"Mỗi người đều là nhân vật chính trong cuốn sách của đời mình"

KIỀU BÍCH HẬU thực hiện |

Lần đầu gặp nhà văn Bắc Sơn, tôi chú ý đến mái tóc trắng cước của ông. Bỗng nhớ lời nhà văn Nguyễn Đắc Như từng bảo: “Trong làng văn Việt Nam, anh phục nhà văn Bắc Sơn lắm, viết đều, khỏe, vạm vỡ, mà toàn viết tay". Thế rồi, tôi được gặp Bắc Sơn nhiều hơn, ngắm cuốn tiểu thuyết “Lính tăng” ông gửi xét giải thưởng văn học Mekong, lại được đọc cuốn “Bảy nổi ba chìm” về đời ông, mà cuốn nào cũng hơn 500 trang cả, nhờ thế tôi hiểu hơn màu tóc của ông.

Ông có hàng chục năm giảng dạy rồi tham gia quân ngũ, những năm tháng ấy để lại trong ông những bài học, những giá trị gì trong đời?

Chân dung nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chân dung nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

- Tôi đi dạy học từ năm 1962, mà là dạy Sư phạm Trung cấp, giáo sinh tốt nghiệp sẽ dạy cấp 2. Nên tự mình phải tu luyện từ tác phong, lời ăn tiếng nói, cử chỉ phải chuẩn mực cho các em học. Đưa vở cho thầy một tay. Thầy đón bằng cả hai tay. Em nữ giơ tay xin kiểm tra miệng: “Tôi chỉ kiểm tra miệng một người thôi. Với các em, chỉ kiểm tra nói!” Dạy bằng thực tế như thế nhớ lắm. Ý thức tự tu luyện có tác dụng hơn làm theo yêu cầu của tổ chức nhiều.

Thời ấy, chưa biết như giờ, coi mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Song, trong suốt mấy chục năm dạy học chưa bao giờ tôi buộc một em nào phải kiểm điểm. Kể cả trường hợp lấy cắp học phí của cả lớp. Chỉ bằng quan sát, dùng phép loại trừ và bằng cảm nhận riêng, giữ em ấy lại, mặt đối mặt thuyết phục.

Nếu tự giác trả, sẽ không kỉ luật. Tôi thề! Thề danh dự. Nó nắm lấy tay thầy khóc nức lên, đưa gói tiền trong cặp vẫn khư khư ôm trước ngực. Bạn hỏi giá trị e to quá. Giờ ta lại đang hội thảo về mấy hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam.

Với tôi, kinh nghiệm máu thịt của nghề dạy học là quan hệ giữa thầy và trò là quan hệ giữa người và người. Phải có cái nhìn tôn trọng, nhân ái nên nói chung và nói riêng, cả sau này có hai nhiệm kỳ làm Phó hiệu trưởng trưởng cấp 3 Chu Văn An (Hà Nội), chưa bao giờ xảy ra hiện tượng tiêu cực. Tôi thấm thía lắm ca từ trong “Bài ca Người giáo viên nhân dân” của nhạc sĩ Hoàng Vân: “Yêu người bao nhiêu, ta càng yêu nghề bấy nhiêu.”

Tôi nhập ngũ tháng 5.1972 khi vợ mang thai cháu thứ hai. Thú thật là thời điểm ấy, trong lòng không hát “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” nhưng vẫn quán triệt tinh thần: “... nhiệm vụ nào cũng hoàn thành...” Chả thế, chiều muộn 30 Tết, tôi đèo một ba lô tiền trên xe đạp, không có vũ khí cá nhân vẫn từ Hà Nội đạp xe lên Lạng Sơn, vào một đơn vị bộ đội ở sân bay Kép (Bắc Giang) ngủ nhờ, sáng mùng 1 Tết về đơn vị. Các thủ trưởng ngạc nhiên lắm. Nhận thức chỉ đạo hành vi. Hành vi làm nên thói quen, kinh nghiệm, bài học cho riêng mình thôi.

Nghề văn đến với ông như thế nào? Bắt đầu từ đâu?

- Câu hỏi to tát quá! Được học nghề dạy học. Dạy học chỉ nói và viết bảng. Lúc làm bộ đội xăng dầu, lần đầu tiên (năm 1972) mới có bài viết trên bản tin “Chiến sĩ Hậu cần”. Xuất ngũ, lại trở về dạy học mới viết báo và đề tài giáo dục. Rồi viết về ngôn ngữ cho mục “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Viết ký, truyện ngắn. Được vào Hội (năm 2002). Về hưu mới có thời gian vật chất rảnh rang để viết tiểu thuyết.

Đời và văn của Nguyễn Bắc Sơn qua hồi ký “Bảy nổi ba chìm“. Ảnh: Kiều Bích Hậu
Đời và văn của Nguyễn Bắc Sơn qua hồi ký “Bảy nổi ba chìm“. Ảnh: Kiều Bích Hậu

Cuốn đầu tiên “Luật đời và Cha con” được dư luận chào đón, tái bản, VTV1 chuyển thể thành phim truyền hình 26 tập Luật đời, được bạn xem bình là phim truyền hình hay nhất năm 2007. Hăng hái viết tiếp tập 2 Lửa đắng, rồi hai bộ Gã Tép Riu, Vỡ vụn, Cuộc vuông tròn và... Cả ba bộ đều được giải.

Con đường đến nghề văn như thế là đúng quy luật. Có chút thành tựu ấy là nhờ tự học. Học lỏm, học mót. Cả những tác phẩm theo mình là dở cũng cho những bài học. Vào nghề mới biết tạng mình không hợp với truyện ngắn mà với tiểu thuyết.

Động lực nào khiến ông viết “Bảy nổi ba chìm"? Ông có thể cho bạn đọc biết cảm xúc của mình khi viết?

- Người ta, nửa đời đã phải ngoái đầu nhìn lại. Gần 80 là tổng kết được rồi. Cũng là học thầy Ma Văn Kháng viết “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương” đấy. Bà Chúa thơ Nôm ví cái bánh trôi nước như thân phận mình: “Bảy nổi ba chìm với nước non”. Các cụ ta thì nói: “Ba chìm, bảy nổi chín cái lênh đênh”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa bảo: “Bác thì Bảy nổi ba chìm chứ em thì Bảy chìm ba nổi”. Nói vui thế thôi, thần đồng thơ ấy từ bé đến giờ toàn nổi đấy chứ.

Đặt bút viết, bao nhiêu kỉ niệm ùa về. Chỉ việc chọn lựa, sắp xếp lại. Mỗi người đều là nhân vật chính trong cuốn sách của đời mình mà. Hào hứng, hớn hở, cả hí hửng nữa. Bởi cứ tưởng Nhà nước đặt hàng kia. Ai ngờ, đến nhà xuất bản thứ năm mới xong chạy mất. Gần nửa năm. Đành tự an ủi: “Người ta tiền tỉ, trăm, ngàn tỉ trong ngân hàng. Chú chỉ có 25 cuốn sách trong Thư viện Quốc gia thôi”. Nhắm mắt xuôi tay được rồi!

Trong "Bảy nổi ba chìm" ông xưng chú?

- Tôi từng viết Đoàn thiếu nhi nghệ thuật do Bác Hồ đặt tên (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2020). Là trưởng ban liên lạc cựu thanh niên tình nguyện Lưu Hữu Phước thời chống Pháp, lại út ít nên xưng chú với các anh chị lớn gần 90, có người hơn 100 tuổi là phải đạo. Giờ xưng chú với bạn đọc cũng là một sự khiêm nhường, khiêm tốn chứ không có ý chơi chữ “chú” đối lập với “bác”. Vì tên khai sinh của tôi là Công Bác, với nghĩa công bằng bác ái kia!

Những chuyến đi nước ngoài của ông... khiến ông thay đổi tư duy như thế nào?

- Hầu hết là công việc của Diễn đàn nhà báo môi trường Việt Nam. Càng đi nhiều, càng thấy mình dốt. “Đi cho biết đó biết đây. Ở nhà với vợ biết ngày nào khôn”. Cái của họ làm đã hơn mình nhiều lắm. Nhưng cách họ làm thì phong phú, đa dạng, đa chiều hơn mình nhiều lắm lắm. Nó giúp mình, trước hết là điều chỉnh, thay đổi cách tiếp cận cuộc sống. Đừng bao giờ áp đặt. Cứ để bản thân sự việc dạy khôn thôi. Chân lí vốn là cụ thể mà!

Ông từng tham gia công tác quản lí báo chí, xuất bản, bản quyền...

- Mười năm “Cuối cán đầu binh”, gặp nhiều vấn đề thuộc về quản trị Nhà nước về lĩnh vực này mà tựu trung là duy ý chí, không tôn trọng quy luật nên tôi đã đề xuất một số giải pháp và thực tế, sau đó được thực hiện.

Ví dụ cấm tư nhân dùng ăng ten pa ra bôn. Ví dụ quy ước về việc cưới của Hà Nội. Ví dụ việc nộp lưu chiểu sách. Ví dụ việc một điều cấm trong Luật Báo chí và Xuất bản diễn đạt không phù hợp. Ví dụ nghị định về biển hiệu phải sửa...

Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là mạng xã hội, nói quá lên là người người viết báo. Việc tôi đề xuất chỉ có thể lập chế độ hậu kiểm trên báo Nhân Dân ngày 10.2.2021 càng đúng. Cần xã hội hóa việc hậu kiểm và có cơ chế thưởng phạt làm sao phải cạch đến già!

Dự kiến của ông trong năm tới?

- Năm 2019, Tạp chí Hồn Việt có thông tin: Một đại gia Trung Quốc chết đi để lại 1,9 tỉ USD. Bà vợ sau đó lấy... lái xe của chồng. Chồng mới của bà bảo: Cứ tưởng, cả đời mình phải phục vụ ông ấy. Hóa ra cả đời ông ấy phục vụ tôi”. Thông tin ấy gợi ý cho tôi viết cuốn tiểu thuyết tiếp theo. Hy vọng được bạn đọc đón nhận.

Trân trọng cảm ơn ông!

KIỀU BÍCH HẬU thực hiện
TIN LIÊN QUAN

“Bảy nổi ba chìm” của nhà văn Bắc Sơn

Việt Văn |

Chỉ nói riêng về sức lao động trong làng văn, nhà văn Bắc Sơn là một “phu chữ” đáng nể với hàng loạt cuốn tiểu thuyết dày dạn như “Luật đời & cha con”, “Lửa đắng”, “Gã tép riu”, “Vỡ vụn”, “Cuộc vuông tròn”… Một số cuốn đã được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Mới nhất, cuối năm 2022, ông lại cho ra mắt cuốn hồi ký “Bảy nổi ba chìm” ngót nghét 500 trang.

Trung tướng, Nhà văn Hữu Ước: "Lê Lựu là nhà văn nhiều nước mắt"

Hương Mai |

Những ngày tháng cuối đời của Nhà văn Lê Lựu, Trung tướng, Nhà văn Hữu Ước là người thường xuyên đến thăm hỏi và động viên ông nhất.

Nhà văn Lê Lựu: Nhân vật đặc biệt của văn học Việt Nam

Hải Minh |

Theo lời Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Nhà văn Lê Lựu là một nhân vật đặc biệt của văn học Việt Nam.

Siêu máy bay C17 đưa sĩ quan Việt Nam đi gìn giữ hòa bình

VƯƠNG TRẦN - HẢI NGUYỄN |

Máy bay siêu vận tải C17 của không quân Australia sẽ chở các chiến sĩ "mũ nồi xanh" Việt Nam lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Cựu sếp Nhà Xuất bản Giáo dục nhận hối lộ đều đặn

Việt Dũng |

Suốt quá trình tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng các gói thầu tổng trị giá cả nghìn tỉ, hàng năm ông Nguyễn Đức Thái nhận hối lộ tới 20 tỉ của nữ đối tác.

Cả gia đình thoát nạn lở đất nhờ sơ tán kịp thời

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một gia đình may mắn thoát nạn bởi mới di dời khỏi căn nhà được vài chục phút thì lở đất ập tới làm sập nhà.

Nhanh chóng khắc phục sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Sau nỗ lực xuyên đêm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản khắc phục xong sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã (đoạn qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc).

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

“Bảy nổi ba chìm” của nhà văn Bắc Sơn

Việt Văn |

Chỉ nói riêng về sức lao động trong làng văn, nhà văn Bắc Sơn là một “phu chữ” đáng nể với hàng loạt cuốn tiểu thuyết dày dạn như “Luật đời & cha con”, “Lửa đắng”, “Gã tép riu”, “Vỡ vụn”, “Cuộc vuông tròn”… Một số cuốn đã được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Mới nhất, cuối năm 2022, ông lại cho ra mắt cuốn hồi ký “Bảy nổi ba chìm” ngót nghét 500 trang.

Trung tướng, Nhà văn Hữu Ước: "Lê Lựu là nhà văn nhiều nước mắt"

Hương Mai |

Những ngày tháng cuối đời của Nhà văn Lê Lựu, Trung tướng, Nhà văn Hữu Ước là người thường xuyên đến thăm hỏi và động viên ông nhất.

Nhà văn Lê Lựu: Nhân vật đặc biệt của văn học Việt Nam

Hải Minh |

Theo lời Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Nhà văn Lê Lựu là một nhân vật đặc biệt của văn học Việt Nam.