị nhiễm chưa chắc đã nặng: Ngày 20.9, TPHCM có 102.967 người ở các “tầng” phân loại COVID, số ca phải hỗ trợ hô hấp là 17,6%/102.967 và 7%/số nằm viện; với biến chủng Delta, tỉ lệ cấp cứu cũng chỉ 5,7%; 9,5% cần hỗ trợ oxy các mức độ (Bộ Y tế). 3. Tỉ lệ tử vong tính đến 21.9 là 2,5% và hiện đang giảm mạnh. Mặt khác, khi tiêm vaccine bao phủ diện rộng với số người tiêm đủ liều tăng nhanh, số nhiễm, biểu hiện nặng, tử vong càng giảm...

Thực hiện đúng 5K, tập luyện thể chất và tự trấn an bản thân đúng mực thì không có gì phải sợ!

Bs Bình Nguyên
TIN LIÊN QUAN

An ninh, phát triển bền vững tại Châu Á trong thực tế mới hậu đại dịch

Thanh Hà |

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang khẳng định cam kết của Việt Nam với tiến trình và các mục tiêu của CICA, quyết tâm cùng các nước tăng cường đoàn kết, lòng tin, hợp tác vì hoà bình và phát triển của Châu Á và trên thế giới.

Đại dịch COVID-19 khiến tuổi thọ giảm mạnh nhất kể từ Thế chiến 2

Bảo Châu |

Đại dịch COVID-19 khiến tuổi thọ giảm mạnh nhất trong năm 2020, kể từ Thế chiến 2, theo nghiên cứu mới.

Molnupiravir - một trong các công cụ góp phần kiểm soát đại dịch

PGS.TS Lê Minh Trí và cộng sự - Khoa Y, ĐHQG TPHCM |

Molnupiravir là một loại thuốc kháng virus đang được sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà ở Việt Nam. Thuốc này được kỳ vọng sẽ giúp giảm tỉ lệ chuyển nặng của bệnh nhân và kéo giảm tỉ lệ tử vong xuống mức thấp, là một chìa khóa quan trọng góp phần kiểm soát dịch bệnh.

Liên Hợp Quốc cam kết hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch

Ngọc Vân |

Tổng Thư ký António Guterres khẳng định Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch, đồng thời luôn sát cánh, đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch.

Liên Hợp Quốc khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó đại dịch

Ngọc Vân |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Liên Hợp Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới, nhất là để hỗ trợ triển khai chiến dịch tiêm vaccine rộng rãi cho người dân.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

An ninh, phát triển bền vững tại Châu Á trong thực tế mới hậu đại dịch

Thanh Hà |

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang khẳng định cam kết của Việt Nam với tiến trình và các mục tiêu của CICA, quyết tâm cùng các nước tăng cường đoàn kết, lòng tin, hợp tác vì hoà bình và phát triển của Châu Á và trên thế giới.

Đại dịch COVID-19 khiến tuổi thọ giảm mạnh nhất kể từ Thế chiến 2

Bảo Châu |

Đại dịch COVID-19 khiến tuổi thọ giảm mạnh nhất trong năm 2020, kể từ Thế chiến 2, theo nghiên cứu mới.

Molnupiravir - một trong các công cụ góp phần kiểm soát đại dịch

PGS.TS Lê Minh Trí và cộng sự - Khoa Y, ĐHQG TPHCM |

Molnupiravir là một loại thuốc kháng virus đang được sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà ở Việt Nam. Thuốc này được kỳ vọng sẽ giúp giảm tỉ lệ chuyển nặng của bệnh nhân và kéo giảm tỉ lệ tử vong xuống mức thấp, là một chìa khóa quan trọng góp phần kiểm soát dịch bệnh.

Liên Hợp Quốc cam kết hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch

Ngọc Vân |

Tổng Thư ký António Guterres khẳng định Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch, đồng thời luôn sát cánh, đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch.

Liên Hợp Quốc khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó đại dịch

Ngọc Vân |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Liên Hợp Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới, nhất là để hỗ trợ triển khai chiến dịch tiêm vaccine rộng rãi cho người dân.